Truyện Ngắn


Những chuyện tháng Tư 2011

Thu Nga

Nhận được cú phone của anh S., tôi bàng hòang tưởng mình nghe nhầm, bèn hỏi lại: “Ông L. của mình hả?”; tiếng ông S. lập lại: “Thì L. của mình chớ L. nào?” Tôi hỏi: “Tại sao chết? Chết bất tử vậy?“. Ông S. cười: “Thì chết chớ sao!” Chắc anh cũng không biết trả lời như thế nào trước những câu hỏi lãng xẹt của tôi! Nhưng lúc đó, tôi thật bàng hòang. Trong nhóm 4 người lên chiếc tàu Anh Tuấn rời bến tàu gần kho 5 Khánh Hội ngày 29 tháng 4 năm 1975, bây giờ đã có 2 người bỏ anh em, bỏ bạn bè ra đi vĩnh viễn. Người thứ nhất là ông T., chết cách đây 4 năm vì bệnh ung thư và bây giờ là ông L., bể mạch máu não, như vậy chỉ còn 2 người ở lại là ông S. và nhà tôi!

Bình Luận: Biển Đông & Các Hành Động Mới

Thưa quý thính giả,
Cuối tháng 7 năm 2010, trước diễn đàn hội nghị khu vực ASEAN tại Hà Nội, ngoại trưởng Hoa Kỳ chính thức lên tiếng về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với lời lẽ khẳng định vấn đề gắn bó mật thiết tới quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và đạt mức ưu tiên trong đối sách quốc tế của quốc gia này. Cùng thời điểm đó, Hoa Kỳ đã điều động các hàng không mẫu hạm tới Biển Đông như một hành động biểu dương cụ thể ý chí ngăn cản mọi tham vọng giành trọn chủ quyền vùng biển này của Trung Quốc.
Cho tới thời điểm đó, Trung Quốc gần như thường xuyên xử dụng ưu thế sức mạnh hải quân so với các quốc gia Đông Nam Á tự tung tự tác trên Biển Đông. Thái độ của Hoa Kỳ khiến Trung Quốc phản ứng giận dữ nhưng theo ghi nhận của giới quan sát thì tình hình chung kể từ đó đã có phần thay đổi.

Bình Luận: Định Luật Bất Di Bất Dịch

Đúng như vế thứ hai của câu “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí", tai họa ít khi viếng người ta một lần - ai đã trải qua những sự xui xẻo trong đời thì thấy câu này cũng đúng lắm. Như tai hoa của dân Nhật Bản, sau trận thiên tai động đất, sóng thần và bây giờ hàng ngày phải đối diện với thảm họa phóng xạ, tiếp theo là những trận hậu chấn , cái nọ chưa hoàn hồn, cái kia đã đến! thì thấy rõ họa thường đến dồn dập. Những nạn nhân di tản sau trận động đất đầu tiên, nhiều người đã cố gắng trở về nhìn lại nơi mà mình đã sinh sống, dù bây giờ không còn một dấu vết nào của một thành phố phồn thịnh, với đời sống an vui, tràn trề hạnh phúc trước đây. Thân nhân của họ bây giờ cũng không còn nữa, có người tìm được xác, có người không biết người thân trôi giạt hay bị vùi dập nơi đâu. Trong số đó cũng có người luyến lưu, không nở bỏ đi xứ khác, làm lại cuộc đời.
Dân Nhật cũng như bất cứ dân tộc nào, nghèo hay giàu, không một ai muốn bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, dầu đất nươc có bị thiên tai hay nhân tai, họ vẫn ở lại để cùng chung sức vun xới, kiến thiết từ những hoang tàn đổ nát.

Bình Luận: Sau Vụ Án Cù Huy Hà Vũ

Thưa quý thính giả,
Phiên toà xử luật sư Cù Huy Hà Vũ đã qua hơn 10 ngày, nhưng cơn tác động hậu chấn có vẻ còn tiếp tục kéo dài.
Ngay trước khi phiên toà khai diễn, dư luận mọi giới đều khẳng định mục tiêu chủ yếu mà chính quyền Hà Nội nhắm tới là vận dụng phiên toà như một lời cảnh báo đối với mọi ý đồ chống đối xuất phát từ dân chúng. Nói một cách cụ thể thì chính quyền Hà Nội muốn trực tiếp đe doạ những người bất đồng chính kiến là hết thẩy sẽ bị trừng trị thẳng tay để phải sợ hãi mà ngậm miệng cúi đầu trước mọi hành vi cùng các mệnh lệnh xuất phát từ tập thể đương quyền. Vì thế, trong ngày khai diễn phiên toà đã có sự biểu dương ý chí bằng một lực lượng hàng trăm công an bên cạnh một đám đông xã hội đen sẵn sàng cho mọi hành động. Cũng cùng ý hướng đó, quan toà đã chứng tỏ thái độ bất chấp các thủ tục luật pháp, ngang nhiên tiến hành xét xử bằng cách không cho cả can phạm lẫn luật sư được lên tiếng.

Bình Luận: Qua Phiên Tòa Xử Cù Huy Hà Vũ

Thưa quý thính giả,
Giữa lúc bị cuốn hút theo các diễn biến tình hình Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt là tình hình căng thẳng tại Libya và Côte d’Ivoire, dư luận quốc tế vẫn không thể rời khỏi một sự việc xảy ra tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 vừa qua.
Vào ngày này, chính quyền Hà Nội đã đưa một người bất đồng chính kiến ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Trên thực tế, người bị đưa ra xét xử là luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt lúc 2 giờ trưa ngày 4 tháng 11 năm 2010, và chỉ riêng việc Công An thông báo về tội trạng vào thời điểm đó đã là một cơn hoả mù. Người ta chưa quên là ngay sau khi bắt người tại một khách sạn ở Sài Gòn, Công An đã cung cấp cho báo chí các tài liệu hình ảnh và lời xác định người bị bắt “có hành vi dâm ô, trụy lạc” với bằng chứng là có mặt một phụ nữ ở trong phòng, khi Công An xuất hiện.

Bình Luận: Libya Tiếp Tục Mù Tịt

Thưa quý thính giả,
Nhìn lại tuần qua, vấn đề Libya đã đạt một vài sự việc có vẻ khả quan đối với phe nổi dậy. Trước hết là các quốc gia đã đạt thoả thuận giành quyền chỉ huy chiến dịch thực hiện vùng cấm bay tại đây cho tổ chức NATO, cụ thể là đã giảm nhẹ mức độ phân tán trong hành động. Kế tục là Qatar, một quốc gia Trung Đông chính thức lên tiếng công nhận lực lượng nổi dậy là đại diện chính thức duy nhất của Libya. Như thế, ngoài Pháp đã có thêm một quốc gia trong vùng phủ định tính pháp lý của chính quyển Gadhafi và đặc biệt là tại hội nghị London ngày 29 tháng 3 vừa qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton cùng đại diện các quốc gia tham dự hội nghị đã chính thức hội kiến với nhân vật đại diện phe nổi dậy Libya để bày tỏ thái độ tán trợ yêu cầu thay đổi chính trị cho quốc gia này. Cũng tại hội nghị London, ngoại trưởng của 40 quốc gia tham dự đã hoàn tất việc thành lập một “nhóm công tác” gồm đại diện 20 quốc gia với nhiệm vụ phối hợp tìm một giải pháp chính trị cho Libya.

Bình Luận: Lòng Dân & Trở Lực

Thưa quý thính giả,
Sau khi Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết số 1973 vào giữa tuần qua, tình hình vùng Trung Đông nói chung và Libya nói riêng đã bước vào một thời kỳ mới. Tác động trực tiếp và tức khắc của sự việc này là chắc chắn phe nổi dậy tại Libya sẽ được bảo đảm tồn tại bất kể sức mạnh quân sự và mọi ý đồ tàn bạo của nhà độc tài Gadhafi. Nhưng vấn đề quan trọng là sau đó tình hình sẽ diễn tiến tới đâu?
Đây là câu hỏi đang làm nhức óc những người theo dõi thời sự và đang được trả lời theo nhiều cách dựa trên suy đoán về một số sự kiện thực tế diễn ra vào những ngày nối tiếp sự xuất hiện của không lực Anh-Pháp-Hoa Kỳ trên vùng trời Libya. 
Sự kiện đầu tiên được lưu ý là thái độ của Liên Đoàn Ả Rập qua tuyên bố chính thức của tổng thư ký tổ chức này là Moussa. Theo Moussa, các cuộc tấn công bằng không lực của Anh-Pháp-Hoa Kỳ đã vượt khỏi quy định ban hành vùng cấm bay của Liên Hiệp Quốc mà Liên đoàn Ả Rập ủng hộ là “chỉ nhắm bảo vệ thường dân chứ không phải dội bom lên đầu họ.” Trên thực tế, mọi cuộc oanh tạc hoặc không kích chắc chắn đều nhắm các mục tiêu quân sự nên lời tuyên bố nặng tính kích động và cố ý diễn tả sai thực tế của nhân vật cầm đầu Liên Đoàn Ả Rập đã được kể là có một dụng ý nào đó.