Huê' Trong Tôi

Printer-friendly versionPrinter-friendly version

 

Thu Nga
 
Mặc dù tôi không được lớn lên ở Huế, nhưng nhau và rốn của tôi đã được tự tay bà mụ chôn ở Hương Trà vì vậy nên xứ Huế vẫn là nơi cho tôi một sự thương yêu trìu mến nhiều nhất. Và tôi luôn tự hào mình là dân Huế chánh gốc. Có người Huế nào lại không tự hào và thương yêu nơi được mệnh danh là xứ thơ, xứ mộng? Và ai là ngườI Huế lại không thương bà mẹ Huế như tôi đang nhớ thương mạ của tôi đến quay quắt ruột gan!
 
Huếđã được không biết bao nhiêu văn thi sĩđã ca tụng đã dệt nên những áng thơ văn bất hủ, óng ả, láng mượt như một cô gái Huế có mái tóc thề xỏa chấm ngang lưng áo trắng!?
Nói đến Huế phải nhớđến con sông Hương và ngọn núi Ngự Bình, đó là những hình ảnh đã gắn liền vớI Huế. Giòng sông Hương đã được tả :
 
 ‘’Sông Hương nước chảy thành thơ’’.
‘’Nước chảy thành thơ’’ trên giòng sông phẳng lặng có cô gái chèo đò, giọng mái nhì , mái đẩy nhặt khoan gieo vào lòng khách nhàn du một cảm xúc thật êm đềm:
 
‘’Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn
Chéo qua Ngọc Trãn đến vạn Kim Long
Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành
Ðêm khuya một chiếc thuyền tình ngã nghiêng’’ (Ưng Bình Thúc Giạ)
 
Sông Hương đứng riêng thì có lẽ sẽ không trở thành một bức tranh thiên nhiên độc đáo của xứ Huế, nên ông tạo đã sinh ra một   núi Ngự, rất trữ tình đứng bên cạnh với một góc cạnh rất lạ mắt ‘’Núi Ngự Bình trước tròn sau méo’’.
 
Lúc nào nói về sông Hương, cũng có núi Ngự, như câu hò Huế óng mượt:
 
‘’Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấy rõ cho mình
Ðoái nhìn sông Hương nước chảy thành thanh
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu’’
 
Cô gái Huế tuy e ấp, mà lãng mạn, tuy ngây thơ nhưng ranh mãnh. Ðôi mắt đen láy tinh nghịch lúc nào cũng núp dướI chiếc nón bài thơ:
 
‘’...O cườI e ấp
Nón lá nghiêng vai
Mùi hương bồ kết
Thơm tóc o dài...’’ (SC)
 
Chiếc nón bài thơ của nàng tiểu thơ mang giòng họ Tôn Thất, đôi khi bị những cơn mưa làm ướt át, tội nghiệp, nhưng nên thơ:
 
‘’Huếđộng lòng mưa trút bụi mơ
Ngọc lăn trên tóc chảy theo bờ
Vai o cũng lạnh như vành nón
Lất phất mưa buồn vương áo tiểu thơ...’’ (Tâm Tưởng)
 
Những cô gái bận đồng phục trắng, nón lá trắng, chân đi guốc trắng làm bao chàng si tình mê mệt. Ngoài màu trắng học sinh, cô gái Huế còn yêu tha thiết một màu tím có tên ‘’màu tím Huế’’ mà thi sĩ Nguyễn Bính đã dệt nên những vần thơ:
 
‘’Thôi thế là em cách biệt rồi
Ðường đi mỗi bước lại xa xôi
Tím tím rừng chiều, tim tím núi
Tim tím chiều hôm, tim tím mai
 
Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
Ðêm tối kìa em tím rất nhiều
Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
Thư về em, tím nét thương đau
 
Mai một rồi đây làm cát bụi
Anh lại đường xa trải kiếp người
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Chiều hôm nhiều tím thế em ơi!’’
 
 
Mạ tôi quê ở An Cựu nên ‘’Sông An Cựu nắng đục, mưa trong’’ cũng làm cho tôi tự nhiên thương miền An Cựu da diết. Tôi tưởng tượng mạ tôi khi còn con gái, tóc chấm vai, mang trên thân thể mảnh mai chiếc áo dài màu tím dịu dàng. ‘’
 
‘’...Huế vẫn Huế trong ngọt ngào giọng nói
Trong đậm đà tà áo tím em bay...’’( Thúc Hà)
 
 Tôi cũng yêu màu tím những o gái Huế lớn lên ở Huế. Tôi say mê nghe mạ hò ru cháu ngủ vớI giọng Huếđặc như một miếng kẹo cau:
 
‘’Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ ai mong
Thuyền ai đậu bến bên sông
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non’’
 
Gia đình ba mạ tôi đã di chuyển từ Huế vào sống ở Tuy Hòa. Tôi nhớ mạ hay nhắc đến những địa danh của Huế và đôi mắt mạ mơ màng, vớI giọng nói ngọt ngào đặc Huế
 
 
‘’Ai xa Huết mà không nhớ Huế
Nhớ chuông chùa Diệu Ðế, nhớ Văn Lâu
Nhớ Trường Tiền da diết sáu nhịp cầu
Nhớ Kim Long, nhớ bến đò Thừa Phủ
Nhớ dốc Nam Giao, nhớ bờ sông Bến Ngự
Nhờ Hàng Bè, Thượng Tứ, nhớ Bao Vinh
...
Nhớ Tịnh Tâm, hồ sen bát ngát
Nhớđò Cồn, An Cựu, chợ Dinh
Nhớ con đường Vỹ Dạ bóng cây xanh
Nhớ Gia Hội, Ðông Ba, hàng me, Ðập Ðá,
Nhớ Ngự Viên, nhớ NộiI Thành, Mang Cá
Huế của ta ơi! Biết nhớ mấy cho vừa!...’’ (Hoàng Hương Trang)
 
 Mạ cũng như những ngườI Huế, thương Huế, yêu Huế, nhớ Huế và sống rất Huế. Mạđi mô cũng khoác vào chiếc ái dài trang trọng. Mạ nói, đàn bà con gái Huế ra đường không mặc áo dài coi rất ‘’dị’’. Tôi lớn lên thương chiếc áo dài vô kể. Tôi thương cả những món ngon, món lạ xứ Huế như món cơm muối Huế mà mạ nói chỉ có những ngườI trong ‘’Hoàng Phái’’ đã đằng các bậc vương giả, vua chúa mới nấu món ni. Tôi cười hích hích hỏi mạ: ‘’răng lại đãi muối? Muối mặn chết!’’. Mạ cười nói món cơm muối nấu rất công phu và phải nấu với thứ gạo đắt tiền được người ta tặng cho vua gọi là ‘’tiến cung’’ để làm tiệc cơm muối. Cơm muối cũng như bò bảy món bây giờ, nấu nhiều món chứ không phải bỏ muối vào cơm rồi thành ‘’cơm muối’’. Tôi lắc đầu nói không thích ăn cơm muối, chỉ thích bánh khoái, bánh bèo, bánh nậm mà thôi.
 
Mạ hay làm bánh bèo. Những cái chén nhỏ xíu, mỏng như tờ giấy ăn với tôm chấy ngon như thấy thiên đường nhưng không biết ăn bao nhiêu mới lưng lửng được cái bụng. Bánh nậm cũng mỏng không kém. Vét mòn cả lá chuối vẫn còn thòm thèm.
 
Mạ cũng hay làm nem. Nem Huế khác với nem Ninh Hòa, nem Bắc, nem Nam. Nem Huế ai ăn một lần rồi thì nhớ mãi hương vị ngọt ngào, chua chua, nhắc đến là vị giác phải làm việc tích cực ngay.
 
Một món ăn cũng thuần túy và nổi tiếng của Huế là bún bò Huế. Ăn bún bò của mạ phải xuýt xoa, phải hít hà, nước mắt chảy ròng ròng mà không thể ngừng được. Mùi thơm của sã, quyện mùi mắm ruốc đậm đà, nước lèo đỏ au màu ớt. Miếng thịt mềm nhưng vẫn sừng sực dòn, giò heo mềm nhưng không nát, đặt lên trên những cọng bún lớn, trắng phau phau ăn vớI rau chuối xắt thật nhỏ có nêm hành, ngò, rau răm...Những ngày trời lành lạnh ăn một tô bún bò Huế, hay ăn một cái bánh khoái thì thấy đờI sống không thể nào đẹp hơn. Không biết chữ ‘’khoái’’ ởđây có phải người Huế như mạ tôi phát âm từ chứ ‘’khói’’ như chữ ‘’nói’’ thành chữ ‘’noái’’ hay không?! Bánh khoái là bánh xèo của người trung và người nam, nhưng bánh xèo thì to còn bánh khoái chỉ nhỏ bằng cái đĩa nhỏ. Bánh được chiên vàng lườm, giòn được làm từ bột gạo, nhân chỉ có tôm và thịt heo, có người thêm một dúm nhỏ giá ở giữa, khi vàng, được gập lại làm hai. Bánh khoái ăn với nước lèo thật đậm vịăn với rau sống, khế, trái vả. Nước lèo để chấm phải chế biến từ tương, đậu nành có vị sền sền, thơm không chịu nổi. Ăn món nào của Huế cũng phải đi kèm với nhiều ớt thật cay mới đúng mùi vị Huế.
 
Huế còn   cơm Âm Phủ, cơm Hến...và còn nhiều nữa mà chỉ có những người dân Huế mới mê, mới nhớ, mới luyến tiếc, mới mơ tưởng nhưđối với sông Hương, núi Ngự..
Nhưng hãy dịu dàng cùng Huế vì người con gái Huế mong manh như tơ liễu, hãy thì thầm cùng Huế vì Huếđẹp như hơi sương trong đêm:
 
‘’Ðêm trườn dần vào sông Hương
Tiếng hò vỡ dướI gầm Tràng Tiền...’’
 
Huế ngày nào với lăng tẩm, tôn miếu, hoàng tộc, cung phi huyền hoặc:
 
‘’Khúc Nam Ai những cung phi góa bụa
Chèo thuyền vớt xác mình trên sông
Nhất dạ quân vương đất thần kinh
Người đi đi, làm thơ cho Huế tím...’’ (Phan Huyền Thư)
 
Nhớ lúc nhìn mạ tôi câm nín bên người chồng đào hoa tôi lại thấy mến câu thơ ‘’Huế như nàng tiên câm, khóc thầm không nói...(PHT)
 
 
Huếơi! Mạơi!
 
Thành phố Huế bây chừ thay đổi. Cung điện, lầu vàng nay đã có chủ mới. Sau 32 năm, gương mặt Huế hằn lên những nét già nua, bệnh hoạn. Cô gái Huế bây chừđã tàn phai nhan sắc như một cung phi già rủ xương chờđấng quân vương đến ban ơn mưa móc.
Những đứa con Huế lạc loài xa quê, nhớ làm sao:
 
‘’...Ai xa Huế mà không thương Huế
Thương mẹ già lặn lộI mùa đông
Thương em thơđi học mưa dầm
Thương chị, thương anh mùa hè cháy nắng
Thương bữa cơm nghèo, nồi canh mướp đắng
Thương dĩa mắm cà, con cá thệ kho khô
Huế của ta ơi, thương biết chừng mô!...(Hoàng Hương Trang)
 
 
Nay xa Huế, tôi nhớ mạ tôi, tôi nhớ Huế, mắt tôi cay cay:
 
‘’Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khĩ
Lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm trên cơ thể Việt Nam’’ (PHT)
 
Mạơi! Huếơi! Nhớ quá:
 
‘’Dốc Nam Giao còn cao mong đợi
Thuyền Bến Ngự còn đợi khách về
Người tình ơi! ơi người tình ơi!
Có nhớ xin trở về...’’
 
Con sẽ về quỳ bên mộ mạ, bên mộ ba nơi xứ Huế! Vết thương của Huế sẽđược lành lặn trở lại. Giải sông Hương sẽ reo vui cùng với cây xanh núi Ngự và Phú Văn Lâu sẽ rợp bóng cờ vàng!
 
Thu Nga