Bình Luận: Vắng Tiếng Loa Xưa

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Khi ánh nắng của cuối tháng 5 bắt đầu chiếu gay gắt là nước Mỹ sửa soạn chuẩn bị cho ngày lễ Memorial Day, ngày lễ để tưởng nhớ và ghi ơn những người lính đã hy sinh ở chiến trường bảo vệ quê hương và khắp nơi cho chính nghĩa Dân Chủ, Tự Do.  
 
Ngày lễ Memorial Day, trước đó có tên Decoration Day, do cựu chiến binh Liên bang miền Bắc Grand Army of the Republic thành lập để trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ hy sinh trong chiến tranh, sau 3 năm chấm dứt cuộc nội chiến Nam Bắc, chính thức tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 1968, đến năm 1882, được đổi thành Memorial Day, Chiến Sĩ Trận Vong và sau đó tổng thống Lyndon Johnson ký sắc luật kỷ niệm ngày này vào tháng 5, 1966 cho toàn quốc. Sau đệ nhất thế chiến kết thúc, ngày này để tưởng nhớ tất cả quân nhân tử nạn trong những cuộc chiến mà nước Mỹ tham dự; đến n ăm 1971, ngày Memorial Day đ ược công nhận là ngày lễ Quốc Gia rơi vào ngày thứ Hai cuối tháng 5.
 
 Theo tài liệu trên cho thấy, khi thống nhất 2 miền Nam Bắc, người dân Hoa Kỳ cùng sát cánh bên nhau xây dựng lại đất nước sau những năm dài nồi da xáo thịt giữa những người cùng chung huyết thống và cùng làm lễ tưởng niệm cho tất cả chiến sĩ cả 2 miền đã hy sinh trong cuộc nội chiến. Trong khi đó tại Việt Nam, sau tháng 4 năm 75, miền Bắc với sự viện trợ quân sự của Nga Tàu đã bội ước hiệp định Geneve, cưỡng chiếm miền Nam, cuộc chiến khốc liệt hơn 20 năm kết thúc, họ không những trả thù quân nhân miền nam khi còn sống, mà họ còn trả thù cả những người đã nằm xuống trong chốn mộ phần.
 
Những người đã hy sinh cho tổ quốc được an nghỉ trong các nghĩa trang quân đội và nhiều nhất là nghĩa trang quân đội Biên Hoà, nơi có 16,000 đến 18,000 tử sĩ đã được an táng. Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao, lối vào Thủ Đức có thể nhìn thấy từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà. Tại lối vào, sừng sững bức tượng một quân nhân với tư thế nghỉ ngơi, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị, ngồi đó như đang canh cho những linh hồn đồng đội được an giấc nghìn thu, và đó là tác phẩm “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, hoàn thành vào năm 1966, Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt. Nghĩa trang này trước kia ở Hạnh Thông
Tây, sau được dời về Biên Hoà vào ngày Quốc Khánh 1/11/1966. Bức tượng là một hình ảnh thân thương và linh thiêng của quân dân miền Nam, nhưng đau đớn thay, đã bị Cộng Sản giật sập sau khi cưỡng chiếm miền nam 30-4-75. Mấy năm gần đây người Việt tại hải ngoại ai ai cũng phẫn nộ khi hay tin Cộng Sản có ý định xoá sổ Nghĩa Trang Biên Hoà để biến nghĩa trang quân đội thành nghĩa trang dân sự. 
 
Đối với Cộng Sản với chủ nghĩa tam vô do Hồ Chí Minh lập ra: vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Vô gia đình: chúng đấu tố ngay cả cha mẹ, anh em để tâng công với Đảng. Vô tôn giáo: chúng thù hận tôn giáo, coi tín ngưỡng là thuốc phiện cần tiêu diệt. Vô tổ quốc: chủ thuy ết của Cộng Sản là thế giới đại đồng, không có biên giới quốc gia, cho nên nhà thơ cán bộ Tố Hữu đã viết: “Bên kia biên giới là nhà,Bên nay biên giới cũng là quê hương”; vì vậy giang sơ n, gấm vóc của tổ tiê n để lại, chúng đã từ từ dâng hiến cho ngoại bang, giấc mơ “thế giới đại đồng” của Hồ Chí Minh đang sắp trở thành sự thật! 
 
Nơi nào có Cộng Sản thì người sống mất tự do và người chết không yên nghĩ được, chúng thù hằn cả với những bia đá, những tượng đài , mộ phần cũng làm chúng run sợ, ghét bỏ do đó
Chúng phải đánh sập bức tượng Tiếc Thương và âm mưu xóa bỏ Nghĩa Trang Quân Đôi Biên Hoà, cũng như chúng đã yêu cầu Mã Lai giật sập bức tường tưởng niệm thuyền nhân là một việc làm thiếu nhân bản, đạo đức của bọn vô thần.Tượng đài bằng đá hoa cương có hàng chữ ghi lại sự kiện hàng ngàn thuyền nhân đã bỏ mình trong lúc vượt biển để trốn cái gọi là “thiên đường Cộng Sản “ và trên tấm đá hoa cương cũng cảm ơn chính phủ Mã Lai và Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đã giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam.
 
Mỗi năm đến ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, người Việt ai ai cũng ngậm ngùi nhớ về những vị anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân. Hình ảnh oai hùng của một quân đội hùng mạnh miền nam
với những chiến công hiển hách của các quân binh chủng thiện chiến đã làm cho Cộng quân phải kinh hồn vỡ mật trong các trận đánh khắp bốn vùng chiến thuật. Từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền nam, chúng xua đuổi các thương bệnh binh ra khỏi quân y viện Cộng Hòa với những vết thương còn lở lói, chúng đã đào xới, di chuyển, san bằng biết bao nhiêu nghĩa trang, biết bao nhiêu ngôi mộ. Những mộ phần còn lại giờ đây không còn thân nhân chăm sóc. Tới ngày lễ thanh minh mỗi năm, những linh hồn của những anh hùng chiến sĩ nơi đây chắc ngậm ngùi như những câu thơ của Thanh Nam:
“....Ta như ngư ời lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trư ờng nát gió mưa
Nhắm mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đ áy hồn thương tích
Vắng tiếng kèn truy điệu mộng xưa...”
Hay như Vũ Đình Liên“Lòng ta là những thành quách cũ, từ ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa”
Tiếng kèn thúc quân, như tiếng loa truy ền hịch cho toàn dân, quốc gia đang l âm nguy tr ư ớc hi ểm hoạ xâm lăng của Trung Cộng, mãi mãi vẫn vang vọng trong tâm tư của người lính miền Nam
 
Mỗi năm ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, ta tri ân 58,000 quân sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mình trong cuộc chiến Viê t Nam và họ tiếp tục chiến đấu, hy sinh nhiều nơi trên thế giới cho hoà bình, dân chủ , tự do và ch úng ta thắp một nén hương lòng dâng về Nghĩa Trang Quân Đội, Biên Hoà, nơi vẫn còn hàng chục ngàn hài cốt của các vị anh hùng dân tộc, cầu xin các vị chứng giám, phù trì cho đoàn con lưu lạc, một ngày về giải thể chế độ Cộng Sản, xây dựng lại quê hương và xây dựng lại những mộ phần đổ nát
 
Thu Nga
n/a