Bình luận: Thầy Tôi

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTrong những văn hóa, tục lệ, truyền thống của người Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, hay ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, và trong tinh thần đó, mỗi năm, người Việt lại “ôn cố tri tân”, xem xét lại những nợ nần để trả cho những chủ nợ hay những người đã ban ơn cho mình. Cũng vì vâ những người đã ban ơn cho mình. Hôm nay thay vì viết vê những câu chuyện thời sự quốc tế, Việt Nam xin thay vào đó một vài tâm tình nho nhỏ trước thềm năm mới về những nợ ân tìm mà tôì may mắn được nợ. Tôi muốn nói đến một vị ân sư đã xuất hiện trong đời tôi, và ngài đã biến đi vào một thế giới khác, nhưng đã để lại trong tâm tư, ký ức của tôi những kỷ niệm, những ơn phước, không bao giờ phai nhạt. Chắc chắn với thầy Tịnh Đức đã có rất nhiều người đã viết về ngài, đã có những tấm hình chụp với ngài để nói lên sự may mắn, duyên phước được gần gụi với thầy trong những giai đoạn nào đó. Riêng tôi, vì nhân duyên, tôi được đưa đẩy tới chùa Đạo Quang, vào khoảng năm 2009 và được hầu chuyện, được thầy thương mến và được thầy nhận làm “đệ tử” với Pháp Danh Diệu Hằng. Thầy là một người uyên bác, những ai được duyên gặp thầy, đàm đạo, chuyện trò, bất cứ một khía cạn nào thầy cũng thông suốt, từ chính trị, văn hóa, tôn giáo và cả những phương diện tâm linh, coi quẻ bất thần và cả phong thủy nữa. Thầy là một người không bao giờ nói chữ “không”. Ai xin gì hay, thầy biết một xin gì trước khi người đó nói ra lời. Hội đòan, đoàn thể muốn mượn sân chùa làm chỗ tập hợp biểu tình ủng hộ, thầy cũng cho. Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bị covid, thầy cũng cho làm một buổi lễ cầu an. Muốn tổ chức tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm, thầy cũng không từ chối. Và điểm đặc biẹt đáng trân quý nhất của thầy Tịnh Đức, là hàng năm thầy tổ chức buổi tưởng niệm 30-4 trong sân chùa đúng ngày, không cần biết đó là cuối tuần hay giữa tuần. Thầy có lập trường Quốc Gia vững chắc. Những điều này cho thấy thầy Tịnh Đức đã đem đạo Phật vào đời, và đời được ảnh hưởng từ bi của đạo Phật. Thày là vị sư, vị tì kheo phải bỏ nước ra đi, lánh chế độ Cộng Sản, nhưng trong tim của thầy, cũng như bao nhiêu người Việt tha hương, đều canh cánh bên lòng món nợ ân tình của tổ quốc Việt Nam ban cho, hơn 20 năm. Trong cuốn thơ của thầy có bài “Tu Sĩ Tha Hương” Thân tu sĩ lại sống đời tị nạn Nạn nghiệp nhà, nghiệp nước, nghiệp thân sống phiêu lưu như tháng 7 vong nhân Hồn u uất mãi mơ về cố quận….” Một ngày gần cuối tháng 10, khi thầy tiễn khách ra sân, ánh mặt trời ở cuối chân trời dọi vào sau lưng thầy, tôi thấy hơi xanh xao, hai vành môi nhợt nhạt, tôi nghĩ bụng “thầy mình coi bộ không khỏe”, sau một vài câu chào tạm biệt, thầy nhìn tôi và một vài người ở đó nữa, nói “tôi không còn sống bao lâu nữa đâu, chỉ vài tháng nữa thôi”. Tôi thảng thốt hỏi “sao thầy nói vậy”. Thầy nhẹ nhàng bảo “Tôi biết sức lực của tôi càng ngày càng hao mòn” Tôi cảm thấy bất an, nhưng không dám nói thêm lời nào. Cho tới ngày 7 tháng 1, do duyên định đoạt, tôi được thăm thầy lần cuối lúc 2:30, và tới hơn 8:30, tôi được báo tin thầy đã viên tịch! Khi chiếc quan tài biến mất vào khung cửa, rồi một chiếc cửa dầy sập xuống! Đây là giây phút thật là khủng khiếp! Vĩnh biệt thầy Tịnh Đức! Ai cũng biết rằng có sinh, có tử, có diệt, có vong. Thầy cũng đã dạy như thế thì “chẻ chi sợi tóc chuyện thêm rầy, đã không gì mất, không gì được” thì cõi đời tạm này có gì để thầy luyến tiếc, chỉ ngừng một hơi thở, thầy đã “về cạnh bờ lau, mây trắng bay” Món nợ thầy dạy dỗ những điều hay lẽ phải, tha thứ, hỉ xả, không sân hận, đó là món nợ ân tình, tôi sẽ không bao giờ trả được, nhưng tôi biết thầy đã tha thứ cho tôi rồi, chỉ cần sống tốt là đã trả lại một chút ân sâu trong muôn một. Năm nay Tết nơi chánh điện, phòng sinh hoạt, sân chùa, dầu không thấy bóng dáng thân yêu của thầy, nhưng tôi cũng biết thầy đang nhìn xuống mỉm cười cùng Phật Tử Nam Mô Bổng Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Thu Nga