Bình Luận: Những Trang Anh Thư từ Miến Điện đến Việt Nam

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Thu Nga
Tuy với gương mặt khả ái, dịu dàng nhưng tánh tình cương nghị và thẳng thắng, chỉ hai ngày sau khi được trả tự do, lãnh tụ dân chủ tại Miến Điện bà Aung San Suu Kyi, người tù nổi tiếng nhất thế giới, cho hay bà muốn thực hiện cuộc cách mạng không đổ máu tại Miến Điện.
Bà Aung San Suu Kyi,là người được giải Nobel Hòa Bình năm 1991, bà bị chính quyền Quân Phiệt quản thúc tại gia liên tiếp từ năm 1989 vì tham gia chống nhà độc tài Ne Win, Bà được trả tự do hôm 13/11/2010. Ngay sau khi được trả tự do, bà tuyên bố là hy vọng Miến Điện sẽ thay đổi để có một chế độ dân chủ và bà nói bà nhận lãnh trách nhiệm về lời nói của bà nếu chính quyền quân nhân quyết định bỏ tù bà một lần nữa, trước những phát biểu này.
Lời nói, hành động và việc làm can đảm của người phụ nữ Miến Điện làm mọi người ngưỡng mộ, cũng như chúng ta phải cúi đầu kính phục trước hành động quả cảm của những bậc anh thư như luật sư Lê Thị Công Nhân, hay nhà báo Trần Khải Thanh Thủy tại Việt Nam, họ đã không sợ tù đầy tiếp tục chống lại chế độ bạo tàn Cộng Sản. 
2 bậc anh hùng nữ nhi này cũng xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình với những thành tích kiên trì đấu tranh. Bà Trần Khải Thanh Thủy, là nhà văn, và là chủ bút của tạp chí điện tử có tên “Tổ Quốc” tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền . Từ năm 2006 bà đã liên tiếp bị chế độ CS quấy nhiễu vì những bài báo để phản đối chế độ bất công, phi nhân của chúng, trong năm 2007 đến năm 2009 bà bị bắt giam bị kết án nhiều lần, đến tháng 2 năm 2010 lại bị kết án 3 năm rưỡi tù với những tội danh do CS ngụy tạo . Bà Trần Khải Thanh Thủy được tổ chức Human Right Watch trao tặng giải Hellman/Hammet. Bà đã viết một bài thơ thật cảm động có những câu như “…Tuổi 40 khi nghĩa đời đã tỏ, thì cùm gông xiềng xích sá kể gì, Theo gương bậc tiền bối tôi đi, Vá lại mảnh trời xanh Tổ Quốc”… và bà vạch mặt đảng CS “Vạch mặt lũ đê hèn, quân bán nước, nhân danh đảng, tổ quốc chúng lộng hành, chúng cấu kết, chúng ăn chia, còn chúng nó, dân ta còn phải khổ”
 
Đúng vậy,   đảng CS VN còn tồn tại đến ngày nào dân ta còn khổ đến ngày ấy, nên một người phụ nữ chân yếu tay mềm khác vẫn tiếp tục đấu tranh. Với vóc dáng nhỏ bé, dịu dàng nhưng quả cảm, LS Lê Thị Công Nhân cũng bị vào tù ra khám, không biết bao nhiêu lần, cho đến ngày ngày 6 Tháng 3 2010 cô được CSVN trả tự do.
Trước và sau khi bị CS cầm tù, LS Lê thị Công Nhân đã phát biểu nhiều câu khẳng khái như: “tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh, CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi “ 
 
Một điều đáng nể phục hơn hết là LS Lê Thị Công Nhân đã làm bài thơ đánh thẳng vào ông Hồ Chí Minh, kẻ đã đem chủ thuyết Cộng Sản vào Việt Nam gây bao đau thương tang tóc trên đầu người dân Việt mà bọn dưới trướng tôn sùng với nhiều huyền thọai và không bao giờ dám đụng đến .Bài thơ “Giòng Sông Rửa Tội” có những câu như “Lấy một nắm đất trét lên mặt mình ở đất nước tôi mọi người đều làm / phải làm như thế để ca ngợi Hồ Chí Minh” cô chua xót, nói với cái xác chết : “ Trong nấm mồ như thể khó mà lạnh lẽo được hơn, xác ướp nghĩ gì? hỡi ông ! ” câu cuối cùng của bài thơ :” Này hỡi Hồ Chí Minh và sư phụ là Mao Trạch Đông các người còn sám hối được nữa không ? e rằng Không”
 
Trong một Quốc Gia được cai trị bằng luật rừng, mà Trần Khải Thanh Thủy và Lê Thị Công Nhân đã vì tiền đồ dân tộc, đã can trường đúng lên tranh đấu cho hơn 80 triệu đồng bào đang sống lầm than tại Việt Nam, thì ví họ như những cánh sen thơm ngát trong bùn quả vẫn chưa đủ . Họ đã thể hiện được lời trong Bình Ngô Đại Cáo của công thần Nguyễn Trãi “…đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có”, họ xứng đáng là con cháu bà Trưng, bà Triệu .   Chúng ta đang ở trong thế giới tự do, có luật pháp bảo vệ, lẽ nào nhắm mắt làm ngơ trước tiếng kêu tuyệt vọng từ trong nước!? Nên làm một điều gì thiết thực để góp phần tranh đấu cho đồng bào ruột thịt để không hổ thẹn với những bậc nữ nhi anh hùng như họ!? LS Lê Thị Công Nhân đã nhắn nhủ: “CSVN rất sợ tiếng nói của đồng bào ở hải ngoại , vận động với chính giới HK, với các quốc gia dân chủ trên thế giới và các tổ chức Nhân Quyền QT. Người trong nước không thể nói lên được”.
 
Xin hãy bỏ hết những chia rẽ bè phái, hận thù cá nhân để tạo nên một khối người Việt đòan kết để đập tan âm mưu nhuộm đỏ cộng đồng qua nghị quyết 36 CS qua chiến dịch tuyên vận với phái đòan văn công “Duyên Dáng”, mục đích giảm tiềm năng đấu tranh và giết chết niềm hy vọng tại quốc nội đang hướng ra hải ngọai.
 
Thu Nga
n/a