Bình Luận: Ngày Quốc Tế Nhân Quyền & Giải Nobel Hòa Bình

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Thu Nga
 
Năm nay vào ngày thứ Sáu 10 tháng 12 2010, ngày Quốc Tế Nhân Quyền, cũng là ngày giải Nobel Hòa Binh được trao cho ông Lưu Hiểu Ba để vinh danh ông "vì cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động nhằm đòi nhân quyền ở Trung Quốc", ông Lưu Hiểu Ba, hiện đang thụ án 11 năm tù vì tội "kích động lật đổ chính phủ" Trung Cộng.
 
Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi tất cả các nước tẩy chay buổi lễ, họ gọi giải thưởng này là một điều sỉ nhục đối với hệ thống tư pháp của Trung Quốc . Bộ ngọai giao của vài nước cũng có vẻ lung túng trước áp lực của Trung Cộng,   tuy nhiên trong số 65 quốc gia được mời, có hơn 40 quốc gia nhận lời và 18 quốc gia tuyên bố không tham dự, trong đó, có nước Xà Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong số những nước tham gia tẩy chay hoặc do dự vì lời hô hào của Trung Cộng chỉ vì quyền lợi quốc gia, mà ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh khá nặng đối với họ, và đây là 1 điều khá nhu nhược họ đã bị chỉ trích
 
Giải Nobel Hòa Bình do kỹ sư Alfred B. Nobel người Thụy Điển, từ trần năm 1896, để lại chúc thư tặng gia sản của ông để thành lập giải thưởng Nobel. Giải này được trao tại Oslo, thủ đô Na Uy, hằng năm bằng hiện kim cho những nhân vật khám phá hay phát minh những điều có ích cho nhân loại, trong những lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Văn chương, Y khoa, kinh tế và Hòa bình thế giới. 
 
Nhìn lại quá trình trao giải Nobel đã có nhiều nhân vật được sự tán thưởng của hầu hết mọi người, nhưng cũng có nhiều nhân vật bị chỉ trích cho là không xứng đáng
 
Những nhân vật được cho là xứng đáng ví dụ như Tổng thống Theodore Roosevelt, tổng thống Woodrow Wilson, TT Jimmy Carter v..v..được giải với lý do nổ lực xây dựng hòa bình thế giới . Giai Nobel Hòa Bình Năm 2009 gây tranh cãi không ít vì đã được trao cho TT Obama, chỉ 9 tháng sau khi ông nhậm chức và điều này đã là đề tài cho những cuộc tranh luận, phê bình và nghi ngờ giá trị của giải này, nhiều người cho rằng ông Obama chỉ mới lên nắm quyền hành, chưa làm một công việc gì có giá trị thực tiễn để mang lại hòa bình cho nhân lọai và chính ông là người đang tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn . 
 
Ngược giòng lịch sử, năm 1973: giải Nobel Hòa Bình được trao cho 2 nhân vật: Henry A. Kissinger, là Ngoại Trưởng và Cố Vấn ngoại giao Hoa Kỳ, có biệt danh “Đi Đêm” và Lê Đức Thọ, một trong các tội đồ của dân tộc Việt, vì thành tích gian xếp chiến tranh Việt Nam trong cuộc Hòa Đàm tại Ba-Lê. Mặc dù Lê Đức Thọ theo chỉ thị CS không nhận nhưng việc trao tặng giải Nobel Hòa Bình cho Kissinger và Lê Đức Thọ là một vết thương nhức nhối của người dân Việt miền nam, vì hịêp định Ba Lê chưa ráo mực, Cộng Sản vẫn tiếp tục trò xâm lăng quậy phá miền Nam cho đến năm 1975
 
Năm nay 2010, giải Nobel được trao cho ông Lưu Hiểu Ba một người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Cộng phải thay đổi chế độ độc tài, chuyên chế, điều này đã tạo lại được tiếng vang tốt cho ủy ban giải Nobel Hòa Bình, đã làm đúng di chúc của người sáng lập. Hoa Kỳ tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Ủy ban Nobel trong việc lựa chọn ông Lưu và phần thưởng này thật xứng đáng
 
Song song với việc phát giải Nobel Hòa Bình, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam năm nay, trao giải cho 2 nhà đấu tranh hiện còn bị CS VN cầm tù là ký giả Trương Minh Đức và nhà đấu tranh Đòan Huy Chương . Hai ông đều có thành tích họat động kiên cường để binh vực cho giới nông dân và công nhân đang bị đảng CS Việt Nam đàn áp, bóc lột . Hai ông dầu bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm vần giữ nguyên ý chí sắt đá không khuất phục. Buổi phát giải Nhân Quyền VN được diễn ra tại hội quán đài phát thanh Sài Gòn 900 tại Houston
.
Làm người dân bất cứ ở một chế độ nào, một quốc gia nào, cũng đều phải được hưởng mọi quyền công dân cũng như tất cả mọi thứ tự do trong một xã hội có luật pháp, mọi người đều bình đẳng như nhau, dân quyền và nhân quyền phải được tôn trọng triệt để như Bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 đã được công nhận cách đây 62 năm, những nước CS tàn bạo như Trung Quốc hay Việt Nam, đi ngược lại công lý, không sớm thì muộn sẽ bị đào thải
 
Thu Nga
n/a