Bình luận: Ngàn Năm Tăm Tối

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionĐể tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc xã sát hại một cách khủng khiếp, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế, bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi hỏi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Ngày 1 tháng 6, bắt nguồn từ một sự vệc thương tâm cho nhân loại, ngày mà quân phát xít Đức bao vây làng Lidice -Tiệp Khắc- và đã bắt giữ 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, quân phát xít đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho quân phát xít. Hai năm sau, vào ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour,Pháp, chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Ngày nay, tuy trẻ em không bị giết hàng loạt như thế, nhưng các em bi nạn cưỡng bách lao động, cưỡng bách nô lệ tình dục và ngay tại Hoa Kỳ, những kẻ buôn bán tình dục trẻ em đang biến trẻ em trở thành nạn nhân khắp nơi. Tệ nạn buôn bán tình dục trẻ em, bất kể đứa trẻ thuộc chủng tộc, tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội, hoặc địa điểm nào và mọi đứa trẻ bị liên lụy vào hình thức bóc lột tình dục. Nói về nô lệ tình dục hay nô lệ lao động thì Việt Nam cũng đâu có thua ai! Thành phần trẻ em Việt Nam nghèo đói, phải làm những công việc quá sức nào là vác gạch, đá, gánh lúa, gánh củi, dầm mình kiếm cá tôm dưới những lạch sâu, hay đội mưa, nắng trên những đống rác. Có rất bãi rác hôi thối từ nam tới bắc, những trẻ em nghèo lượm lặt những vật phế, thải bán lại kiếm ít tiền nuôi sống gia đình. Những em bé lê la đánh giầy hay bán vé số. Nhiều em mồ côi sống lẫn lộn với người lớn nghèo dưới những hầm cầu dơ bẩn, cùng lắm thì trở thành trộm cắp, hay ăn xin sống qua ngày Trước đây, có bài viết có tiêu đề “Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam”, của phóng viên Natalie Allen đã làm người xúc động, ông thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Mỗi lần có những chiếc xe chở rác tới đổ xuống và chạy đi, thì hàng chục người bu lại. Họ đã quen với sự bẩn thỉu, với mùi hôi thúi. Nhiều người còn cắm lều, làm việc luôn ngay bên cạnh bãi rác. Em nào may mắn được cắp sách tới trường thì phải đối diện với những tình cảnh hiểm như đu giây từ vách đá qua bên kia sông, suối, hoặc được chui vào túi ni lông, cột lại để người biết bơi đưa qua suối tới trường. Tình cảnh của những em học sinh nhỏ bé miền Thượng Du thê thảm hơn vì trường là những nhà lá đơn sơ, nắng nóng cháy người, mưa thì dột ướt bàn ghế. Thức ăn trưa của các em nếu kha khá là những con nhái, ếch, chuột nấu chín, nếu không chỉ có muối và lá rừng. Các em bị thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng. Giấc mơ của các em là một bữa cơm có thịt. Tệ hại hơn nữa, chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến con nít nhà nghèo thành trộm cướp, ma túy, hay trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người.. Thế nhưng cũng như nhiều ngày được gọi là “quốc tê” khác, Việt Nam ăn mừng rất rầm rộ, nào là Quốc Tế Lao Động, “Quốc Tế Phụ Nữ” “Quốc Tế Nhân Quyền” rồi nào là “Quốc Tế Nhi Đồng”! vì Việt cộng luôn tuyên truyền “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ” Hồ Chí Minh không giết con nít hàng loạt như Đức Quốc Xã, nhưng hắn ta giết hại cả một tương lai thế hệ con nít Việt Nam Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã từng nói:"Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau."." Thu Nga