Bình luận: Một Nơi Bình Yên

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTrong khi thế giới đang tưng bừng đón dịp lễ cuối năm, con nít được quà cáp đầy nhà, thì ở Việt Nam đã có một cái chết rất thương tâm của một em bé gái 8 tuổi, qua đời trong đau đón,-dưới tay tình nhân của người cha. Bản tin và hình ảnh của em V.A đã làm chấn động lương tâm con người. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) hôm 29/12/2021 bày tỏ quan tâm lo ngại sâu sắc về sự việc này. Trước đây không lâu, theo thống kê của UNICEF , Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về mức độ bạo hành trẻ em, với 68% trẻ em từ 2-14 tuổi. Cuộc khảo sát cho thấy các em từng bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, vượt xa cả các quốc gia từng bị tố cáo về bạo lực trẻ em như Nam Hàn, Trung Cộng, Ấn Độ. Hàng xóm của em bé xấu số cho biết, họ từng báo với ban Quản lý chung cư, là họ nghe tiếng la hét đau đớn của em V.A. nhưng ban Quản lý không có hành động gì. Chuyện “nhận chìm xuồng” nhiều vụ giết trẻ em dã man tại Việt Nam có quá nhiều. Điều oái oăm là trong khi Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Sau đó sửa đổi, tu chính năm 2016, nhưng tình hình bạo hành trẻ em ở Việt Nam không có gì khá hơn Cuối tháng 11 năm nay, một cha dượng cũng đã dùng bạo hành làm chết một em bé mới 1 tuổi ở Gò Dầu, Tây Ninh. Trước đó, một bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị cha dượng và mẹ ruột đánh đập cho tới chết. Một bé trai khác, chỉ 6 tuổi ở Sóc Trăng bị cha dượng, dùng điếu thuốc lá đang cháy châm vào nhiều vị trí trên cơ thể… Đọc những bản tin này, ai cũng phẫn nộ và xót thương cho vì các em thiếu nhi- quá nhỏ, không đủ sức phản kháng, tự che chở cho mình, chỉ biết la khóc đau đớn trước khi chết. Ngoài ra một số rất lớn trẻ em bị chết đói, chết khát tại những xứ loạn lạc. Mới đây, một bản tin đã ghi rằng: “mùa đông năm nay, gần 23 triệu người, tức là hơn 1/2 dân số của Afghanistan - đang phải đối diện với đói, nghèo. Liên hợp Quốc nói: có ít nhất 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ chết đói, tại các khu trại tái định cư. Song song là những cái chết thương tâm là của các em trên bước đường đi di dân với cha mẹ. Người ta không quên bức ảnh một em bé chết trên bờ biển tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Em bé 3 tuổi. Aylan và gia đình đã sống sót qua sau những trận bom, pháo kích, ở Syria- nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên để sống. Chỉ trong vài giờ, bức hình người cảnh sát bế Aylan đã gây shock trên mạng xã hội, trở thành bức ảnh nóng nhất về thân phận trẻ em trên bước đường lưu lạc vì chiến tranh. Trong chiến tranh, con nít phải chịu những hoàn cảnh đáng thương, mà thế giới không thể làm gì nhiều hơn, thế nhưng cảnh giết con nít man rợ như ở Việt Nam, thì thế giới, nếu quan tâm, có thể ngăn chận bớt phần nào. Trẻ em là những sinh linh nhỏ bé cần được yêu thương, dạy dỗ và bảo vệ. Thế nhưng dưới chế độ Cộng Sản môn đức dục, giáo dục như xưa ở dưới chế độ Cộng Hòa , “học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, học sinh xây đời niên thiếu cho bao công lao…”không còn nữa, giáo dục của họ là tuyên truyền, nhồi sọ; đạo đức xuống thấp mức đáng sợ. Học sinh đánh nhau với thầy, học sinh cả nam lẫn nữ ẩu đả như côn đồ; những người giữ trẻ hành hạ thiếu nhi, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu v…v… Chuyện Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em quả đúng là chuyện khôi hài, cũng không khác gì Chuyện Việt Nam cố vận động để gia nhập Hội đồng nhân quyền khóa 2023- 2025! Vì thực tế đã cho thấy, họ khóng hiểu nhân quyền là g,ì và cũng không hề biết tính mạng con nít, hay người lớn ngay cả con thú cũng có pháp luật bảo vệ! Hình ảnh em bé Aylan nằm bất động trên bãi cát là một hình ảnh thương tâm cho thân phận trẻ em trên bước đường tị nạn, đánh động lương tâm con người. Và hình ảnh em A.V với vết thương từ đầu đến chân và những tiếng la khóc thất thanh của em khi bị dì ghẻ đánh đập mà cơ quan chức trách được báo, mà không làm gì cả, thì đó là một vết nhơ của cong ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em. Mùa xuân đang chuẩn bị về, cầu mong linh hồn những trẻ em bị giết hại tìm được nơi an nghĩ bình yên, không còn đau đớn nữa! Thu Nga