Bình luận: Một Loại Nghĩa Địa

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTối thứ Tư, 24/11/2021 đã có một thảm họa xảy ra ở eo biển giữa Anh và Pháp. Giới chức Pháp cho biết trong số 27 người chết có 17 đàn ông, 7 phụ nữ, trong đó có một người đang mang thai và 3 trẻ em., khi họ đang cố đi vào nước Anh. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã phát biểu trong xúc động, "không cho phép Eo biển La Manche biến thành nghĩa địa", và ông cũng đã yêu cầu mở một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trường Âu Châu đề bàn về nạn di dân. Theo hãng thông tấn BBC Newnight, thì chỉ trong ngày thứ Tư tìm cách sang Anh từ Pháp là 25 chiếc. Trong những tháng qua, có ngày con số 'thuyền nhân" lên tới hơn 1000. Nước Anh phê phán Pháp "không làm đủ" để chặn người di cư cứ điềm nhiên ra bến, khuân vác thuyền và ra khơi để bơi sang Anh, bất kể sóng to gió lớn. Còn nước Pháp thì đổ thừa luật lao động ở Anh quá dễ dãi, "cho người không giấy tờ làm việc cho nên Anh trở thành "nam châm thu hút người nhập cư lậu". Eo biển La Manche là một trong những tuyến hành hải đông đúc nhất thế giới và các tàu hàng, tàu khách lớn có thể gây sóng to lật dễ dàng thuyền phao của di dân. Trong vài tuần qua đã có ít nhất 10 vụ tử vong đếm được trên tuyến đường biển ngắn, nối Pháp với Anh mà đoạn hẹp nhất chỉ có gần 30 km. Đa số người tìm cách vào Anh đến từ Trung Đông, Nanm Á, châu Phi, và Việt Nam. Nói về người Việt Nam thi người ta nhớ tới vụ 39 người Việt chết trong container ở Essex, Vương quốc Anh. Người Việt tiếp tục di cư sang Anh rất nhiều là những người miền Trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa. Họ sang Anh phần đông, làm trong các salon móng tay, làm đầu bếp, nấu ăn cho nhà hàng và làm bồi bàn và làm nghề phạm pháp trồng thuê cần sa. Một bài trên trang Telegraph, tháng 8 năm nay, cho hay "vì đi bằng container đã trở nên nguy hiểm, các nhóm buôn người chuyển sang đưa người Việt Nam vào Anh bằng thuyền. Bài báo này cho hay "sau khi cập bến Anh Quốc, và bị bắt giữ, tất cả người dân những nước khác xin tỵ nạn, còn người Việt Nam lẩn trốn đi nhanh chóng". Tất cả những sự việc này cho thấy những tuyến đưa người sang Anh và châu Âu từ VN vẫn hoạt động mạnh, mặc dù đã có vài nỗ lực ở cấp nhà nước hai bên để cố gắng làm giảm hiện tượng này sau vụ 39 tử thi ở Essex cuối 2019. Lúc được chuyển lên tàu hàng ở hải cảng Zeebrugge, Bỉ, để sang Anh, bên trong container không còn sóng điện thoại. Tuy nhiên, những bản ghi âm được tìm thấy trong 50 chiếc điện thoại mà cảnh sát thu thập được hé lộ nhiều lời từ biệt của họ với người thân. Những lời nhắn đều than trong tuyệt vọng “con không thở được!”. Thảm họa ngày 24 tháng 11, 2021, chỉ một ngày trước ngày lễ Thanksgiving , một trong những ngày lễ lớn nhất của Hoa Kỳ. Câu chuyện Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ phải bắt đầu từ lúc con tàu Mayflower chở di dân Thanh Giáo từ Anh quốc đi Tân Thế Giới vào ngày 6 tháng 09/1620. Khi đến miền đất mới , đoàn di dân đã trải qua một mùa đông đầu tiên vô cùng khắc nghiệt làm chết 47 người trong số hơn 100 thành viên của Mayflower Khi nói về chiếc tàu Mayflower, người Việt tị nạn lại nhớ tới những chiếc thuyền mong manh, đưa người Việt trốn chạy từ chế độ Cộng Sản, đi tìm cái sống trong cái chết, hàng vạn người đã bỏ mình trên biển cả. Họ chắc chắn biết trước cuộc ra đi của họ đầy gian khổ, có thể chết, vì họ đã không thể thở được ở quê hương họ, nơi Cộng Sản đang thống trị. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron nói trước thảm họa 24/11, là "không cho phép Eo biển La Manche biến thành nghĩa địa", vậy ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm, không cho phép Việt Nam biến thành nghĩa địa? Vì dân VN vẫn tiếp tục liều mình, chết trên biển cả trong thùng đông lạnh vì không thể thở được trong không khí nghĩa địa của chế độ Cộng Sản Thu Nga