Bình luận: Là Thế

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTiến sĩ Henry A. Kissinger, học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, ngoại trưởng thứ 56 của Mỹ, trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền của Tổng thống Richard M. Nixon và Gerald Ford, qua đời hôm 29/11 tại nhà riêng ở Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi. Tên tuổi Kissinger gắn liền với Hiệp Định Paris, và năm nay là đúng 50 năm. Một buổi hội thảo đã được tổ chức tại Vietnam Center and Archive), Đại Học Texas Tech, thành phố Lubbock từ ngày 2 đến ngày 4 Tháng Ba 2023, chủ đề: “1973: Hiệp Định Paris và Sự Rút Quân Của Quân Đồng Minh Ra Khỏi Miền Nam Việt Nam”. Đúng 50 năm về trước, chiến tranh Việt Nam đạt tới một bước ngoặc lịch sử quan trọng, ngày 27 tháng 1 năm 1973, do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Henry Kissinger đến Hà Nội để thảo luận việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt; trong khi Ủy ban Kiểm soát Quốc tế và Giám sát (ICCS) được thành lập để giám sát việc thực hiện các hiệp định hòa bình. Ở Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cắt giảm hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam xuống một nửa. Theo các điều khoản, Mỹ đồng ý ngưng ngay lập tức tất cả mọi hoạt động quân sự và rút toàn bộ quân nhân còn lại trong vòng 60 ngày. Bắc Việt đồng ý ngừng bắn ngay lập tức và trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ cũng trong vòng 60 ngày. Hơn 100.000 binh sĩ Bắc Việt Nam đang ở trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được phép ở lại. Từ năm 1969, Henry Kissinger đã tiếp xúc với Hà Nội về việc mở một sự liên lạc bí mật để đôi bên dễ dàng trình bày quan điểm của mình về triển vọng kết thúc chiến tranh. Sự đàm phán bí mật và riêng tư góp phần chung quyết Hiệp định Paris, coi như chỉ có Kissinger và cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Bắc Việt Lê Đức Thọ. Mỹ quyết định gạt Sài Gòn ra khỏi tiến trình này để dễ dàng thương lượng hơn với Bắc Việt vì Mỹ nhận ra rằng nếu họ cho phép Sài Gòn tham gia đàm phán hòa bình thì Sài Gòn sẽ khẳng định quyền tự chủ của mình- Có thể từ chối đàm phán với Việt Cộng. Hoa Kỳ chỉ chia sẻ với Sài Gòn nội dung của các cuộc đàm phán bí mật sau khi một thỏa thuận đã được chung quyết Hiệp Định Paris được chính quyền cộng sản Việt Nam xem như là một “chiến thắng vĩ đại” về ngoại giao , rêu rao chiến thắng này góp phần chiếm được miền Nam năm 1975. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ chốt trong cuộc đàm phán, đã được trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn ông Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải. Lê Đức Thọ cũng cho rằng việc nhận giải sẽ là một sự đánh đồng giữa kẻ xâm lược (Hoa Kỳ) với người bị xâm lược (nhân dân Việt Nam) và sẽ chỉ nhận giải khi giải đó chỉ được trao cho mình ông Người lính Việt Nam Hòa chiến đấu để tự vệ và bảo vệ miền Nam, Việt Cộng đã vi phạm Hiệp Định Geneve, lén lút xâm nhập lãnh thổ miền Nam, rồi tới Hiệp Địng Paris chưa ráo mực thì chúng đã cưỡng chiếm nốt miền Nam! Và Mỹ không hề xâm lược Việt Nam, vì không phải chỉ có Mỹ sát cánh với Việt Nam Cộng Hòa để đánh Việt Cộng mà còn có những quốc gia đồng minh như Đại Hàn, Úc, New Zealand, Phi Luật Tân, Thái Lan. Đã 50 năm trôi qua kể từ khi Hiệp Định Paris được ký kết giữa tên gian ác Việt cộng Lê Đức Thọ cùng với kẻ đi đêm, đâm sau lưng chiến sĩ của mình và đồng minh Việt Nam, phản bội 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ tử trận! Đó là Kissinger! Trước cái chết của ông Kissinger, giáo sư Larry Berman nói “người miền Nam hoàn toàn có lý do để ‘cảm thấy cay đắng về sự dối trá của Kissinger’ trong các cuộc thương thuyết với Hà nội; và, nếu phải viết một câu lên mộ chí của Kissinger, thì câu đó nên là: “Một nhân vật đáng gờm nhưng gây tranh cãi, quan trọng nhưng dối trá.” Biết rằng “Nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng ông bà ta có câu “Hùm chết để da, người chết để tiếng”, là thế Thu Nga