Bình luận: Holocaust

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionMậu Thân Tại Berlin, Đức, sáng 31/1, các nghị sĩ Đức đã tập trung tại Hội trường Quốc hội (Bundestag) để tưởng niệm các nạn nhân nạn diệt chủng Do Thái - Holocaust dưới thời Đức quốc xã. Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã chỉ định dành ngày 27/1 là ngày quốc tế thường niên để tưởng niệm Holocaust. Ngày này được chọn vì nó đánh dấu sự việc giải phóng trại Auschwitz-Birkenau, trại giết người lớn nhất của quân Phát xít., được gọi là chiến dịch Reinhard. Chiến dịch Reinhard được biết là chiến dịch lớn nhất của thảm họa diệt chủng Holocaust, nó còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì các nhà sử học có thể tưởng tượng. Chỉ trong 3 tháng, ít nhất đã có 1.32 triệu người Do Thái bị giết, tức là bằng gần ¼ số nạn nhân Do Thái bỏ mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Người Do Thái bị bắt buộc rời nhà để dồn lên những chuyến tàu đưa họ đến các trại giết người ở Belzec, Sobibor và Treblinka ở Ba Lan. Hầu hết trong số họ bị giết trong các buồng khí ngạt. Lệnh được Adolf Hitler và Heinrich Himmer đã tuyên bố rằng cho đến cuối năm, tất cả người Do Thái trên vùng đất Ba Lan bị Đức chiếm đóng phải bị tiêu diệt. Chiến dịch Reinhard có qui mô lớn và thời gian nhanh đến mức nó còn vượt quá cả mức độ khốc liệt của nạn diệt chủng Rwanda năm 1994 vốn được coi là nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong thế kỉ XX. Nạn diệt chủng Rwanda diễn ra trong 3 tháng, và 800.000 người Hutu đã bị giết chỉ trong 100 ngày. Khi nói đến nạn diệt chủng hay tội ác chiến tranh, người Việt không thể nào không nhớ đến thảm sát Tết Mậu Thân, do Việt Cộng từ phương bắc gây ra., kéo dài 26 ngày, đêm, kết quả: hơn 6000 người đã chết thảm, cách đây 56 năm!. Đêm Giao Thừa, nhân lệnh hưu chiến đều được cả 2 miền chấp nhận, nhưng Việt Cộng gian ác đã không giữ sự cam kết, thừa giây phút thiêng liêng này, đã tấn công vào nhiều tỉnh của miền Nam Việt Nam, nhất là Huế. Sau 25 ngày, quân đội VNCH và đồng minh Mỹ đã phản công kịch liệt và chúng bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế. Nhưng sau khi chưa đầy 24 tiếng, những xác chết đã được tìm thấy và những tháng tiếp theo, nhiều hố chôn người tập thể đã được phát giác. Cho đến cuối năm 1969, người ta đếm được khoảng 22 hố tại nhiều nơi như Phú Cát, Phú Vang, Phú Thứ, Gia Hội, Khe Đá Mài v…v…. Tổng số nạn nhân bị Cộng Sản sát hại hơn 7,000 người, kể cả gần 2,000 mất tích. Những người thoát chết thì hoặc thân thể bị thương hoặc bị chấn động tâm thần đến suốt cuộc đời. Mỗi hố có hàng trăm nạn nhân bị chôn tập thể. Nhiều người bị trói chung với nhau bằng giây điện. Họ bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cuốc vào sọ, bị bắn bằng súng hay bị chôn sống. Tại Khe Đá Mài, xác chết nằm dưới khe, nên thịt thối rữa lại bị nước cuốn trôi , chỉ còn sọ và xương lẫn lộn. Nhân chứng còn sống sót cho biết họ bị Việt Cộng bắt buộc họ phải tự đào hố, rồi người nọ tự đập người kia bằng lưỡỉ cuốc từ phía sau đầu. Đây là một tội ác tầy trời của đảng Cộng Sản, chứng cớ rành rành. Nhiều thi thể đã được cải tang tại núi Ba Vành và tại núi Ngự Bình vào tháng 10 năm 1969 có dựng bia đá đàng hoàng, nhưng sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền nam xong, chúng đã xóa tan các di tích đó để phi tang. Những tên tội đồ của Việt Nam nói chung và dân Huế nói riêng là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân cũng đều chối tội. Trong bầu không khí tang tóc, đau thương của dân Huế nói riêng và toàn cõi Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh lại “cảm tác, đề thơ”: “Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,Thắng trận tin vui khắp nước nhà,Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,Tiến lên toàn thắng ắt về ta”. Tội ác tày trời của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản ngang hàng với những tên diệt chủng Hitler của Phát Xít, Pol Pot của Khờ Me Đỏ, Mao Trạch Đông của Tàu và vài chục tên trong vụ diệt chủng Rwanda. Một vài tên diệt chủng Holocaust, Khờ Me Đỏ đã bị tóm, ra hầu tòa, nhưng những tên tội đó dân tôc của Cộng Sản Việt Nam vẫn nhởn nhơ cho tới chết, tuy nhiên chúng có thể đã thoát khỏi toà án loài người, nhưng chúng đã, đang đền tội với trời, với tòa án lương tâm như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận “ "Những chiều bến Ngự dâng mưa,Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi ,Tôi ra mở cửa đón người,Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang." Tiếng gió thổi lạnh lùng ngoài hành lang chính là hồn oan người dân Huế. Người dân Việt không bao giờ quên Holocaust Tết Mậu Thân.

Thu Nga