Bình Luận: Hiệu Báo Mới cho Bắc Kinh & Hà Nội

Printer-friendly versionPrinter-friendly version

Uyên Thao

Ngày 10 tháng 12 tới đây, lễ trao tặng giải Nobel Hoà Bình mới được tổ chức, nhưng ngay thời điểm này, buổi lễ bình thường đó đang gây sóng gió cho chế độ Bắc Kinh.  Theo nhận định chung của giới quan sát, sự việc xẩy ra chỉ do Bắc Kinh đã quá tự tin để thực hiện phương thức “ngoại giao nắm đấm.” Bởi ngay sau khi lên tiếng buộc Na Uy huỷ bỏ quyết định trao tặng giải cho nhân vật đối kháng Lưu Hiểu Ba bất thành, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước là yêu cầu các quốc gia không gửi đại diện tới tham dự lễ trao giải. Điều vượt khỏi tượng tượng của mọi người là Bắc Kinh đã kèm theo yêu cầu lời cảnh cáo “nếu không tẩy chay sẽ phải nhận chịu hậu quả.”
“Nắm đấm ngoại giao” của Bắc Kinh đã được trả lời tức khắc bằng quyết định của 36 quốc gia xác nhận sẽ cử đại diện tới dự lễ.  Thuận theo ý Bắc Kinh chỉ có vỏn vẹn 6 quốc gia là Nga, Cuba, Việt Nam, Iran, Kazachstan và Morocco là những nước kể như chắc chắn không tham dự dù có yêu cầu của Bắc Kinh hay không. Phát ngôn viên toà đại sứ Nga tại Oslo đã nói rõ về sự vắng mặt của đại diện Nga trong buổi lễ chỉ là điều bình thường và “quyết định của Nga không do sức ép của Trung Quốc.”
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc đã thúc đẩy một loạt các nhân vật quốc tế từ tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới giới lãnh đạo các quốc gia Âu - Á, đặc biệt là các nhân vật từng được tặng giải Nobel như Mikhail Gorbachev, Lech Walesa, Mohamed El Baradei, ?a?t Lai La?t Ma… đồng loạt lên tiếng đòi Bắc Kinh phải trả tự do tức khắc cho nhân vật Lưu Hiểu Ba. Quan trọng hơn nữa là ngay tại Hoa Lục đã dấy lên làn sóng hưởng ứng yêu cầu của 23 nhân vật về việc không được ngăn chặn tiếng nói đối lập và đặc biệt là phải chấm dứt ngay chủ trương tước đoạt quyền tự do báo chí. Thư yêu cầu được công bố từ đầu tháng 10 và được lập lại liên tục bởi nhiều thành phần quần chúng từ khi Lưu Hiểu Ba được tặng giải Nobel Hoà Bình. Trước lập luận của chế độ Bắc Kinh về vụ Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học ký tên trong thư yêu cầu đã khẳng định rằng “nếu hiến pháp bị vi phạm thi? chi?nh quyê?n khơng co?n ti?nh chi?nh danh va? ng???i dân pha?i du?ng ca?m th??c hiê?n ca?c quyê?n cu?a mi?nh.” Khẳng định trên được đánh giá như lời hô hào quần chúng nổi dậy và được coi là bằng chứng cụ thể cho tình trạng bất ổn chính trị mà Bắc Kinh đang phải đối phó.
Tuy nhiên, chính Bắc Kinh lại góp phần đẩy tình thế tới mức căng thẳng hơn với một quyết định bất ngờ khác là công khai thách thức Toà Thánh Vatican. Trên thực tế, kể từ 1950, quan hệ giữa Bắc Kinh và Vatican đã hoàn toàn bị cắt đứt khi Mao Trạch Đông cho thành lập Giáo Hội riêng và trục xuất hết thẩy giáo sĩ Vatican. Kể từ sau năm 2006, Bắc Kinh tỏ ra hoà dịu bằng cách không gay gắt ngăn cấm hoạt động của các tu sĩ thuộc hàng giáo phẩm Vatican mà chứng cớ cụ thể là mới đây đã lặng thinh trước việc Vatican cử hành lễ tấn phong giám mục cho một tu sĩ tại Sơn Đông. Vào dịp này, đã có hơn 1500 người tới dự lễ cùng hết thẩy các giám mục thuộc Toà Thánh và buổi lễõ được coi như một dấu hiệu lớn về triển vọng phục hồi tương quan tốt đẹp giữa Bắc Kinh với Vatican. Nhưng vào ngày thứ bảy vừa qua, Bắc Kinh đã bất ngờ tổ chức lễ tấn phong giám mục cho một tu sĩ bất chấp ý kiến của Toà Thánh Vatican. Buổi lễ được diễn tả là có 8 giám mục của Vatican bị buộc phải tham dự giữa vòng lưới an ninh dày đặc khiến một hồng ý giáo chủ đã cho rằng các giám mục trên bị bắt cóc đến dự lễ và chế độ Bắc Kinh đ㠓hành động một cách phi pháp và đê nhục.” Hậu quả tức khắc của hành động trên là đã phân chia tập thể giáo dân Trung Quốc thành hai trận tuyến, nhưng nhìn xa hơn thì đã đặt chính quyền Bắc Kinh và giáo dân Trung Quốc vào thế đối nghịch.  Giữa không khí căng thẳng của phong trào đòi dân chủ hoá, thực tế này được kể như một báo hiệu bão tố có thể đang ngầm dấy lên tại Hoa Lục.
Đây cũng chính là các báo hiệu được ghi nhận tại Việt Nam qua chiến dịch đàn áp người đối kháng và đặc biệt là những đụng chạm kéo dài với giáo hội và giáo dân Thiên Chúa Giáo.  Qua nhận định mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì chính quyền Hà Nội vẫn “bắt giữ và kết tội người bất đồng chính kiến ôn hòa, tấn công các nhóm tôn giáo, chế ngự tự do Internet… Những người bị quấy rối bao gồm các luật sư, nhà báo, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, giới lãnh đạo công đoàn độc lập….” Chính vì vậy, một ngày sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã chính thức yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC.  Đồng thời, các đại biểu dân cử tại Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đang đứng trước tình huống có thể xem xét một dự luật trừng phạt các cá nhân đã và đang lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam. Dự luật mang tên “Đạo luật chế tài vì vi phạm nhân quyền ở Việt Nam” với nội dung áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân phạm tội và đồng loã.
Nhìn chung, dù các tập thể đương quyền Bắc Kinh và Hà Nội đưa ra lập luận bao biện nào thì thực tế vẫn chỉ cho thấy sức mạnh của nguyện vọng tự do từ các thành phần dân chúng đang tỏ ra bất chấp mọi thủ đoạn bạo hành trấn áp trong khi đường ranh đối nghịch đang ngày một hằn sâu giữa tín đồ các tôn giáo với tập thể đương quyền Bắc Kinh và Hà Nội.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia, tại Hoa Lục cũng như  Việt Nam hiện nay, các viên chức chính quyền nhũng nhiễu, o ép dân chúng đã đến độ khó có cơ cứu vãn và cơn sốt đang nóng dần giữa giáo dân với chính quyền sẽ là mối đe dọa khó tránh cho cả hai tập thể đương quyền Bắc Kinh cũng như Hà Nội trong một tương lai có thể không xa lắm.
 Xin kính chào tạm biệt quý thính giả.
******************************