Bình luận: Chưa Tởn Hay Sao

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionĐầu tháng 7, quốc hội Mỹ và Nhật Bản bắt đầu đề nghị một số chính sách cấp quyền tị nạn và chào đón người Hong Kong, trong tình hình Bắc Kinh mới thi hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu này. Ngoại trưởng Australia, Marise Payne đã tham dự một cuộc họp trực tuyến, để thảo luận về tình hình tại Hong Kong cùng với những người đồng cấp từ Canada, New Zealand, Anh và Mỹ. Trước đó, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng đã đề nghị Australia và các quốc gia khác xem xét việc chia sẻ gánh nặng nếu xảy ra một cuộc di cư hàng loạt từ Hong Kong. Đài Loan cũng tuyên bố sẽ thành lập văn phòng chuyên hỗ trợ những người muốn trốn khỏi Hong Kong. Sự hưởng ứng giúp đỡ của những xứ tự do tuyên bố đón nhận người Hồng Kông trong bước đường đi tìm tự do, làm cho người Việt không khỏi xúc động, nhớ đến hoàn cảnh của người tị nạn Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30-4-75, đã được các nước trên thế giới đón nhận. Trong tháng 7, người Việt cũng tưởng niệm ngày chia đôi đất nước, Hiệp Định Geneve do Việt Cộng chủ mưu, đã khiến cho gần một triệu người di cư vào Nam tìm ánh sáng tự do, được toàn dân miền Nam đón chào, che chở. Cuộc di cư lịch sử năm 1954 xảy ra sau Hiệp định Genève tại Việt Nam, bao gồm gần một triệu người "di cư vào Nam" và chỉ khoảng 150.000 người "tập kết ra Bắc". Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Ngày 4 tháng 8 năm 1954, một cầu không vận nối phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng, ngoài Bắc. Lại còn thêm các "tàu há mồm" -đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc- Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan... giúp được hơn nửa triệu người "vô Nam". Vì số người di cư quá đông Cao uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận. Trong thời gian gia hạn, có thêm 3,945 người đã vượt tuyến vào Nam.Thêm vào đó, còn tới 102,861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng. Khi gần một triệu người Bắc di cư vào Nam, tuy là một gánh nặng, nhưng người dân miền Nam đã đón chào người di cư miền Bắc một cách nồng ấm, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thiết lập nhiều khu định cư cho họ; và con dân hai miền cùng bắt tay củng cố và phát triển một xã hội dân chủ, công bằng- Không ghét bỏ, kỳ thị, không như khi Cộng Sản miền Bắc, vi phạm hiệp định Genève xâm nhập, và cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam ngày 30 tháng 4 1975, chúng đã mang sự trả thù, chết chóc, chia lìa đau thương đổ lên đầu cổ của người dân miền Nam. Sau tháng 4 năm 1975, dân ùn ùn chạy ra biển, nhiều chiếc tàu buôn ngoại quốc cứu thuyền nhân, chở vào Hồng Kong càng ngày càng nhiều. Theo thống kê cho tới tháng 9 năm 1979, Số người tị nạn tại Hong Kong đã lên đến 68,700 người. Tuy là nhập cư bất hợp pháp, nhưng vì nhân đạo, chính phủ Hồng Kông đã chấp nhận cho những thuyền nhân trên các con tàu này tạm trú. Nay Hong Kong đứng trước tình thế khẩn cấp, luật an ninh Quốc gia do chính phủ Trung Cộng mới ban hành, những người tranh đấu biểu tình, chắc chắn sẽ bị trả thù. Các nhân sĩ hoạt động dân chủ Hong Kong đang thảo luận một kế hoạch thành lập Quốc hội lưu vong Hong Kong, phi chính thức, để tiếp tục duy trì ngọn lửa dân chủ tỏa sáng, và gởi tới Đảng Cộng sản Trung Quốc một thông điệp: Tự do không thể bị nghiền nát! Người Việt Nam “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hãy ủng hộ, hãy cầu nguyện cho dân Hồng Kong, cũng như cầu nguyện cho vị lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump có đủ nghị lực sức khỏe, dẫn dắt nước Mỹ qua cơn đại dịch Cô Vy và dịch Cô Hồn đang phá hoại tan nát nước Mỹ. Người Việt đã 2 lần chạy trốn chế độ cộng Sản, hiểu rõ hơn ai hết, không lẽ chưa tởn lại ủng hộ cho cái đám đứng đàng sau lưng virus Cô Vy và virus Cô Hồn, đang đi gieo rắc thêm con virus Đỏ, Xã Hội Chủ Nghĩa, con virus Đỏ này còn nguy hiểm hơn hàng vạn lần 2 con dịch kia Thu Nga