Bình Luận: Biển Đông Qua Các Diễn Tiến Mới

Printer-friendly versionPrinter-friendly version

Uyên Thao

Từ năm 2002, Trung Quốc đã cùng khối Đông Nam Á ký kết bản Tuyên Bố Về Cung Cách Ứng Xử tại Biển Đông DOC nhắm tiến tới mục tiêu giảm thiểu mức tranh chấp căng thẳng bằng những cuộc thương lượng giữa các quốc gia liên hệ và tạm bỏ qua mọi vấn đề liên hệ đến chủ quyền.
Nhưng cũng từ thời gian kể trên, Trung Quốc luôn luôn khẳng định Biển Đông là lãnh hải thuộc chủ quyền của riêng mình và đưa ra nhiều hành vi thể hiện lời khẳng định trên như tăng cường lực lượng tuần tra trên biển, mở rộng phạm vi tuần tra, ban bố lệnh cấm ngư dân Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á hoạt động tại vùng biển này. Bản Tuyên Bố Chung DOC kể như không có mảy may hiệu lực đối với Trung Quốc. Trung Quốc còn đi xa hơn nữa khi tạo áp lực buộc các công ty khai thác dầu khí quốc tế phải huỷ bỏ hợp đồng đã ký kết với Việt Nam về việc khai thác dầu tại vùng biển nằm trong chủ quyền Việt Nam. Áp lực của Trung Quốc khiến công ty BP của Anh phải tuyên bố ngưng hợp tác với Việt Nam trong khi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ không thể tiến hành công việc, dù không tuyên bố rút lui như công ty BP. Cùng trong thời gian đó, Trung Quốc đã đưa các đoàn tàu tuần tra vào Biển Đông, liên tục bắt giữ nhiều ngư dân Việt Nam với lập luận là xâm phạm hải phận Trung Quốc.
Tình hình chỉ hứa hẹn đổi thay sau khi Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ thái độ đối với các sự việc tại Biển Đông. Ngoại trưởng Clinton trong dịp có mặt tại Hà Nội vào cuối tháng 7 vừa qua đã nói rõ Biển Đông là vùng biển quốc tế liên hệ mật thiết đến quyền lợi của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục bảo vệ an toàn cho mọi hoạt động” trong vùng biển này. Cùng với lời tuyên bố của ngoại trưởng Clinton, Hoa Kỳ đã đưa hàng loạt chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội vào Biển Đông, tiến tới các hải cảng Việt Nam. Phản ứng giận dữ của Trung Quốc trước quyết định của Hoa Kỳ không gây ngạc nhiên cho người theo dõi tình hình bằng một bài báo của một giới chức cao cấp Bắc Kinh   được công bố trong tháng Mười vừa qua. Nhân danh Phó Trưởng Ban Nghiên Cứu Kinh Tế Chính Trị của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, giới chức này đã phân tích về 4 loại lợi ích của Trung Quốc, trong đó lợi ích cốt lõi là lợi ích gắn bó với vấn đề chủ quyền. Điều khiến dư luận ngạc nhiên là bài báo cho biết Biển Đông không thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà chỉ thuộc loại lợi ích thứ hai là lợi ích quan trọng.
Trên thực tế tính cho tới tháng Mười vừa qua, các giới chức Bắc Kinh đã không ngừng khẳng định Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tương tự  Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương tức là những vấn đề nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung quốc. Như vậy, không thể nói khác rằng chính thái độ của Hoa Kỳ đã khiến Trung quốc tự thấy không dễ dàng ỷ vào thế mạnh so với các quốc gia Đông Nam Á để có thể tự tung tự tác sao cũng được. Cũng qua sự kiện này, không thể không nghĩ tới việc Trung quốc đã tính tới bước lui khó tránh khỏi là phải từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông.  Động cơ dẫn đến sự kiện này được nhiều chuyên gia cho rằng không do tâm trạng e dè trước sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Qua nhiều tuyên bố của các giới chức quân sự Trung Quốc, tập thể lãnh đạo Bắc Kinh có vẻ sẵn sàng chấp nhận đối đầu quân sự với Hoa Kỳ dù mức chênh lệch hơn kém là hiển nhiên. Điều khiến giới lãnh đạo Trung quốc tự tin là tinh thần dân tộc cực đoan tới mức mù quáng của người Trung Hoa cộng với ưu thế dân số và ảnh hưởng lan rộng trên khắp địa cầu. Thế nhưng, đối đầu quân sự với Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông trong lúc này sẽ là một tai hoạ kinh hoàng cho tập thể lãnh đạo Bắc Kinh. Lý do đơn giản là hai lò lửa Tây Tạng, Tân Cương vẫn đang chờ thời cơ bùng nổ trong khi áp lực quần chúng về việc thay đổi thể chế chính trị là điều hiển nhiên. Chính vì nhìn rõ mức độ áp lực này nên nhân vật đương quyền cao nhất tại Bắc Kinh là thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải khuyến cáo về yêu cầu khẩn thiết tiến tới thể chế dân chủ tự do. Nói một cách khác, ngay tại Hoa Lục đang tiềm tàng không ít khả năng chống đối tập thể lãnh đạo Bắc Kinh nên đã đẩy tập thể này tới thế chưa dám sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ và vì thế đã có sự chuẩn bị cho một bước lui cần thiết. Do đó, cuộc tranh chấp tại Biển Đông đã được tiên đoán là không thể dẫn đến xung đột võ trang hoặc biến thành ngòi nổ cho một cuộc chiến. Tuy nhiên, điều khó phủ nhận là dù vậy cuộc tranh chấp vẫn tiếp tục và Trung quốc với ưu thế đang có sẽ không ngừng thực hiện những bước lấn ép khác.
Tin tức về cuộc viếng thăm Bắc Kinh của thủ tướng Anh David Cameron mấy ngày qua cho thấy Trung Quốc có vẻ đang chuyển trận đánh qua lãnh vực kinh tế. Theo tin tức trên, tập đoàn dầu khí BP của Anh bị buộc phải từ bỏ hợp tác với Việt Nam đã được Trung quốc mời ký hợp đồng hợp tác và tậâ?p đoàn dầu khí Chevron của Hoa Kỳ cũng cho biết đang chuâ?n bị tham gia th?m dò dầu khí ta?i Biển ?ông cùng v??i đối tác Trung Quốc. Các nguồn tin không cho biết đích xác về các điểm khai thác ngoài sự khẳng định tất cả đều nằm trong Biển Đông. Trung quốc từng áp lực các công ty này huỷ bỏ hợp đồng hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò khai thác dầu tại Biển Đông vì lý do vùng biển đang còn trong vòng tranh chấp. Vậy lúc này, Việt Nam cần đối phó ra sao?  Trên thực tế, Việt Nam không thể tạo áp lực đối với bất kỳ phía nào từ Trung quốc tới các công ty quốc tế, nhưng có thể vẫn có một điểm tựa quan trọng là khối Đông Nam Á, nếu khai thác đúng mức vai trò của khối này.  
Câu hỏi cuối cùng là Việt Nam có thể vận dụng nổi vai trò của khối Đông Nam Á hay không? Xin kính chào tạm biệt quý thính giả.
******************************