Bình luận: Bày Đặt Đánh Giá

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTheo một thăm dò mới nhất của trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng AP-NORC, là một chương trình hợp tác giữa hãng tin AP và đại học Chicago là tổngg thống Mỹ Joe Biden kết thúc năm đầu tiên nắm quyền, thì đa số người dân Mỹ không tán thành cách ông thực hiện trọng trách và sự giải quyết của một tổng thống, với nhiều sự việc, trong đó có việc ông đối phó với đại dịch kéo dài và lạm phát tăng cao chưa từng có trước đây. Số người Mỹ không tán thành nhiều hơn số tán thành cách ông Biden thực hiện vai trò tổng thống, 56% so với 43%. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 28% người Mỹ nói họ muốn ông Biden tái tranh cử vào năm 2024, trong đó chỉ có 48% cử tri Dân chủ. Hôm 19/1. Trong khi những nước dưới chế độ Cộng Sản không hề có, không dám có bản “đánh giá” hay chê bai giới lãnh đạo, vì nếu họ nêu lên, sẽ bị theo dõi, bị tống giam và có thể đưa tới việc đánh đập cho tới chết. Và sự “đánh giá” này đối với các nước tự do là chuyện thường, với các nhà cựu lãnh đạo, đương nhiệm hay những người đã quá cố. Và với những người có công với dân chúng và đất nước thì họ cho đúc tượng, hay đặt tên của các vị đó cho trường học, cho đường sá, cho thư viện, công viên v….v… Trong khi đó, thì tại các xứ Cộng Sản, như Việt Nam, họ chẳng cần đánh giá, không cần biết lòng dân như thế nào, chúng tự thay đổi mọi thứ, từ viết lại lịch sử, tới đảo lộn văn hóa. Họ đánh giá văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa là thuộc hạng “đồi truỵ; họ cấm và tịch thu văn hóa phẩm: sách báo, nhạc, phim ảnh v…v.. Mới đây họ lại mới bày trò “đánh giá” 2 công thần của Việt Nam., đó là cụ Phan Than Giản và ông Trương Vĩnh Ký. Sau một loạt gọi là “kiểm” các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân vật lừng danh này, ban Tuyên Giáo đã ra công văn, gọi là hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Họ gán cho cụ Phan Thanh Giản tội “phản bội tổ quốc”. Trong khi lịch sử ghi chép rõ la trong nhiệm vụ hết sức nặng nề, cụ Phan cố gắng tiết kiệm xương máu của dân chúng. Nhưng thực dân Pháp đã thấy rõ thế yếu của Việt Nam. Pháp đem đại quân trên tàu chiến đến trước thành Vĩnh Long đưa tối hậu thơ cho cụ Phan yêu cầu đàm phán ngay trên tàu của họ, buộc Việt Nam đầu hàng. Cụ Phan từ khước, xin đình lại để hỏi ý kiến triều đình. Nhưng ngay khi cuộc đàm phán chưa kết thúc thì quân Pháp đã đổ bộ kéo binh vào thành. Vĩnh Long thất thủ, và tiếp theo An Giang và Hà Tiên cũng lần lượt rơi vào tay Pháp. Ngày 4-8-1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước.Trong lá sớ gửi vua Tự Đức trước khi tự vẫn, cụ viết: “Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ. Còn cụ Trương Vĩnh Ký thì bị Việt Cộng gán cho tội “hợp tác với Pháp”, trong khi cuộc đời của ông Pétrus Ký đã chứng minh sự cống hiến ông dành cho tổ quốc Việt Nam, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19. Ông phải mượn tay người Pháp phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp. Họ đã cho rằng ông Trương Vĩnh Ký là Việt gian, vì cái tên Petrus Trương Vĩnh Ký, nên người ta nghĩ Petrus là Pháp rồi nhưng thật sự theo đạo thì tên thánh đi trước. Pháp kêu theo quốc tịch Pháp vẫn không theo”. Thế mà nay, Cộng Sản cho rằng “ Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì xem xét chưa đặt tên đường, phố và công trình công cộng,” TT Mỹ Joe Biden, có tin vào điểm đánh giá hay không, cũng không sao vì sự thật thì nước Mỹ là nước tụ do, dân chủ nên những người lãnh đạo đất nước sẽ được thay đổi sau những nhiệm kỳ của họ, tủy theo lòng dân. Còn ở Việt Nam, đảng Cộng Sản tiếp tục cha truyền, con nối, hết tên ngu dốt, bất lương này lại tới tên ngu dốt, bất lương khác, vì sự thật là ngay sau khi cưõng chiếm miền Nam, tất cả những đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản, Petrus Ký đều bị gỡ bỏ rồi, nay còn bày đặt “chờ đánh giá” Thu Nga