Bức tử và Bất Tử

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Bình luận
 
 
Ngày 29 tháng 4, ngày này của năm 1975 rơi vào ngày thứ ba trong tuần, đó là một ngày tiếp nối sự hỗn lọan chưa từng có. Phi trường Tân Sơn Nhất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 đã bị  nhiều đợt rocket nã vào. Những chiếc trưc thăng bốc nhân viên DAO, và trước khi rút lui, các chuyên viên Hoa Kỳ đặt chất nổ sập tòa nhà Ngũ Giác Đài Đông Phương. Trong khi ở sứ quán Hoa Kỳ, người ta chen chúc nhau, với valise, tay xách nách mang sắp hàng dài mấy chục thước, mong lên được sân bay trên nóc sứ quán, những điểm tập trung khác cùng một cảnh tượng . Những cuộc bốc người vội vã được thực hiện từ trưa ngày 29 đến đến sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau khi cuộc di tản chấm dứt, Tổng Thống Ford cho rằng lịch sử nước Mỹ sang trang, hãy bỏ Việt Nam lại sau lưng!
 
Lúc này Cộng Sản Bắc Việt đã chia ra nhiều cánh quân đang tiến đến gần Sài Gòn và sẵn sàng nã đạn thẳng vào thủ đô . Đêm chót 29 tháng 4 tại Sài Gòn, trong trí nhớ của những người bị kẹt lại, mô tả là một đêm khủng khiếp, lửa cháy khắp nơi, cướp bóc hỗn lọan do những tên tù trốn thóat. Đó là vài nét kinh hòang đã diễn ra một ngày trước khi kết liễu cuộc chiến được Văn Tiến Dũng gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân”,trong “Chiến dịch Hồ Chí Minh” và 2 ngày cuối nằm trong giai đọan 3. Đài phát thanh của Mặt Trận Giải Phóng nghe được ở Tân Gia Ba cho biết Sài Gòn đã bị đổi chủ và  tên của Sài Gòn cũng đã bị đổi thành tên của cái xác tại Ba Đình! Miền nam hòan tòan thất thủ!
 
Khỏang 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi trên đài phát thanh đầu hàng vô điều kiện.Và rồi đòan xe tăng của Cộng Sản đã tiến vào Sài Gòn, sau cùng chiến xa đầu tiên húc vô cánh cửa sắt của dinh Độc Lập và chúng giương cờ Mặt Trận Giải Phóng lên nóc dinh! miền Nam Cộng Hòa bị bức tử theo gót giầy xâm lược của Cộng Sản miền Bắc, từ đó đến nay đã tròn 36 năm
 
Tuy đã qua 36 năm, mỗi năm đến ngày này, trên khóe mắt mỗi người lại long lanh giọt lệ, giọng nói như vỡ đi trong nghẹn ngào uất ức vì trong những ngày giờ cuối đó biết bao nhiêu anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tỏ ra xứng đáng là con yêu của đất nước, họ  đã hy sinh trên bước đường quyết tử. 5 vị tướng oai hùng: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, những vị sĩ quan can trường khác như trung tá Nguyễn Văn Long, Thiếu tá Hoàng Lê Cương, Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Thiếu tá Võ Đằng Phương v…v… và hàng hà sa số những chiến sĩ vô danh không được ghi vào sử sách, đã thà chết không hàng giặc. Lực lượng của tất cả quân binh chủng Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân  v…v… và tại trường Thiếu Sinh Quân, một tài liệu trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long đã tả lại: Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má…”

 
Cùng một vài hình ảnh bi, hùng tráng được ký giả người Pháp ghi lại, Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.” Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…
 
Và những đọan tả lại sự chiến đấu anh dũng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trong những giây phút cuối cùng họ nhất định chiến đấu không đầu hàng, đặc bịêt là đọan tả những người lính Nhảy Dù ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát.”
 
Như thế đó, những chàng trai trẻ vốn going hào kiệt trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử theo miền Nam, nhưng họ bất tử trong lòng con dân đất Việt
 
Nhân ngày 30 tháng tư, xin thắp một nén hương lòng dâng vềTổ Quốc cùng các đấng anh hùng đã vị quốc vong thân, và nguyện cầu cho đòan con lưu lạc một ngày về quang phục quê hương,  biến ngày 30 tháng tư thành ngày chiến thắng, để ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ được tung bay từ bắc tới nam và tên của thủ đô nước Việt không còn là tên của xác chết tại Ba Đình mà sẽ là 2 tiếng  Sài Gòn thân thương
 
Thu Nga