Truyện Ngắn: Tội Nghiệp

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Tiếng nói của đứa cháu từ Việt Nam làm tay tôi ngừng lại nửa chừng trên keyboard của chiếc máy computer:
 
-Mộ của ông nội nằm ở chỗ rất thấp nên nước lúc nào cũng ướt sũng cô à!
 
Tôi nhíu mày cố nhớ lại vị trí của ngôi mộ:
 
-Vậy có ai săn sóc mộ ông nội không ? chú Tuấn nói chú là người săn sóc …và hàng năm cô đều có gởi tiên vê cho chú lo nhang khói mà ?!
 
Tiếng nói của Hùng có vẻ thật buồn:
 
-Cô biết không, lần rồi con về, con tới thăm chú trước khi đi thăm mộ ông nội, lúc ấy chú mới ra chơ mua một bộ đồ bằng giấ, chú nói chú cũng định ra mộ ông nội thắp nhang ….Tới nơi thấy hòan cảnh cái mộ, con biết chú không hê tới cô à …. nắng lên nhưng nước vẫn xâm xấp, có nghĩa là nơi đó bị nước đọng, cô có nhớ chỗ mộ ông nội không ?....
 
Có, tôi nhớ, ngôi mộ thật thấp và tôi đã hỏi Tuấn xây lại tốn bao nhiêu và sau đó tôi có gởi tiền về để lo việc này, nhưng như vậy là công việc không được Tuấn tiến hành như lời hứa . Tôi hình dung lại cái nắng chói chang, chiếu gay gắt trên đầu, trên mặt của chúng tôi và vì phải đi bộ khá xa, từ nhà Tuấn tới đây .Mồ hôi mồ kê tất cả mọi người, giọt từ trán xuống mặt, từ cổ xuống lưng nhơm nhớp, rin rít, rất khó chịu .Phần sau cổ tôi rát bỏng . Tuấn chỉ cho tôi khu nghĩa địa gần phía xa xa, muốn qua ấy phải băng qua một con lạch với chiếc cầu làm bằng một 2 cây tre cột túm với nhau . Cô Đượm,mạ của Tuấn, có lẽ tuổi ngoài 60 mươi, người đen đúa nhưng có vẻ rắn chắc, có lẽ đã quen nên bước thoăn thoắt với cây sào chống xuống nước . Cô có vẻ tự nhiên lắm . Các cháu tôi tuy sợ nhưng cũng đi qua tới bên kia . Tôi lung túng, như chực chờ ngã xuống giòng nước đục dơ, chẳng hiểu có giống vật gì bên dưới như cá sấu, rắng rít hay không, sợ quá không dám qua . nhưng cuối cùng không biết làm thế nào mà tôi cũng qua được. Nắng vẫn đổ gay gắt, khi tới nơi thì mọi người cũng mệt nhòai
 
Hùng tằng hắng lấy giọng khi không nghe tôi lên tiếng :
 
-Con biết nói ra cô sẽ buồn, nhưng khi con chạy xe ngang qua Huế, lúc nào con cũng ghé đến mộ thắp nhang cho ông nội . Thường thuờng những ngôi mộ được chăm sóc là cô biết liền …đằng này, cỏ lên thật cao gần che lấp ngôi mộ, mà nước thì lúc nào cũng xâm xấp …tội ông nội ghê!
 
“Tội ông nội ghê” thằng cháu buông một câu nghe như một chấm than buồn! Mộ của ông nội cháu, tức là mộ của ba tôi . Tôi cố hình dung khung cảnh nơi có ngôi mộ của ba tôi mà cách cháu đã cùng tôi đi đến lần thứ nhất trong chuyến tôi về Việt Nam trong đám tang của anh tôi tại Bà Rịa, rồi sau đó cô cháu cùng thuê xe ra Huế tìm mộ phần của ba . Chú Tuấn và cô Được đã dẫn chúng tôi đến một khu đồi nghĩa địa có chi chit mộ bia, to có, nhỏ có . Những chiếc mộ lớn, xây cất chắc chắn có chạm trỗ rồng, phụng, có trụ cột sang trọng, hoặc những cái xây thấp hơn nhưng cũng có vẻ kiên cố là nơi gìong họ Võ Quang của ba yên nghĩ . Giòng họ có vẻ lớn vì rất nhiều ngôi mộ mang tên “Võ Quang” còn những mộ khác họ, có lẽ là của vợ hay chồng của những người trong tộc họ này . Nhưng mộ của ba tôi, tuy cũng mang họ “Võ Quang” nhưng lại được chôn một khu thấp hơn, cũng có nhiều ngôi mộ nhỏ chung quanh . Các cháu và chú Tuấn sục sạo một hồi, vẹt cỏ ra mới tìm thấy được . Cháu Hùng không nén nổi cơn xúc động quỳ xuống trước mộ ông nội khóc thảm thiết, các cháu Lan, Hoàng, Huy cũng ngồi xuống khóc theo . Chân tôi cũng tự nhiên như khụyu xuống . Cháu Lan đỡ tôi ngồi bên cạnh . Lòng tôi như có dao cắt . Tôi, đứa con bất hiếu đã bỏ ba má ra đi, ba mất không thấy mặt, mạ mất cũng không thấy mặt và bây giờ về cũng không kịp nhìn mặt người anh duy nhất lần cuối .
 
Chú Tuấn và cô Đượm cũng buồn bã ngó mông lung quanh nghĩa địa . Một người đàn ông có vẻ gầy gò mon men lại gần, giọng ông khan khan đặc sệt tiếng Huế “Tôi biệt ôn ni, ôn khạng khại lắm”, tôi tính hỏi ông ba tôi đã khẳng khái như thế nào, thì ông nói tiếp “Ôn nợ hay ra đây ngồi nọai chuyện đời vợi tui, ôn không ưa mậy ông cạch mạng, ôn chựi lung tung”, ông chép miệng:” nhưng ôn chệt tội nghiệp rựa thê!”
 
 Khi cháu Hùng dùng tiếng tội nghiệp, tôi lại hình dung ra người đàn ông khốn khó đó, tôi nhớ không lầm thì ông ta nói ông ta làm nghề chăn vịt, tại nghĩa địa của gìong họ Võ Quang . Tội nghiệp! ba của tôi mất đi trong hòan cảnh tội nghiệp và nấm mộ của ông đến bây giờ cháu Hùng kể vẫn nằm cô đơn chơ vơ tội nghiệp . Tôi hỏi người đàn ông có giọng nặng nề khan đục thêm vài điều, nhưng ông chỉ biết có bấy nhiêu, vì có lẽ, ông chỉ gặp ba   ba tại nghĩa địa này, và nghe ba chửi Việt Cộng, khi ba nổi giận, chớ ông không biết gì hơn . Nhưng sau đó, tôi vẫn ước ao phải chi   tôi có dịp gặp lại ông lão chăn vịt   để nói chuyện thêm, mặc dầu trong thâm tâm đã biết rõ, ông không có gì hơn để kể, nhưng ít ra ông cũng là người đã biết, đã thấy ba, khi người còn sống.
 
Tuấn là em họ của tôi theo trong gia phả . Tuấn ở chung với cô họ tôi là cô Đượm, . Tuấn nói vợ con phải đi xa để buôn bán, cả tháng mới về một lần . Tuấn đem cô cháu tôi đi thăm ngôi từ đường, cũng gần đó . Người giữ từ đường là một ông già, có lẽ đã 80 hay hơn, cũng có thể không tới, tên Thể, mà theo gia phả, tôi gọi bằng chú. Chú Thể đi tập kết, sau khi Cộng Sản vào miền Nam, chú vào theo và chiếm giữ từ đường (sau này tôi mới biết rõ)
 
 Ngôi từ đường cũ kỹ, nhưng cũng có sân trước lót gạch khá sạch sẽ . Bên trong là những bàn thờ cũ kỹ, những tấm ảnh đã phai màu, có cả bàn thờ của ba tôi . Cô cháu chúng tôi thắp nhang trước bàn thờ và khóc . Phòng ngòai cũng đơn sơ vài chiếc ghế   và chiếc bàn chữ nhật bằng gỗ trầy trụa . Tôi nhìn lên tường, những bức hình trắng đen cũng cũ không thua gì bộ bàn ghế . Theo hướng nhìn của tôi, chú Thể, con mắt hấp hem, gương mặt xương xẩu, răng hô, có vẻ hãnh diện khoe đó là các liệt sĩ có công với nhà nước . Chú chỉ vào ngực chú và khoe chú cũng có thành tích 32 năm cách mạng, một người trong bức hinh “liệt sĩ” treo trên tường là em gái của chú .
 
Có lẽ bây giờ chú Thể cũng đã đi theo những liệt sĩ, bà con họ hàng của chú mất rồi . Những liệt sĩ này đã có mặt ở ngôi từ đường khi ba tôi về lại Huế chăng ? và họ đã đối xử như thế nào với ba ? Có lẽ không được tử tế lắm nên ba mới có những lơi mà người chăn vịt cho là “khẳng khái” và có phải vì vậy mà ba hay ra ngoai nghĩa địa thăm viếng ngươi chết hơn là gặp mặt đám ngươi sau khi chết được vinh danh liệt sĩ ?
 
Biết tôi buồn, cháu Hùng nói:
 
-Cô à, con tính xin phép cô làm việc này, là con sẽ ra Huế, đem hài cốt của ông nội vào đây, chôn cất cùng một chỗ với bà nội và ba của con …Để ông nội nằm ngòai đó một mình tội nghiệp ông nội”
 
Thằng cháu lại dung chữ “tội nghiệp”, và tôi hình dung ra ngôi mộ tội nghiệp nằm rất xa những ngôi mộ đồ sộ trong gìong họ Võ Quang . Tôi chưa kịp hỏi thêm, cháu Hùng nói tiếp:
 
-Cô à, cô nhớ nơi nghĩa địa chôn ba nội và ba không ?”
 
-Nhớ chớ, mà sao con ?”
 
-Họ sắp giải tỏa khu nghĩa địa đó rồi!
 
Tôi giật mình vì tin “giải tỏa nghĩa địa” sao nghe quen quen . Đó là những bản tin nghe từ trong nước đưa ra, nay thì giải tỏa khu đất người sống để   đọat nhà, khi thì giải tỏa nghĩa địa để cướp đất
 
Tôi nhớ tôi và chị Quyên đã ngồi trên xe đạp của các cháu đem nhang đèn, hoa quả khi đi thăm mộ anh Quang . Phải luồn qua, lách lại một con truông dài mới tới khu nghĩa địa . Nơi đây, mạ tôi và anh tôi yên giấc ngàn thu . Lòng tôi quặn thắt, mạ tôi mất khi tôi vừa di tản qua Mỹ vài năm, tôi không về được . Anh Quang bệnh nặng, tôi đã mua vé, nhưng anh không chờ tôi lại mất trước khi tôi đặt chân lên phi cơ, tôi cũng không nhìn được mặt anh lần cuối và anh cũng không còn cơ hội nhìn đứa em gái duy nhất sau mấy chục năm trời! Tôi đã quay quắt với ý nghĩ “phải chi tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ về thăm anh sớm hơn, viết thư cho anh nhiều hơn hay tìm cách nói chuyện điện thọai với anh sớm hơn!”. “Phải chi”, 2 chữ quái ác mà người ta lúc nào cũng chỉ mong muốn khi không còn dịp nữa .
 
Cháu Lan đốt nhang cho cả những mộ chung quanh và nói:
 
-Không biết mộ của ai cô à, nhưng lúc nào tụi con cũng thắp cho họ khi tới đây . Tội nghiệp! không ai nhang khói!
 
Tôi chợt trầm ngâm tự hỏi: những người đó là ai ? Khi còn sống họ làm gì ? ở đâu ? thân nhân họ giờ trôi giạt phương nào . Nếu lỡ sau này có chuyện gì xảy ra cho gia đình chị dâu và các cháu, có ai sẽ thắp một nén nhang cho mộ mạ tôi, anh tôi hay không ? Các cháu còn cho biết là còn phải “hối lộ” cho những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò hay lang thang trong khu nghĩa địa để kiếm thức ăn người ta cúng, nếu không, nhang chưa tàn, vừa quay lưng đi là chúng sẽ hốt hết nhang đèn, hoa quả . Tội nghiệp cho người chết, và cũng thật tội nghiệp cho người sống dưới chế độ Cộng Sản!
 
-Cô! Cô còn đó không ?
 
-Ừ cô đây ? Sao vậy ? tại sao lại giải tỏa, rồi đem hài cốt đi mô ?
 
-Dạ, con đã tìm ra được một nơi đê di chuyển mộ của bà nội và ba rồi, con sẽ đem hài cốt ông nội về đây chôn gần bà nội và ba, để tụi con có thể lui tới được, còn ở Huế xa quá, vài tháng một lân, con mới đi ra ngòai đó ….mà chú Tuấn thì chắc không săn sóc được …Cô à, mộ của ông nội không ai săn sóc, trên cái bia thì tên và ngày chết cũng không đọc rõ . Con hỏi chú Tuấn ông nội chết ngày nào chú cũng không nhớ
 
-Sao lại vậy được, hồi đó cô thấy có bia mộ mà, sao lại không có tên ?
 
Tôi vừa nói, vừa tìm trong hộc tủ, ngay chỗ tôi đang ngồi, lôi cái gia phả gìong họ Võ Quang mà chú Thể đã đưa, tìm tên ba trên trang giấy đã ố vàng. Tờ gia phả liệt kê nhiều đời trong họ . Ba là cháu đích tôn của ông bà nội . Ba tôi có tên khác trên gia phả. Ngòai đời ba dùng tên khác, nhưng trong gia tộc và xóm làng kêu tên cúng cơm của ba . Tôi ráng nhớ lại cái mộ nhỏ xíu của ba, ông là cháu đích tôn, ông đã bỏ vợ, bỏ con, lúc tuổi đã xế chiều, tìm về lại quê xưa, nhưng có lẽ, ông không được gìong họ đối xử tử tế- vì họ không muốn ba tôi dành lại từ đường, nên khi chết, ông cũng được chôn ở một khu cách xa ông bà nội cả một khu đất .
 
-Dạ lâu rồi, nên những chữ khắc trên đó, cũng như ngày chết cũng bị mờ không đọc được, con hỏi chú ông nội chết ngày nào, chú cũng không biết thì làm sao chú làm giỗ được! ?
 
Tôi cảm thấy đau nhói trong lòng, khi tiếng Hùng vẫn tiếp tục qua chuyện mộ phần trong nam:
 
-Còn khu nghĩa địa nơi chôn bà nội và ba bây giờ khó đi vô lắm, nhà nước sắp giải tỏa nên người ta lần lần dời mộ đi hết
 
-Tại sao họ giải tỏa ? rôi họ làm gì ? dân không phản đối sao con ?
 
-Dạ, nhà nước nói sẽ bồi thường một số ít tiền, nhưng mình đâu có cần phải đợi lúc họ ủi mới dời đi cô, con chờ tới tháng 3 sẽ dơi mộ bà nội và mộ ba, xong con ra Huế liền, dơi mộ ông nội vô chôn cùng chỗ luôn
 
Tôi nhớ lại lời của Tuấn nói ba là cháu đích tôn, nên chắc ba muốn ở gần gia tộc của mình vì lúc đó chúng tôi có tỏ ý muốn dời hài cốt bà vào Bà Rịa cho gần mộ mạ tôi, tôi hơi lo:
 
-Con nghĩ trong gìong họ ba, ví dụ như chú Tuấn, chú có cản trở việc này không ?
 
-Con không nghĩ chú sẽ cản . Mà cô nhớ không, mộ ông nội đâu có gần mộ của ông bà cố đâu!? Tại sao họ lại chôn ông nội một khu khác vậy ? mà khu này quá tệ!
 
-Con có nhớ chú Tuấn nớ có ý không muốn cô cháu mình dời mộ ông nội vô nam không ?
-Hôm nọ chú cũng nói đại ý như vậy, nhưng ….
 
Hùng ngập ngừng:
 
-Cô biết tại sao rồi, vì còn mộ ông nội nơi đó thì con lâu lâu cũng ghé thăm chú và cô cũng gởi tiên về hàng năm cho chú, còn nếu dời đi thì …
 
Tôi thở dài:
 
-Có năm cô gởi một lần, có năm hai lần, lần nào trong thơ cô cũng nhờ thắp nhang và săn sóc mộ ông nội, không ngờ ….
 
Tôi nhớ lại căn nhà từ đường nơi chú Thể đóng đô với những công lao liệt sĩ cùng gìong họ của chú . Nơi từ đường đáng lẽ ba được hưởng những ngày giờ còn lại gần gũi hương hỏa ông bà mà ba là đích tôn mà! Nhưng ba đã mất đi trong buồn bã cô đơn và bây giờ cái mộ tội nghiệp của ông sắp được dời về gần gũi vợ con, không chừng vậy hay hơn! Ba sẽ không còn cô đơn nữa!
 
Tôi vẫn lo lắng:
 
-Con có chắc chú Tuấn không cản trở mình việc này không ?
 
Hùng quả quyết:
 
-Con nghĩ chú không thể cản mình được, nếu họ xem ông nội là họ hàng thân thích, tại sao họ lại chôn ông nội một nơi thấp để mộ bị sũng nước, mà không ai chăm sóc ?
 
Tôi cố nén lo âu:
 
-Con làm nhanh lên cô sẽ gởi tiên về cho con lo việc này nghe
 
Tiếng cháu dạ thật ngoan ở bên kia đầu giây, cách xa cả nửa vòng trái đất . Tôi nghe một nổi buồn thật thấm thía . Những đứa cháu tội nghiệp (lại tội nghiệp), con của người anh duy nhất của tôi khi Việt Cộng cưỡng chiếm miền nam, còn nhỏ xíu, đứa lớn đi mót khoai về nấu cho đứa út mới được 2 tuổi ăn cho đỡ đói, những đứa bé nhỏ xíu chạy loan mắc kẹt ở giữa những đòan người tay xách nách mang . Những đứa bé không được học hành tới nơi, tới chốn vì ba là “ngụy”. Những đứa bé này lớn lên, vốn liếng chỉ có thúng, mũng, nhà tranh, vách đất, gia tài chỉ có một chiếc xe Honda cột ở chân giường . Anh tôi mất đi trong sự thiếu thốn thuốc men, sau khi từ lao tù Cộng Sản về, dắt díu vợ con đi vùng kinh tế mới . Chị tôi già trước tuổi, chân tay yếu đuối vì qua bao nhiêu tháng năm làm việc vất vả .
 
Người sống đã tội nghiệp, người chết cũng chẳng yên thân, mồ mả bị cào xới, di chuyển hết chỗ này đến chỗ kia, có nhiều nghĩa địa, Cộng Sản không cần di chuyển mất công, tốn tiền ủi đất cho bằng phẳng, xây công viên, đường sá, hay cất những căn nhà đồ sộ lên trên
 
-Cô ơi!
 
-Cô đây!
 
- Tội nghiệp ông nội! Nhưng cô đừng buồn nghe, con sẽ làm nhanh lắm để ông nội được vô đây nằm gần bà nội và ba! Con đã tìm ra được một khu đất tốt rồi cô!
 
Có tiếng điện thọai cúp ở đầu giây bên kia . đất tốt ? tốt bao lâu ? bao lâu lại phải dời mộ phần đi nơi khác lần nữa! Ôi những mảnh đời sống và chết tội nghiệp của một đất nước sau 36 năm vẫn còn lầm than!
 
Thu Nga 
n/a