Thư Viết Từ Ðường Heatherglen

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Phạm Ngũ Yên


1.
Buổi sáng nào tôi cũng nghe tiếng chim cu rúc lên ngoài sân, dưới những cây đỗ tùng. Buổi sáng tịnh yên không xao động một lòng liều lĩnh. Nắng chưa kịp chói chang trên những gờ mái lân cận, để nghe trong lòng một chút nhớ Sài Gòn.

Tiếng chim rời rạc, từng hồi. Có lúc im bặt khá lâu. Dưới những tàng lá xanh um, mùa xuân đang làm dáng với khách bộ hành, cùng những đóa hoa cũng đang run rẩy trước gió. Vài con ong hút mật chập choạng trong mấy bụi gai dại, chia nhau một nhánh cỏ mơ màng.

Một ngày nào đó, nàng không còn tha thiết để chạy đuổi tình yêu, Giống như tôi không thắp sáng nổi một que diêm hoài mong từ sau cuộc đổi đời. Ðôi môi nàng vẫn còn ướt rượt một màu son, nhưng mùi vị quen thuộc dường như đã khác. Nàng không còn như xưa, khi tôi trở lại. Mọi hoàn cảnh cũng đổi thay. Khó khăn làm sao để nhận ra con đường có ngôi nhà của gia đình nàng, nơi tôi thường lui tới ngày trước. Cây hoàng lan thay cho một tán dù nhiều màu và một vuông sân được ôm trọn chung quanh nó bằng một dãy hàng rào sắt. Không biết có chó dữ nằm đàng sau hay không nhưng tôi nghe trong lòng cộm lên một nỗi sợ hãi.

Khi tôi quen nàng tôi là một người lính truyền tin 22 tuổi. Ðơn vị của tôi trú đóng tại thị xã Bảo Lộc - danh từ ngày trước còn gọi là Blao - Không ai nói cho tôi biết tình yêu bao gồm có cả sự đau khổ. Và tôi cũng không học biết được giá trị của những hạnh phúc đơn giản. Chúng nằm lặng lẽ chung quanh đời sống và toát lên hơi ấm mỗi ngày. Những hơi ấm có khả năng đẩy lùi mọi rét mướt, mọi đời mưa.

Góc phố hôm nào dội lên những bước chân ướt nhòa. Nàng đi về qua đó mỗi ngày, từ ngôi trường Trung Học duy nhất của thị xã là trường Nữ Trung Học Bảo Lộc. Khi thầy Tô Ðức Hạnh về nắm chức Hiệu trưởng, thầy đề nghị dùng màu tím là màu chính cho áo lạnh của nữ sinh, để tương xứng với màu sim mọc hoang dại trong thị xã. Màu sim mà Hữu Loan đã từng ca tụng. Từ một quán cà phê nhìn ra một buổi sáng, người lính là tôi sẽ nhìn thấy một chút rét mướt và một chút lãng mạn lướt thướt trôi theo những bước chân các nữ sinh và màu tím giống như những vạt khói tương tư của đời. Tháng ngày trôi qua nhẹ nhàng và cũng rất âm thầm. Nhưng đối với tôi luôn đầy những đam mê trong lòng giống như sông trôi qua những bờ cây khao khát.

Mười bảy tuổi nàng gởi gắm một tình yêu lãng mạn trên những cây ngo trong sân trường. Những cây bơ xanh um bốn mùa đợi rét. Trong khi tôi gò lưng trên bàn viết những bài văn để gởi đăng báo Sài Gòn.

Tình yêu sẽ ngỡ ngàng thêm một khi nỗi nhớ cột chúng tôi vào nhau. Những nỗi nhớ ào ạt trôi đi như cơn mưa và trở về sau những biền biệt. Có những điều tôi không hiểu được tại sao bầu trời vẫn mỗi ngày mỗi xanh và vẫn dịu dàng dường ấy mà tình yêu chúng tôi lại héo úa mỗi ngày. Chỉ có đôi môi của nàng kêu gọi môi tôi và cháy hồng ngọn lửa khi ngồi trong quán cà phê. Ðã có thời tôi đắm đuối nhìn màu nắng thấp thoáng trên tóc nàng và sương mù mờ mịt ngoài kia. Nó làm khuôn mặt nàng linh động hẳn lên và khiến tôi liên tưởng đến một ảo ảnh đã hiện thân thành đời sống nhiệm mầu.

Một đêm nàng ghé qua căn phòng độc thân nơi trại lính. Nói rằng chỉ trú mưa giây lát rồi đi. Mưa ở núi rừng bay qua từng cơn và những sợi mưa có khả năng làm lạnh một bờ môi. Tôi pha cho nàng một ly ca cao sữa và nướng một lát bánh mì và thêm một thỏi pho mát “con bò cười”. Ðó là món ăn qua đêm thường xuyên của tôi. Nàng nói nàng không đói nhưng vẫn đón thức ăn từ tay tôi và cắn từng miếng nhẹ nhàng. Mưa giăng tơ ngoài sân, nơi có cột cờ rũ rượi. Những giàn ăngteng phơi phóng tín hiệu như hạnh phúc phát đi từ những đường gân máu trên vầng trán trinh bạch. Hoa mạc lan rụng rời một màu đêm trên lối đi ướt át. Ðêm nay có người sẽ không ngủ được vì mùi hương thoang thoảng đâu đây, trên gối chăn đầm đìa những tiếng cười, tiếng khóc hoan lạc.

Ðời sống giống như một con đường mà chúng ta đi hoài không đến được đoạn cuối và một lúc nào đó một trong hai người sẽ dừng lại ở khúc quành. Tôi linh cảm như vậy. Ðêm đó nàng quyết định chia tay với tôi, nhưng tôi không biết. Vì nàng không nói ra. (vả chăng trong cùng một hoàn cảnh của thời gian và không gian sự nhận thức của con trai luôn chậm chạp hơn con gái).

Nàng về, không nhìn lại sau lưng, như người ta dứt khoát một quá khứ. Tôi đưa nàng một khoảng đường dài, qua một chiếc hồ và một khu chợ để dẫn về nhà nàng. Có tiếng dế trong khóm dã quỳ vàng rực bên hông nhà bưu điện. Tôi nhớ đến con dế ngủ quên trong ngăn bàn một thời đi học, ngày xưa, hình như nó đã chết đi vội vàng không chờ đến sáng. Những vì sao thoi thóp cũng khóc trên đầu. Em về, mang theo giông bão trên vai và những bước chân ngổn ngang mất dấu địa đàng. Những lá khô nép mình trong mưa đêm nhưng khua động đầm đìa như tiếng đau trong lồng ngực. Dẫu cuộc đời có lả tả mùa thu thì trái tim vẫn không héo hon trong lồng ngực.

Qua vai tôi, gió vẫn thổi vội vàng. Lá thư vẫn còn nằm trong túi áo tôi, ủ rũ những dòng mực tím: “đừng nghĩ về em khi đêm đã khuya rồi. Vì em sẽ không còn như xưa và anh cũng vậy”... Lá thư nàng viết cho tôi với những chữ ham hố không chừa lề và khít khao. Giống như sự ham hố của nàng khi gần tôi, có khả năng bùng lên những cời than nhức nhối... Những câu chữ yếu đuối như một bài thơ, nhưng mạnh mẽ những vết chém.

2.
Nhiều năm sau, tôi trở về Ðà Lạt. trước ngày tôi lên đường định cư tại Hoa Kỳ. Ðêm đầu tiên tôi đội mưa phùn ra phố. Mùa đông không còn ném những cơn gió xuống mặt đường dẫn lên khu Hòa Bình. Nơi tam cấp lạnh lẽo, người ta bày bán những trái bắp nướng có thoa mỡ hành, Ánh đèn lung linh từ những ngọn đèn bão như không muốn khêu gợi một hạnh phúc vừa chìm lấp sau những dâu biển cuộc đời. Những Kiosque lạnh buốt đóng kín trong lòng nó những quà lưu niệm, những giỏ phong lan lộng lẫy ban ngày. Tôi mua một trái bắp vừa lấy ra khỏi lò than. Và một chút mỡ hành kèm theo. Tôi ngồi đại xuống một bậc thang xa cách chỗ bán hàng một chút, thưởng thức tận tình mùi vị dân giã nhưng trù phú hạnh phúc của đêm. Nhà hàng La Tulip Rouge, nơi mà trước đây lần đầu tiên Khánh Ly quen biết Trịnh Công Sơn, và những lời hát mộng mị như Diễm Xưa, Ướt Mi vừa ráo khô trên những dòng nhạc của hắn.

Khu Chợ Mới thiêm thiếp một giấc ngủ không cần màu mè hay ánh sáng từ các bảng đèn hiệu dội ra. Bây giờ những cột điện cũng không cần thiết để soi rõ vườn hoa phía trước Chợ vì những đời hoa đã nói lên đủ những lạc thú hay những đau thương trộn lẫn vào nhau. Tôi vừa nhớ đến nàng.
Nàng có chồng và vẫn còn sống tại Bảo Lộc, thành phố có những vườn trà bạt ngàn. Có những cô gái Bắc Kỳ giống như sơn nữ mang gùi sau lưng hai tay bứt cọng trà thoăn thoắt. Có những vườn bơ mum múp trái nhìn ra góc phố bụi đỏ mơ màng. Mặt hồ Ðồng Nai Thượng no đầy một mùa mưa lũ. Nhưng lòng ai héo khô, ráo hoảnh một cuộc tình? Chồng nàng là một giáo sư dạy Việt Văn tại trường Ðà Lạt. Nghe nói anh ta là một giáo sư thấm nhuần chủ nghĩa xã hội và thành đạt những vinh quang sau một đổi đời. Tôi mừng cho nàng.

Tình yêu tôi và nàng, giống như hai vòng bán nguyệt, ghép với nhau mà chưa làm tròn trịa một vầng trăng. Biết đâu, một khoảnh khắc nào đó, giữa đường đời trăm hướng, tôi và nàng đi lướt qua nhau mà lòng đã xa lạ về nhau. Hoặc giả trên góc phố đông vui của Cali, của Texas, nàng đi bên chồng bên con, tôi làm sao để nhìn ra xuân sắc của nàng, một cô gái mười bảy tuổi ngày xưa từng nghiêng mình trên vai tôi thổn thức?

Ðêm qua lâu, tôi trở về lại căn phòng trọ buổi chiều. Mưa vẫn khua vang một góc đường đi xuống Khu Hòa Bình. Mưa bay qua nóc nhà thờ Con Gà và trên vai bức tượng Chúa đứng một mình trên vườn Nazareth. Vài chuyến xe lam vội vã vụt qua. Vài chiếc xe ngựa mệt mỏi không muốn lăn bánh. Những nan xe ngại ngần trước quanh co khắc khoải của đời. Ðêm chập choạng ngọn điện nhìn xuống những tam cấp nhà thờ. Những cột điện được dựng lên hàng trăm năm già nua giống như thành phố. Nhưng lòng người thì mới mẻ những lừa đảo. Tất cả mọi điều rồi sẽ trôi qua, và ký ức về một khuôn dáng tình yêu sẽ vụt qua để không còn ray rứt nữa? Giống như tờ giấy trắng rơi ra từ trang vở lòng cũ kỹ không cách nào làm liền lạc lại.

Một lần tôi đi xem phim một mình mà không có nàng bên cạnh. Tôi không nhớ lý do nào nàng giận tôi và tôi phải đi một mình. Nhưng tôi nhớ hôm đó rạp Ngọc Lan chiếu lại Doctor Zhivago. Phim vừa chiếu tại Sàigòn với những thu hút đồ sộ về số người xem.

3.
Sự đau khổ mà tôi muốn viết ra - giữa tôi và nàng - sẽ không là một cái gì hết so với những gì mà đạo diễn David Lean muốn bày tỏ, dựa theo tác phẩm tuyệt vời của Boris Pasternak. David Lean là một đạo diễn từng chiếm hai giải Oscar trước đó qua hai bộ phim “The Bridge On The River Kwai” và “Laurence Of Arabia”.

Tác phẩm Doctor Zhivago, bằng văn phẩm, cũng mang lại vinh quang cho tác giả của nó giải Nobel Văn Chương 1958, một giải thưởng giá trị do Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển trao tặng. Tác phẩm được phát hành trước đó một năm và lập tức trở thành một quyển sách bán chạy nhất thời đó và được dịch sang 18 thứ tiếng.

Tác phẩm viết ra trong thời gian xảy ra cuộc cách mạng Bolsevik và sự trưởng thành của chế độ cộng sản, trong bối cảnh rối ren và xáo trộn của nước Nga. Lồng trong đó mối tình đau khổ giữa Zhivago - một thi sĩ và cũng là một bác sĩ - với hai người đàn bà.

Tonya, một phụ nữ quí phái mà ông vừa cưới làm vơ ỳ- và người kia, Lara, một người tình không thể nào quên. Tình yêu của họ sẽ che lấp hết mọi lũng bóng chết và đi qua đời này với đẫm ướt môi hôn và nước mắt. Dưới cáí nhìn của riêng tôi, mối tình trong tác phẩm Doctor Zhivago là một mối tình tay ba tuyệt vời của thế kỷ.

Từ những thập niên 60, Boris Pasternak đã báo động cho thế giới bên ngoài về những hiểm họa của cộng sản. Giữa những bông tuyết bay trắng xóa trên nóc điện Cẩm Linh và trên những toa tàu lẩm lũi đi qua những cánh đồng lúa mì, người ta sẽ nhìn ra vết thương đang nhức nhối trên cơ thể nước Nga Xô Viết. Mấy chục năm sau, vết thương đó đang thành hình trên đất nước Việt Nam. Hình ảnh bác sĩ Zhivago đi tháo gỡ những mảnh ván từ căn nhà cũ đem về sưởi ấm cả phòng, sao giống hình ảnh những trí thức Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 quá vậy? Nó không phải chỉ đại diện cho một chế độ mà nó đang đại diện cho cả một thời đại, trong đó giá trị của con người bị kéo xuống thấp ngang hàng với con vật. Con người chỉ biết sợ hãi và học biết chập nhận những đau khổ. Ðời sống khi đó, sẽ thổn thức chung quanh nó vì những vòng kẽm gai. Những trại tập trung chật kín tù nhân và những họng súng về đêm kè bên hông xua con người phải đi về hướng chỉ định. Và những đôi tình nhân lúc đó, muốn tìm đến hạnh phúc phải đi qua những kinh khổ ngậm ngùi.

Câu chuyện diễn ra có những lúc ba nhân vật chính lạc mất nhau. Có những lúc họ nhìn thấy nhau nhưng rồi chia tay vội vàng. Trên những đường phố ẩm ướt mưa bụi hay dưới những hàng cây trắc bá đầy tuyết trắng xóa, tình yêu của họ dường như vừa thổi một hơi ấm cho cuộc đời đang đóng băng.

Một đêm, Zhivago và Lara trở về lại căn nhà cũ của ông, nơi trang trại Varikyno. Căn nhà hạnh phúc ghi dấu thời kỳ tình yêu của hai người. Mọi thứ, mọi đồ vật đầu bị phủ lấp bởi tuyết. Có chiếc bàn viết mênh mông nhìn ra đêm bất trắc bên ngoài, nơi những con sói đang rình mồi. Tiếng tru của chúng trong lòng đêm nghe như tiếng xiếng xích cựa mình. Từ chiếc bàn viết đó, Zhivago bắt đầu viết những vần thơ tình yêu tặng Lara. Ðêm về sáng lướt thướt những hơi thở tuyết băng bên ngoài cửa sổ. Bên những cây gai dại trắng xóa. Trong khi Lara đang yên giấc.

Zhivago do Omar Sharif, một tài tử gốc Ai Cập diển xuất. Julie Christie vai người tình Lara. Geraldine Chaplin vai Tonya. Rod Steiger vai Komarovsky, một tên sở khanh đểu giả. Phim chiếm 4 giải Oscar năm 1965 dành cho Màu sắc đẹp nhất, Kỹ thuật hay nhất, Ðạo diễn hay nhất và Hóa trang hay nhất.

3.
Tôi yêu Zhivago từ những đêm tối đó. Từ rạp hát trở về.
Tôi yêu những cuộc tình tay ba từ những đêm như vậy. Những cuộc tình hôn mê chưa cắn trái đắng mà đã thấy tê môi. Những người đàn ông hào hoa đi qua đời những người nữ dịu dàng và nhan sắc dịu dàng.
Ngày sẽ tàn và héo hắt vạt nắng xuân thì. Một người đàn bà đi qua đời một người đàn ông luôn kéo theo những cơn địa chấn cấp 6 cấp 7. Và khi lìa xa nhau, người đàn bà cũng để lại trong lòng người đàn ông những đổ nát trần trụi. Tiếng chân mưa ngoài kia vỡ òa lơ đãng. Nhưng lạnh như sông và buồn như sông.

Mùa xuân, gió rít ngoài cửa kính. Thời tiết giống như một ngày đông. Nỗi khao khát nào dội lên những đầu ngón tay. Khi tôi đi, Sài Gòn Việt Nam đang mùa xuân. Những mái ngói xưa và con đường rợp lá me đường Lê Thánh Tôn có còn hay mất? Có rất nhiều mùa xuân đi qua đời của một người di tản buồn, nên có nhiều mùa hoa rụng theo. Hình như bao giờ cũng vậy, mỗi một tháng năm chồng chất trên vai đều giống như dòng sông trôi mờ ảo trong trái tim một người. Chúng sẽ lạnh ngút không một tiếng sóng lòng quen thuộc.

Sáng nay chiếc lá rụng bên thềm. Tiếng chim kêu gióng giả một hồi rồi mất tăm. Như Ngọc, cũng vừa mất tăm không một kịp lời phân giải.
Ba mươi ba năm vượt qua những ngậm ngùi dâu bể. Cộng thêm gần 20 mươi năm ngóng đợi một tình yêu mất dấu. Là năm mươi sinh nhật của tình yêu tôi và nàng. Tôi không hiểu tại sao khi hai người yêu nhau mà cứ phải làm khổ nhau bằng những điều không đâu. Và gởi về nhau bằng những lời như dao cắt trong lòng?

Ðời sống là hạnh phúc hay khổ đau? Chúng có thể trộn lẫn vào nhau hay tách biệt ra để làm phong phú thêm cho những năm tháng tồn tại trên trái đất này. Tôi sẽ có nhiều đêm về nghe thao thức, khi những giọt mồ hôi hôn mê mệt lả một thời trăng mật. Ðể tự nhủ với mình hãy quên một hình dáng dịu dàng mà giấu trong lòng nó cả một trùng khơi bão tố.

5.
Tháng tư có những cây anh đào đang ra hoa hai bên bờ sông Potomac, vùng Washington. Một lần nào đó tôi cùng nàng đi về nơi đó và đi dưới những đài hoa rụng lả tả. Gió làm rụng hoa và thổi bay nhiều hướng. Cuối cùng thì chúng cũng nằm yên trên cỏ xanh như đàn bướm có cánh màu hồng. Còn lại những thân cành khẳng khiu vừa ra lá xanh, như những lời hứa hẹn mùa này, năm sau.

Nhưng biết có về lại được không? Hình như đã muộn màng. Ðó chỉ là một giấc mơ lộng lẫy bên một hiên đời khao khát. Cánh hoa hôm nay đã phai màu quá khứ, nằm lặng lẽ đâu đó trong lớp bụi thời gian. Như nàng đã lặng lẽ rời xa tôi để nhập vào dòng đời xe cộ.

PNY
bao the gioi


 

Thư Viết Từ Ðường Heatherglen
Phạm Ngũ Yên


1.
Buổi sáng nào tôi cũng nghe tiếng chim cu rúc lên ngoài sân, dưới những cây đỗ tùng. Buổi sáng tịnh yên không xao động một lòng liều lĩnh. Nắng chưa kịp chói chang trên những gờ mái lân cận, để nghe trong lòng một chút nhớ Sài Gòn.

Tiếng chim rời rạc, từng hồi. Có lúc im bặt khá lâu. Dưới những tàng lá xanh um, mùa xuân đang làm dáng với khách bộ hành, cùng những đóa hoa cũng đang run rẩy trước gió. Vài con ong hút mật chập choạng trong mấy bụi gai dại, chia nhau một nhánh cỏ mơ màng.

Một ngày nào đó, nàng không còn tha thiết để chạy đuổi tình yêu, Giống như tôi không thắp sáng nổi một que diêm hoài mong từ sau cuộc đổi đời. Ðôi môi nàng vẫn còn ướt rượt một màu son, nhưng mùi vị quen thuộc dường như đã khác. Nàng không còn như xưa, khi tôi trở lại. Mọi hoàn cảnh cũng đổi thay. Khó khăn làm sao để nhận ra con đường có ngôi nhà của gia đình nàng, nơi tôi thường lui tới ngày trước. Cây hoàng lan thay cho một tán dù nhiều màu và một vuông sân được ôm trọn chung quanh nó bằng một dãy hàng rào sắt. Không biết có chó dữ nằm đàng sau hay không nhưng tôi nghe trong lòng cộm lên một nỗi sợ hãi.

Khi tôi quen nàng tôi là một người lính truyền tin 22 tuổi. Ðơn vị của tôi trú đóng tại thị xã Bảo Lộc - danh từ ngày trước còn gọi là Blao - Không ai nói cho tôi biết tình yêu bao gồm có cả sự đau khổ. Và tôi cũng không học biết được giá trị của những hạnh phúc đơn giản. Chúng nằm lặng lẽ chung quanh đời sống và toát lên hơi ấm mỗi ngày. Những hơi ấm có khả năng đẩy lùi mọi rét mướt, mọi đời mưa.

Góc phố hôm nào dội lên những bước chân ướt nhòa. Nàng đi về qua đó mỗi ngày, từ ngôi trường Trung Học duy nhất của thị xã là trường Nữ Trung Học Bảo Lộc. Khi thầy Tô Ðức Hạnh về nắm chức Hiệu trưởng, thầy đề nghị dùng màu tím là màu chính cho áo lạnh của nữ sinh, để tương xứng với màu sim mọc hoang dại trong thị xã. Màu sim mà Hữu Loan đã từng ca tụng. Từ một quán cà phê nhìn ra một buổi sáng, người lính là tôi sẽ nhìn thấy một chút rét mướt và một chút lãng mạn lướt thướt trôi theo những bước chân các nữ sinh và màu tím giống như những vạt khói tương tư của đời. Tháng ngày trôi qua nhẹ nhàng và cũng rất âm thầm. Nhưng đối với tôi luôn đầy những đam mê trong lòng giống như sông trôi qua những bờ cây khao khát.

Mười bảy tuổi nàng gởi gắm một tình yêu lãng mạn trên những cây ngo trong sân trường. Những cây bơ xanh um bốn mùa đợi rét. Trong khi tôi gò lưng trên bàn viết những bài văn để gởi đăng báo Sài Gòn.

Tình yêu sẽ ngỡ ngàng thêm một khi nỗi nhớ cột chúng tôi vào nhau. Những nỗi nhớ ào ạt trôi đi như cơn mưa và trở về sau những biền biệt. Có những điều tôi không hiểu được tại sao bầu trời vẫn mỗi ngày mỗi xanh và vẫn dịu dàng dường ấy mà tình yêu chúng tôi lại héo úa mỗi ngày. Chỉ có đôi môi của nàng kêu gọi môi tôi và cháy hồng ngọn lửa khi ngồi trong quán cà phê. Ðã có thời tôi đắm đuối nhìn màu nắng thấp thoáng trên tóc nàng và sương mù mờ mịt ngoài kia. Nó làm khuôn mặt nàng linh động hẳn lên và khiến tôi liên tưởng đến một ảo ảnh đã hiện thân thành đời sống nhiệm mầu.

Một đêm nàng ghé qua căn phòng độc thân nơi trại lính. Nói rằng chỉ trú mưa giây lát rồi đi. Mưa ở núi rừng bay qua từng cơn và những sợi mưa có khả năng làm lạnh một bờ môi. Tôi pha cho nàng một ly ca cao sữa và nướng một lát bánh mì và thêm một thỏi pho mát “con bò cười”. Ðó là món ăn qua đêm thường xuyên của tôi. Nàng nói nàng không đói nhưng vẫn đón thức ăn từ tay tôi và cắn từng miếng nhẹ nhàng. Mưa giăng tơ ngoài sân, nơi có cột cờ rũ rượi. Những giàn ăngteng phơi phóng tín hiệu như hạnh phúc phát đi từ những đường gân máu trên vầng trán trinh bạch. Hoa mạc lan rụng rời một màu đêm trên lối đi ướt át. Ðêm nay có người sẽ không ngủ được vì mùi hương thoang thoảng đâu đây, trên gối chăn đầm đìa những tiếng cười, tiếng khóc hoan lạc.

Ðời sống giống như một con đường mà chúng ta đi hoài không đến được đoạn cuối và một lúc nào đó một trong hai người sẽ dừng lại ở khúc quành. Tôi linh cảm như vậy. Ðêm đó nàng quyết định chia tay với tôi, nhưng tôi không biết. Vì nàng không nói ra. (vả chăng trong cùng một hoàn cảnh của thời gian và không gian sự nhận thức của con trai luôn chậm chạp hơn con gái).

Nàng về, không nhìn lại sau lưng, như người ta dứt khoát một quá khứ. Tôi đưa nàng một khoảng đường dài, qua một chiếc hồ và một khu chợ để dẫn về nhà nàng. Có tiếng dế trong khóm dã quỳ vàng rực bên hông nhà bưu điện. Tôi nhớ đến con dế ngủ quên trong ngăn bàn một thời đi học, ngày xưa, hình như nó đã chết đi vội vàng không chờ đến sáng. Những vì sao thoi thóp cũng khóc trên đầu. Em về, mang theo giông bão trên vai và những bước chân ngổn ngang mất dấu địa đàng. Những lá khô nép mình trong mưa đêm nhưng khua động đầm đìa như tiếng đau trong lồng ngực. Dẫu cuộc đời có lả tả mùa thu thì trái tim vẫn không héo hon trong lồng ngực.

Qua vai tôi, gió vẫn thổi vội vàng. Lá thư vẫn còn nằm trong túi áo tôi, ủ rũ những dòng mực tím: “đừng nghĩ về em khi đêm đã khuya rồi. Vì em sẽ không còn như xưa và anh cũng vậy”... Lá thư nàng viết cho tôi với những chữ ham hố không chừa lề và khít khao. Giống như sự ham hố của nàng khi gần tôi, có khả năng bùng lên những cời than nhức nhối... Những câu chữ yếu đuối như một bài thơ, nhưng mạnh mẽ những vết chém.

2.
Nhiều năm sau, tôi trở về Ðà Lạt. trước ngày tôi lên đường định cư tại Hoa Kỳ. Ðêm đầu tiên tôi đội mưa phùn ra phố. Mùa đông không còn ném những cơn gió xuống mặt đường dẫn lên khu Hòa Bình. Nơi tam cấp lạnh lẽo, người ta bày bán những trái bắp nướng có thoa mỡ hành, Ánh đèn lung linh từ những ngọn đèn bão như không muốn khêu gợi một hạnh phúc vừa chìm lấp sau những dâu biển cuộc đời. Những Kiosque lạnh buốt đóng kín trong lòng nó những quà lưu niệm, những giỏ phong lan lộng lẫy ban ngày. Tôi mua một trái bắp vừa lấy ra khỏi lò than. Và một chút mỡ hành kèm theo. Tôi ngồi đại xuống một bậc thang xa cách chỗ bán hàng một chút, thưởng thức tận tình mùi vị dân giã nhưng trù phú hạnh phúc của đêm. Nhà hàng La Tulip Rouge, nơi mà trước đây lần đầu tiên Khánh Ly quen biết Trịnh Công Sơn, và những lời hát mộng mị như Diễm Xưa, Ướt Mi vừa ráo khô trên những dòng nhạc của hắn.

Khu Chợ Mới thiêm thiếp một giấc ngủ không cần màu mè hay ánh sáng từ các bảng đèn hiệu dội ra. Bây giờ những cột điện cũng không cần thiết để soi rõ vườn hoa phía trước Chợ vì những đời hoa đã nói lên đủ những lạc thú hay những đau thương trộn lẫn vào nhau. Tôi vừa nhớ đến nàng.
Nàng có chồng và vẫn còn sống tại Bảo Lộc, thành phố có những vườn trà bạt ngàn. Có những cô gái Bắc Kỳ giống như sơn nữ mang gùi sau lưng hai tay bứt cọng trà thoăn thoắt. Có những vườn bơ mum múp trái nhìn ra góc phố bụi đỏ mơ màng. Mặt hồ Ðồng Nai Thượng no đầy một mùa mưa lũ. Nhưng lòng ai héo khô, ráo hoảnh một cuộc tình? Chồng nàng là một giáo sư dạy Việt Văn tại trường Ðà Lạt. Nghe nói anh ta là một giáo sư thấm nhuần chủ nghĩa xã hội và thành đạt những vinh quang sau một đổi đời. Tôi mừng cho nàng.

Tình yêu tôi và nàng, giống như hai vòng bán nguyệt, ghép với nhau mà chưa làm tròn trịa một vầng trăng. Biết đâu, một khoảnh khắc nào đó, giữa đường đời trăm hướng, tôi và nàng đi lướt qua nhau mà lòng đã xa lạ về nhau. Hoặc giả trên góc phố đông vui của Cali, của Texas, nàng đi bên chồng bên con, tôi làm sao để nhìn ra xuân sắc của nàng, một cô gái mười bảy tuổi ngày xưa từng nghiêng mình trên vai tôi thổn thức?

Ðêm qua lâu, tôi trở về lại căn phòng trọ buổi chiều. Mưa vẫn khua vang một góc đường đi xuống Khu Hòa Bình. Mưa bay qua nóc nhà thờ Con Gà và trên vai bức tượng Chúa đứng một mình trên vườn Nazareth. Vài chuyến xe lam vội vã vụt qua. Vài chiếc xe ngựa mệt mỏi không muốn lăn bánh. Những nan xe ngại ngần trước quanh co khắc khoải của đời. Ðêm chập choạng ngọn điện nhìn xuống những tam cấp nhà thờ. Những cột điện được dựng lên hàng trăm năm già nua giống như thành phố. Nhưng lòng người thì mới mẻ những lừa đảo. Tất cả mọi điều rồi sẽ trôi qua, và ký ức về một khuôn dáng tình yêu sẽ vụt qua để không còn ray rứt nữa? Giống như tờ giấy trắng rơi ra từ trang vở lòng cũ kỹ không cách nào làm liền lạc lại.

Một lần tôi đi xem phim một mình mà không có nàng bên cạnh. Tôi không nhớ lý do nào nàng giận tôi và tôi phải đi một mình. Nhưng tôi nhớ hôm đó rạp Ngọc Lan chiếu lại Doctor Zhivago. Phim vừa chiếu tại Sàigòn với những thu hút đồ sộ về số người xem.

3.
Sự đau khổ mà tôi muốn viết ra - giữa tôi và nàng - sẽ không là một cái gì hết so với những gì mà đạo diễn David Lean muốn bày tỏ, dựa theo tác phẩm tuyệt vời của Boris Pasternak. David Lean là một đạo diễn từng chiếm hai giải Oscar trước đó qua hai bộ phim “The Bridge On The River Kwai” và “Laurence Of Arabia”.

Tác phẩm Doctor Zhivago, bằng văn phẩm, cũng mang lại vinh quang cho tác giả của nó giải Nobel Văn Chương 1958, một giải thưởng giá trị do Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển trao tặng. Tác phẩm được phát hành trước đó một năm và lập tức trở thành một quyển sách bán chạy nhất thời đó và được dịch sang 18 thứ tiếng.

Tác phẩm viết ra trong thời gian xảy ra cuộc cách mạng Bolsevik và sự trưởng thành của chế độ cộng sản, trong bối cảnh rối ren và xáo trộn của nước Nga. Lồng trong đó mối tình đau khổ giữa Zhivago - một thi sĩ và cũng là một bác sĩ - với hai người đàn bà.

Tonya, một phụ nữ quí phái mà ông vừa cưới làm vơ ỳ- và người kia, Lara, một người tình không thể nào quên. Tình yêu của họ sẽ che lấp hết mọi lũng bóng chết và đi qua đời này với đẫm ướt môi hôn và nước mắt. Dưới cáí nhìn của riêng tôi, mối tình trong tác phẩm Doctor Zhivago là một mối tình tay ba tuyệt vời của thế kỷ.

Từ những thập niên 60, Boris Pasternak đã báo động cho thế giới bên ngoài về những hiểm họa của cộng sản. Giữa những bông tuyết bay trắng xóa trên nóc điện Cẩm Linh và trên những toa tàu lẩm lũi đi qua những cánh đồng lúa mì, người ta sẽ nhìn ra vết thương đang nhức nhối trên cơ thể nước Nga Xô Viết. Mấy chục năm sau, vết thương đó đang thành hình trên đất nước Việt Nam. Hình ảnh bác sĩ Zhivago đi tháo gỡ những mảnh ván từ căn nhà cũ đem về sưởi ấm cả phòng, sao giống hình ảnh những trí thức Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 quá vậy? Nó không phải chỉ đại diện cho một chế độ mà nó đang đại diện cho cả một thời đại, trong đó giá trị của con người bị kéo xuống thấp ngang hàng với con vật. Con người chỉ biết sợ hãi và học biết chập nhận những đau khổ. Ðời sống khi đó, sẽ thổn thức chung quanh nó vì những vòng kẽm gai. Những trại tập trung chật kín tù nhân và những họng súng về đêm kè bên hông xua con người phải đi về hướng chỉ định. Và những đôi tình nhân lúc đó, muốn tìm đến hạnh phúc phải đi qua những kinh khổ ngậm ngùi.

Câu chuyện diễn ra có những lúc ba nhân vật chính lạc mất nhau. Có những lúc họ nhìn thấy nhau nhưng rồi chia tay vội vàng. Trên những đường phố ẩm ướt mưa bụi hay dưới những hàng cây trắc bá đầy tuyết trắng xóa, tình yêu của họ dường như vừa thổi một hơi ấm cho cuộc đời đang đóng băng.

Một đêm, Zhivago và Lara trở về lại căn nhà cũ của ông, nơi trang trại Varikyno. Căn nhà hạnh phúc ghi dấu thời kỳ tình yêu của hai người. Mọi thứ, mọi đồ vật đầu bị phủ lấp bởi tuyết. Có chiếc bàn viết mênh mông nhìn ra đêm bất trắc bên ngoài, nơi những con sói đang rình mồi. Tiếng tru của chúng trong lòng đêm nghe như tiếng xiếng xích cựa mình. Từ chiếc bàn viết đó, Zhivago bắt đầu viết những vần thơ tình yêu tặng Lara. Ðêm về sáng lướt thướt những hơi thở tuyết băng bên ngoài cửa sổ. Bên những cây gai dại trắng xóa. Trong khi Lara đang yên giấc.

Zhivago do Omar Sharif, một tài tử gốc Ai Cập diển xuất. Julie Christie vai người tình Lara. Geraldine Chaplin vai Tonya. Rod Steiger vai Komarovsky, một tên sở khanh đểu giả. Phim chiếm 4 giải Oscar năm 1965 dành cho Màu sắc đẹp nhất, Kỹ thuật hay nhất, Ðạo diễn hay nhất và Hóa trang hay nhất.

3.
Tôi yêu Zhivago từ những đêm tối đó. Từ rạp hát trở về.
Tôi yêu những cuộc tình tay ba từ những đêm như vậy. Những cuộc tình hôn mê chưa cắn trái đắng mà đã thấy tê môi. Những người đàn ông hào hoa đi qua đời những người nữ dịu dàng và nhan sắc dịu dàng.
Ngày sẽ tàn và héo hắt vạt nắng xuân thì. Một người đàn bà đi qua đời một người đàn ông luôn kéo theo những cơn địa chấn cấp 6 cấp 7. Và khi lìa xa nhau, người đàn bà cũng để lại trong lòng người đàn ông những đổ nát trần trụi. Tiếng chân mưa ngoài kia vỡ òa lơ đãng. Nhưng lạnh như sông và buồn như sông.

Mùa xuân, gió rít ngoài cửa kính. Thời tiết giống như một ngày đông. Nỗi khao khát nào dội lên những đầu ngón tay. Khi tôi đi, Sài Gòn Việt Nam đang mùa xuân. Những mái ngói xưa và con đường rợp lá me đường Lê Thánh Tôn có còn hay mất? Có rất nhiều mùa xuân đi qua đời của một người di tản buồn, nên có nhiều mùa hoa rụng theo. Hình như bao giờ cũng vậy, mỗi một tháng năm chồng chất trên vai đều giống như dòng sông trôi mờ ảo trong trái tim một người. Chúng sẽ lạnh ngút không một tiếng sóng lòng quen thuộc.

Sáng nay chiếc lá rụng bên thềm. Tiếng chim kêu gióng giả một hồi rồi mất tăm. Như Ngọc, cũng vừa mất tăm không một kịp lời phân giải.
Ba mươi ba năm vượt qua những ngậm ngùi dâu bể. Cộng thêm gần 20 mươi năm ngóng đợi một tình yêu mất dấu. Là năm mươi sinh nhật của tình yêu tôi và nàng. Tôi không hiểu tại sao khi hai người yêu nhau mà cứ phải làm khổ nhau bằng những điều không đâu. Và gởi về nhau bằng những lời như dao cắt trong lòng?

Ðời sống là hạnh phúc hay khổ đau? Chúng có thể trộn lẫn vào nhau hay tách biệt ra để làm phong phú thêm cho những năm tháng tồn tại trên trái đất này. Tôi sẽ có nhiều đêm về nghe thao thức, khi những giọt mồ hôi hôn mê mệt lả một thời trăng mật. Ðể tự nhủ với mình hãy quên một hình dáng dịu dàng mà giấu trong lòng nó cả một trùng khơi bão tố.

5.
Tháng tư có những cây anh đào đang ra hoa hai bên bờ sông Potomac, vùng Washington. Một lần nào đó tôi cùng nàng đi về nơi đó và đi dưới những đài hoa rụng lả tả. Gió làm rụng hoa và thổi bay nhiều hướng. Cuối cùng thì chúng cũng nằm yên trên cỏ xanh như đàn bướm có cánh màu hồng. Còn lại những thân cành khẳng khiu vừa ra lá xanh, như những lời hứa hẹn mùa này, năm sau.

Nhưng biết có về lại được không? Hình như đã muộn màng. Ðó chỉ là một giấc mơ lộng lẫy bên một hiên đời khao khát. Cánh hoa hôm nay đã phai màu quá khứ, nằm lặng lẽ đâu đó trong lớp bụi thời gian. Như nàng đã lặng lẽ rời xa tôi để nhập vào dòng đời xe cộ.

PNY

 

Copyright © 2008 - All rights reserved.