Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
 
NKP
 
Ngày nầy 35 năm về truớc khi trái đạn đầu tiên của Cộng quân pháo kích vào phi truờng Đa Nẵng chiều ngày 28 tháng 3 năm 75 đánh dấu cho cuộc di tản buồn tại Đa Nẵng ngày hôm sau 29 tháng 3 năm 1975.
Mổi năm cung vào ngày nầy, những hình ảnh năm xua gợi lại trong tôi những nổi buồn xót xa, nồi buồn của một nguời lính nhu trăm ngàn nguời lính khác, mang tâm trạng u hoài, tâm trạng của những nguời lính bị bỏ roi, tâm trang
        Canh bạc chưa chơi mà hết vốn,
        Cờ còn nuớc đánh phải đánh thua
                        Thơ của Thanh Nam
Mấy ngày nay tình hình ngoài phố không an ninh. Dân chúng từ Quảng Trị, Thừa Thiên , Huế di tản về thành phố Đa nẵng ngày càng đông cộng thêm rất nhiều các đon vị TQLC, Bộ Binh, Thiết Giáp ở các tuyến đầu rút về thành phố Đa nẵng, dân và quân đông đến độ xe cộ không di chuyển đuợc nữa. Tình hình mất an ninh ngày càng nghiêm trong, Quân trấn Đa nẵng và Quân đoàn I ra lênh Thiết Quân Luật, Giới nghiêm 24/24. Dân chúng nhu biển nguời kéo đến phi truờng Đa nẵng. Quân Cảnh và phòng thủ KQ với những chiếc Commando V100 án ngữ tại các cổng ra vào phi truờng bắn chỉ thiên để thị uy, nhung duờng nhu đoàn nguời không còn ai để ý đến tiếng súng nữa. Hàng ngàn nguời đóng lều tại chổ noi các cổng ra vào phi truờng đua đến tình trạng hỗn loạn không ai có thể ra vào cổng đuợc nữa. Rất nhiều KQ gồm có Hoa tiêu, chuyên viên kỷ thuật và nhân viên duới đất bị kẹt lại Đa nẵng vì tình trạng nầy, và ngay cả các hành khách của Air Viet nam cùng chung số phận.
Tình hình biến đổi quá nhanh chua bao giờ thấy. Đấu tháng 3 Quân đoàn II bị Cộng Sản tấn công. SĐ 6 KQ Phù Cát bị ảnh huởng của tình trạng giãm quân viện nên không đủ sức bao vùng, SĐ1 KQ Đa Nẵng lên tiếp viện trong đó có phi đoàn tôi tham dự. Kết quả phi đội tôi bị bắn roi một chiếc. Đến giữa tháng 3 thì Quân Đoàn II thất thủ. Cộng sản chia mủi dùi vào Quân Đoàn I, Tuớng Truởng ra lệnh tử thủ, lệnh lạc thay đổi từng ngày từng giờ, lúc thì đánh, lúc thì lui chua bao giờ nguời lính QLVNCH phải đối đầu với một sự việc kỳ lạ nhu thế.
Trong khi tuớng Truởng ra lệnh tử thủ Đa Nẵng thì Bộ Tu Lệnh KQ tại Sài Gòn ra lệnh chuẩn bị rút lui. SD1 KQ nhận lệnh của Bộ Tu Lệnh KQ và Quân Đoàn I cùng một lúc. Đánh và lui !!!
Trong khi đó, Bộ Tu Lênh Hải Quân vùng I Duyên Hải qua hệ thống hành quân Quân đoàn I yêu cầu KQ yểm trợ cho một phi vụ Chinook. Một phi tuần 2 chiếc Chinook do tôi dẫn đầu trình diện phòng hành quân Hải Quân tại Son Trà. Một thiếu tá Hải Quân thuyết trình phi vu. HQ yêu cầu chúng tôi câu dàn Radar của HQ tại một ngọn núi giáp ranh giới Quãng Ngãi. Đây là dàn Radar cực mạnh và tối tân có thể kiểm soát đuợc tất cả các tàu bè trên biển Đông mãi đến ranh giới Trung Cộng. Toán chuyên viên HQ sẽ tháo gỡ dàn Radar cho chúng tôi mang về Đa Nẵng, rồi từ đó sẽ đuợc đua lên Hải Vận Hạm di chuyển về Nha Trang. Phi vụ thứ hai chúng tôi sẽ câu một số thuyền phao nổi để làm cầu. Chúng tôi đến trình diện tại một Căn cứ Công Binh cách Sa Huỳnh 30 phút đuờng chim bay về huớng Đông Nam. Vì phải đáp núi, gió lốc và câu nặng nguy hiểm, nên tôi nhận lãnh phi vụ câu dàn Radar và chỉ thị chiếc số 2 Wingman, trung uý H bay đến Căn cứ Công Binh để câu các thuyền và phao làm cầu nổi. Sau khi chia tay nhau để đi làm việc mổi nguời một noi thì trung úy H báo cáo với tôi trên tần số VHF là Công Binh không đủ số thuyền và phao nổi nhu đa ghi trong phi lệnh vì một số còn mắc kẹt ngoài Huế di chuyển bằng đuờng bộ qua phuong tiện Quân vận chua về kịp.
Công Binh chỉ có khoảng hơn 100 cái thuyền nổi nên Chinook chỉ câu về cho HQ trong hai chuyến là xong. Chúng tôi báo cáo tin nầy về phòng hành quân HQ để xin lệnh kế tiếp và đuợc HQ chỉ thị có bao nhiêu câu bấy nhiêu. Công Binh cung yêu cầu chiếc số 2 cho một số các quân nhân đi theo phi co về phi truờng dã chiến tại Sa Huỳnh. Chúng tôi hoàn tất phi vụ trong ngày hôm đó, HQ “release” chúng tôi lúc 4 giờ chiều. Không ngờ phi vụ hôm đó là phi vụ “chiếc cầu định mạng” đua đến sự bức tử của Lữ Đoàn 174 TQLC tại Đa Nẵng mà trong đó có thiếu tá TQLC Phạm văn Tiền mà mãi cho đến 35 năm sau tình cờ đọc đuợc bài viết của một TQLC tôi mới biết. Salute Nien truong Tien!
Trái đạn đầu tiên rớt xuống giữa hai phi đạo tạo thành tiếng nổ lớn với cột khói trắng trong lúc trên trời một phi tuần 3 chiếc A37 đi hành quân về đang vào gió xuôi (down wind) để vào cận tiến (final approach). Đồng hồ đeo tay chỉ đúng 6 giờ 45 phút, trời Đa Nẵng vào tháng 3 khí hậu mát dịu, bầu trời màu xanh không một vần mây, ánh nắng hoàng hôn còn chói lòa trên mặt đất, khung cảnh trông hiền hòa dể thuong nhu những nguời con gái Huế và các nử sinh truờng Sao Mai Đa nẵng.
Đứng trên lầu 2 khu cu xá độc thân (main compound) dành cho hoa tiêu các phi đoàn, tòa nhà tọa lạc về huớng đông của phi đạo nên tình cờ tôi thấy rất rỏ trái đạn đầu tiên rớt xuống phi truờng. Lòng thầm nghi, chẳng lẽ A37 đi hành quân về làm rớt rocket? Điều nầy không thể xãy ra đuợc, vì theo luật an phi, tất cã phi co hành quân , truớc khi về đến phi truờng thì súng đạn, rockets phải vào khóa an toàn, bom nếu không xử dụng thì phải đem ra vùng giải tỏa để thả. Đang suy nghi thì phi truờng báo động, còi hụ liên hồi dấu hiệu cho biết phi truờng đang bị pháo kích. Không đầy 5 phút sau đó là những trái đạn chạm nổ liên tục rót xuống phi đạo. Thì ra vừa rồi là trái khói do pháo binh Cộng sản bắn điều chỉnh, đây mới là những loạt đạn bắn hiệu quả tiếng nổ to hon với nhung cột khói đen. Không ai bảo ai, các anh em F5, A37, Trực thăng, Vận tải, Chinook mọi nguời ai nấy đều về phần sở mình để ứng chiến. Cuờng độ pháo kích bắt đầu gia tăng cứ vài phút một lần và lúc nầy thì trời đa xụp tối. Những trái đạn roi xuống đất chạm nổ cùng với những tia lửa bập bùng trên phi đạo trông thấy rỏ. Nguời ta cung nghe đuợc tiếng depart từ nhiều noi khác nhau xa có gần có. Lúc nầy thì hình nhu bọn Cộng sản chỉ tâp trung vào phi đạo vì khi phi đạo bị phá vở thì các phi co fixed wings không the cất cánh đuợc nua. Cho dù pháo kích nhu thế các A37 và F5 vẫn cất cánh cứ hai chiếc một rồi lấy cao độ đổi huớng ra biển. Phi đoàn Chinook của chúng tôi nằm ngay đầu phi đạo và trong lúc đó chúng tôi đang ứng chiến ngoài các tuyến phòng thủ nên thấy rất rõ không chiếc nào mang bom đạn duới cánh.
Đa từng bay võ trang nhiều năm để yểm trợ quân bạn, nhung chua lần nào tôi mang tâm trạng của quân bạn nhu lần nầy. Đó là tâm trạng của một nguời đang bị pháo kích mà có phi co bạn xuất hiện trên đầu thì lên tinh thần lắm. Khi hai chiếc A37 đầu tiên cất cánh trong lúc phi truờng đang bị pháo kích, lòng tôi mừng thầm, nghi rằng các bạn tôi đi “khóa mồm” con cháu bác một lần cuối. Nhung khi nhìn thấy duới cánh không bom, không rockets, anh em chúng tôi thất vọng, có nguời văng tục chửi thề vài tiếng.
Tội nghiệp cho các bạn A37 bị oan ức. Chúng tôi thừa hiểu rằng muốn mang bom thì phải có “lệnh” kỷ thuật mới gắn bom. Muốn thả bom thì phải có “lệnh” mới đuợc thả. Các A37 và F5 cất cánh liên tục nhu vậy mà không mang theo bom đạn có nghia là “ong đa vỡ tổ“. Trong khi đó thì “chuồn chuồn” vẫn tuân “lênh” thuợng cấp tuyệt để. Không một “chuồn chuồn” nào cất cánh, tất cả nằm ụ chấp nhận thuong đau.
Lúc nầy thì bọn Cộng sản có “đề lô” lọt vào phi truờng chỉ dẫn nên bọn chúng pháo rất chính xác gây thiệt hại cho ta khá nhiều. Hon muời ngàn quả đạn bắn vào phi truờng từ 6 giờ 30 chiều ngày 28 tháng 3 đến 8 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 75 thì chấm dứt sau khi toán tùng thiết Cộng sản vào đuợc bên trong phi truờng khu phía Tây phi đạo.
Phi đoàn Chinook chúng tôi cung thế, “tuân lênh” thuợng cấp (Đại tá Không Đoàn Truởng, Chuẩn tuớng Su đoàn truởng) một cách tuyệt đối, không một chiếc nào đuợc đổ đầy xăng, đó là “lệnh”.
Tất cả chỉ đuợc đổ nửa bình xăng, vì sợ các “phi công vô kỷ luật” đao tẩu. Theo lệnh tất cả phải ở lại tử thủ Đa nẵng, điểm danh mổi tiếng một lần, nón sắt, áo giáp, súng đạn đầy đủ, ứng chiến 100 phần trăm tại phi đoàn. Các phi công “vô kỷ luật” tuân lệnh tử thủ Đa nẵng đến giờ phút cuối cùng 8 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 75 thì phi truờng bị bỏ ngõ khi đon vị Cộng Sản đầu tiên vào đuợc bên trong phi truờng với chiến xa và tùng thiết. Lúc nầy “chuồn chuồn” mới cất cánh khi biết đuợc các “Quan lớn” có lẽ đa theo những chiếc A37 “di tản chiến thuật” từ đem qua hay đa “rút lui” mấy ngày truớc rồi. Cung vì không đủ xăng để bay thẳng theo đuờng chim bay, chuồn chuồn phải xuôi Nam theo quốc lộ 1 ngang qua Sa Huỳnh để nếu hết xăng cứ đáp xuống quốc lộ 1 “đón xe đo về“ câu nói tếu của các hoa tiêu truc thăng, hoặc chạy theo quân bạn, hoặc bay ra biển Hải Quân sẽ cứu.
Trên đuờng xuôi Nam dọc theo quốc lộ 1, nhìn thấy TQLC đầy dãy dọc theo bờ biển, rất nhiều trái khói đủ màu đuợc tung ra với hy vọng chuồn chuồn sẽ xuống , có lẽ anh em TQLC lúc đó đa nguyền rủa chúng tôi, nhung các anh có biết đâu, cung nhu các anh, chúng tôi cung bị bỏ roi.
Trên tàu tôi đủ các loại lính. Dù có, TQLC có, Bô binh có, KQ có, dân sự có, không biết ở đâu họ đa ngồi sẵn la liệt trên sàn tàu. Khi tôi ra đến phi đạo thì cảnh tuợng nguời đứng quanh chiếc Chinook đông nhu một đan kiến bu quanh miếng đuờng. Tất cã là một trăm muời một nguời, anh hạ si quan co khí viên nói nhỏ vào tai tôi nhu thế. Chết rồi, tôi đáp lại, làm sao cất cánh nổi, tàu quá tãi, tôi nói nhỏ vào tai anh hạ si quan co khí viên. Mình có thể chở tối đa 60 nguời anh biết rồi. Tiếng nói của tôi rât nhỏ đủ để anh hạ si quan nghe thôi, nhung cung làm cho mọi nguời nghi ngờ và mang tâm trạng “It’s better not be me, I dare you” Họ nhìn chúng tôi với vẽ mặt lo âu, với những ánh mắt van xin nài ni cung nhu hăm dọa nhu ngầm nhắn nhủ với tôi rằng: “thà tự sát chết chu không bao giờ chịu xuống tàu đâu nhé!”. Những trái lựu đạn M26 sẵn sàn rút chốt, những cây súng Colt 45, P38, M16 sẵn sàn nhả đạn vào tôi nếu cần. Hon muời lăm phút trôi qua vẫn không biết giải quyết thế nào, tôi đanh quyết định cất cánh với tu tuởng trong đầu tất cả cùng chết. “This is the end! “.
Trong lúc mở máy thì nhiều tiếng súng nổ rất gần và hình nhu có tiếng nổ dòn của AK. Phản ứng tự nhiên, tôi cho tàu di chuyển ra taxi way và cất cánh ngay tại đó mà không cần ra phi đạo. Chiếc Chinook rùng mình vài cái rồi luớt gió đi lên. Nhẹ nhõm nhu con tàu, tôi suy nghỉ không biết sao mình có thể làm đuợc một việc “phi thuờng” nhu thế. Cất cánh quá tải với số luợng nguời nhu thế mà vẫn lên đuợc. Thì ra, cung nhờ chỉ có phân nữa bình xăng nên con tàu nhẹ bớt mới chở thêm đuợc nhiều nguời nhu thế. Nhung cái giá phải trả là tôi bị rớt, phải đáp khẩn cấp vì hết xăng cách phi truờng Phù Cát vài muoi cây số đuờng chim bay.
Hình ảnh những nguời lính TQLC dọc theo bờ biển Đa nẵng với những trái khói đủ màu đuợc thả liên tục nhu một sự cầu cứu trong tuyệt vọng. Những TQLC bị bỏ roi nầy là những bạn bè tôi, đồng đội tôi. Chúng tôi sát cánh chiến đấu bên nhau qua những năm tháng dài đầy cam go, thử thách và chết chóc. Khi các anh thả trái khói, kêu gọi trên tần số, chúng tôi nhu những diều hâu từ trên cao sẵn sàn nhào xuống với các anh. Khi chúng tôi bị bắn roi, các anh sẵn sàn tiến truớc họng đại liên của quân thù để cứu sống chúng tôi, hoặc đua xác chúng tôi về với gia đinh. Hôm nay, các anh cần đến chúng tôi nhu chua bao giờ cần đến . Với những tiếng kêu cứu gào thét qua tần số, với những trái khói liên tục đuợc thả ra trên bờ biển trải dài vài chục cây số từ bờ biển Non Nuoc tại Đa nẵng đến Sa Huỳnh gần Quãng Ngãi và lần nầy chúng tôi đanh lỗi hẹn, đanh phải “Bỏ Anh Em, Bỏ Bạn Bè” vì chúng tôi cung nhu các anh, chúng ta, những nguời lính bị bỏ roi.
Là một phi công trực thăng chiến đấu, đa từng bay các phi vụ võ trang, đổ quân trên khắp các chiến truờng từ Lam Son 719 Hạ Lào sang Campochia cho đến Mùa Hè Đỏ Lửa, đa từng sát cánh với các đon vị bạn duới đất, cho dù một đon vị Địa Phuong Quân đồn trú ở một tiền đồn xa xôi hẻo lánh cung không buông súng đầu hàng một cách dể dàng nhu thế. Trong vòng 30 ngày của tháng 3 làm gì cả hai Quân Đoàn I và Quân Đoàn II tan rã một cách nhanh chóng nhu thế nếu chúng ta không tuân “lệnh” lui binh!
Trên độ cao tám ngàn bộ, trong phòng lái nhìn qua kính chiếu hậu, tôi thấy nhiều guong mặt đâm chiêu nhìn ra ngoài phi co, nhiều giọt nuớc mắt chảy dài trên gò má, mọi nguời đều êm lặng, ánh mắt đăm chiêu, khói thuốc lá màu trắng đục trên cao độ với khí hậu lạnh cứ quanh quẩn và che phủ mọi nguời trên phi co nhu dãy khăn tang cho Đa Nẵng và cho Việt nam.
Đa Nẵng đa thật sự thất thủ lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
  
 
Viết ngày 29 tháng 3 năm 2010
Cánh chim phi xứ.
pkn
 

n/a