Châu Âu Du Ký
Submitted by SaiGon1600AM on Tue, 10/01/2013 - 14:37.
Printer-friendly version Châu Âu Du Ký
Thu Nga
Thế rồi chúng tôi quyết định một cách đột ngột là đi tham dự đại hội Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Liên Hội Âu Châu. Cũng vì quyết định giờ phút chót nên có nhiều trục trặc khi book vé máy bay và vé xe lửa đi từ nước này sang nước khác thăm viếng sau đại hội, tiền khách sạn phải trả cao hơn những người khác. Đổi tiền Dollar ra Euro cũng lỗ hơn. Tuy nhiên cuối cùng nhờ sự sốt sắng của ban tổ chức cũng như đôi bạn đầu tàu là anh chị Lại Đình Đán cùng khóa nên chuyến đi cũng xong xuôi.
Máy bay đáp xuống phi trường Frankfurt, vì múi giờ khác nhau nên chúng tôi đi từ thứ Tư 28 tháng 8, và tới đó ngày 29 tháng 8, mới có 9 rưỡi sáng. Chúng tôi nhìn lại những information thì biết chỗ hẹn để ban tổ chức đi rước nằm trên lầu 3 của phi trường tại tiệm McDonald, đến 2-3 giờ chiều ban tổ chức mới cho người đến đón. Ngồi tại đây một hồi khá lâu, nhìn sang một chiếc bàn cách đó không xa là những người tóc đen, tôi nói với nhà tôi, chắc phải là Võ Bị rồi chớ không ai khác. Đúng vậy, và liên tiếp sau khi nhận diện cùng gia đình Võ Bị, cùng về tham dự đại hội Liên Âu, nhiều cặp khác, thuộc đủ mọi khóa, cũng đã lục tục kéo đến ngồi đầy cả sân trước của tiệm ăn, có cả những người đã thăm viếng Anh Quốc trước rồi mới ghé như anh chị Dật, anh chị Đán, anh chị Miều, còn những người khác thì ở khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đến.
Cùng nhau hàn huyên tâm sự vui như pháo Tết nhưng mắt vẫn trông ngóng ban tổ chức đến đón thì cuối cùng đến hơn 3 giờ chiều có xe bus đón chúng tôi về địa điểm. Anh Hà Minh Châu, một người trong ban tổ chức chở chúng tôi về, vừa chỉ dẫn những điều đặc biệt của nước Đức. Chạy cả tiếng qua nhiều phố xá, và cuối cùng xe leo lên một con đồi có nhiều cây xanh đẹp mắt thì tới khu vực cắm trại. Nhưng không phải camping bằng lều vải mà là trong dãy building kiểu nhà nghỉ mát. Nhiều người nói đùa, giống các trại tị nạn năm 1975 trong các dãy nhà tiền chế, sạch sẽ khang trang. Từ đó về sau khi nhắc lại địa điểm này cho mau, chúng tôi gọi “trại tị nạn”.
Mọi người lo kéo hành lý vào phòng của mình. Có phòng ở được 3 cặp, có phòng 2 cặp. Chúng tôi và anh chị Đán ở cùng phòng. 2 chiếc giường kiểu bunkbed nằm song song với nhau. Dĩ nhiên mấy ông phải leo lên ngủ tầng trên; thấy ông nào cũng gối mỏi, chồn chân, mấy bà cũng cảm thấy tội nghiệp nhưng không biết làm sao hơn vì không bà nào muốn leo lên cao như thế mà nằm chung thì chật quá, tuy nhiên cũng không có gì đáng phàn nàn cả. Bạn bè lâu năm mới gặp lại thêm cái tình cùng một trường Mẹ đậm đà nên không khí lúc nào cũng ròn rã tiếng cười. Buổi chiều mọi người được thưởng thức một buổi ăn tối với thức ăn rặt của người Âu Châu là bánh mì, xúc xích, jambon, cheese và trà.
Tiền đại hội ngay buổi chiều hôm ấy trong hội trường gần kế bên thật vui. Các cháu Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu đã trổ tài nấu phở để các cô, chú, bác họp xong có món ăn nóng.
Sáng ngày hôm sau 30 tháng 8, buổi sáng mọi người được ban tổ chức đem đi du ngoạn trên sông Rhein. Sông Rhein được biết dài nhất châu Âu, chạy ngang qua nhiều quốc gia với những tên riêng của Quốc Gia đó. Hai bên sông khung cảnh thật đẹp. Nhiều “castles” xây trên những đồi cao, những lâu đài làm người ta liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích, thần tiên. Nhà cửa tại Đức sơn nhiều màu sắc tươi tắn, đẹp mắt, chứ không phải chỉ có màu trắng mà thôi. Ngồi trên thuyền trong bầu không khí trong xanh, gió mát lạnh. Từng nhóm, từng khóa tiếp tục chuyện vãn khi con tàu cứ êm ả trôi trên giòng sông. Ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy trên những đồi cao, dốc thẳng đứng có những vườn nho cheo leo, có lẽ đất hẹp người đông nên mới leo mãi lên tận non cao mà trồng trọt chăng? Không hiểu làm sao mà họ có thể săn sóc vườn tược trên một triền dốc núi như thế được!?
Dạo chơi bằng du thuyền xong, lên tới bờ, mọi người lại hối hả đi xem một tòa lâu đài nguy nga trên cổ thành Marksburg. Lâu đài được xây từ thế kỷ thứ 14, tọa lạc trên một đồi cao, làm toàn bằng đá. Leo lên hết các bậc đá là đã mệt nhoài. Để tăng thêm sức leo núi, những lời ca vui nhộn “Đèo cao! Dô ta! Thì mặc đèo cao! Dô ta! Nhưng lòng yêu nước! dô ta! Còn cao hơn đèo! Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta! ....” và cũng từ đó “ban hợp ca bất đắc dĩ tại chỗ ra đời cho đến ngày chia tay”. Cần nói thêm lâu đài bằng đá này có nhiều tầng, nhiều phòng. Vào trong lâu đài rồi, còn phải leo thêm một cái dốc gồ ghề đá. Người hướng dẫn nói tiếng Ăng Lê giải thích và hướng dẫn đi xem từng phòng một. Nào là phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, đặc biệt chiếc giường trong phòng ngủ của chủ nhân tòa lâu đài rất nhỏ, rộng bằng double bed, nhưng ngắn hơn. Người hướng dẫn giải thích khi xưa người ta ngủ ngồi, vì sợ khi nằm dài để ngủ sẽ bị chết, do đó giường không cần phải dài và rộng! Có phòng chưng bày những quân lính, và có những ổ khóa kiểu quần lót cho các bà vợ khi ông chồng ra chiến trường thời bấy giờ và nhiều chi tiết thú vị. Mấy bà cười hăng hắc nói, may quá mấy ông chồng thời nay không quá ghen như mấy ông tướng thời ấy.
Xem hết các phòng trong lâu đài cả trong lẫn ngoài, mọi người lại lục tục kéo nhau ra ngoài chờ tàu đi về lại chỗ cũ, ngược giòng sông Rhein, xe bus chạy về lại nơi đại hội để chuẩn bị cho buổi khai mạc đại hội.
Quang cảnh buổi lễ khai mạc đại hội rất trang trọng, các CSVSQ với những bộ lễ phục dạo phố mùa đông, dạo phố mùa hè, các bộ khaki, cầu vai với alpha đỏ, mang lại một hình ảnh thật thân thương của những chàng trai một thời đã xếp bút nghiên theo tiếng gọi non song. Các phu nhân với những tà áo dài tha thướt màu xanh da trời của Phụ Nữ Lâm Viên, hay những màu sắc tươi tắn cũng làm cho mọi người nhớ lại thời son trẻ đã là người yêu của lính. Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cũng là nòng cốt của buổi đại hội, làm việc hăng say. Các cháu nấu ăn, săn sóc các phái đoàn từ xa về rất tận tình chu đáo. Ngoài các món ăn của Âu Châu do ban tổ chức lo liệu như jambon, xúc xích, bơ… các cháu Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu suốt đại hội 3 ngày đã nấu những món ăn Việt Nam rất ngon miệng, nào là thịt nướng, hoành thánh, chè cháo đủ loại.
Trong buổi lễ khai mạc, ban tổ chức đã chào mừng quan khách từ xa về. Giới thiệu các khóa từ khóa lớn nhất cho đến khóa nhỏ nhất có mặt. Có những vị phu nhân của các cố niên trưởng cũng đã tham dự. Tiếp theo là lời phát biểu của đại diện các hội đoàn từ xa về.
Sang ngày thứ Bảy 31 tháng 8, sau bữa ăn sáng là phần bầu liên hội trưởng liên hội Âu Châu niên khóa 2013-2015. Kết quả tín nhiệm hầu như 100% (vì có một phiếu trắng) cựu sinh viên sĩ quan Đặng Văn Khanh K25 đã đắc cử chức chủ tịch Liên Hội Âu Châu. Buổi tối thứ Bảy 31 tháng 8 là tiệc tiếp tân, ra mắt tân hội trưởng liên hội Âu Châu và kết thúc đại hội. Một lần nữa, phòng hội rực rỡ với những bộ quân phục đại lễ, tiểu lễ của các anh cũng như những tà áo dài tha thướt của các chị, các cháu trong đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu.
Buổi lễ tiếp tân được bắt đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Lễ Truy Điệu Truyền Thống Võ Bị. Giới thiệu các khóa về tham dự đại hội, tiếng vỗ tay vang dội tạo một bầu không khí tưng bừng nhưng ấm cúng, thân mật.
Tiết mục chính bắt đầu với phần giới thiệu tân liên hội trưởng liên hội Âu Châu Đặng Văn Khanh. Tiếp theo là lễ bàn giao Quân Kỳ của nguyên liên hội trưởng Nguyễn Văn Giám và tân liên hội trưởng Đặng Văn Khanh.
Đại diện của Tổng Hội Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã có đôi lời chào mừng đại hội thành công.
Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cũng đã bầu được Trưởng Liên Đoàn và cũng đã được giới thiệu trong đêm hôm nay, đó là cháu Mai Ngọc Sương, ái nữ của CSVSQ Mai Ngọc Sáng K10.
Kết thúc buổi đại hội là phần dạ tiệc dạ vũ với những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc của tất cả hội Âu Châu thực hiện, gồm đơn ca, song ca, hợp ca, vũ. Đặc sắc nhất là bài “Triệu Con Tim” do toàn thể Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cùng ca làm không khí đại hội bừng bừng sôi động lòng yêu nước.
Buổi tối bên ngoài trời mát lạnh, nhưng bên trong mọi người lưu luyến không muốn rời bữa tiệc cuối cùng, để ngày mai, có người bay về lại nơi cư ngụ, và cũng có nhiều nhóm, nhiều khóa tổ chức đi du lịch chung qua các nước lân cận: Pháp, Bỉ, Tiệp Khắc, Anh Quốc, Hòa Lan v.v…
Chỉ có một số ít về luôn, còn phần đông là lên xe đi thăm Tiệp Khắc. Chuyến đi tổng cộng cả 9 tiếng đồng hồ. Làng mạc của Tiệp Khắc - tuy trước kia là xứ Cộng Sản - trước khi chế độ Đông Âu sụp đổ, nhưng ở xa xa ngoại ô cũng khá khang trang, sạch sẽ, mái lợp bằng ngói đỏ, hay ngói nâu. Một điểm còn sót lại của chế độ Cộng Sản là trên các cột đèn vẫn còn những cái au-parleur. Những cái loa này, trước đây, cũng như hiện tại ở Việt Nam, kêu gọi mọi người đi meeting, tập thể dục.
Tới nơi thì trời đã khá tối. Mọi người check-in phòng ngủ và được ăn buffet tại restaurant của khách sạn. Thức ăn của Tiệp Khắc thì chúng tôi đã được báo trước dở lắm. Nhưng vì đói, nên cũng không đến nỗi nào, món chính cũng là sausage và bánh mì. Gia vị thức ăn hơi khác với gia vị của thức ăn Mỹ.
Ngày hôm sau, chúng tôi được đi xem nhà thờ The Ossuary, nguyên thủy được xây từ thế kỷ thứ 14 nhưng sau đó bị đốt cháy và được xây dựng trở lại với kiến trúc đặc biệt của một kiến trúc sư người Tiệp. Nhà thờ này được người hướng dẫn viên giới thiệu là nhà thờ “Xương”. Đúng như vậy, trong nhà thờ trang trí toàn bằng xương và đầu lâu người. Anh Bùi Quang, hướng dẫn cũng cho biết trước, ai yếu bóng vía thì không nên vào. Nhà thờ Xương đã được Unessco công nhận là di sản thế giới, nơi đây đã có cả 40,000 ngàn người chết. Nhiều người được phong thánh. Và nơi đây trở thành đất thánh. Nhiều người giàu có đã đến đây mua đất chôn. Theo tài liệu do anh Quang Bùi giải thích thì xa xưa, tại Tiệp đã có một dịch bệnh và cũng có nội chiến nên số người chết lên cao như vậy. Xương được sắp hàng hàng lớp lớp trong các khung cửa. Đầu lâu treo từng giây, từng chuỗi. Có nhiều sọ có vết nứt, có sọ bị vết đạn bắn lủng. Mọi người cúi đầu cầu nguyện.
Rời nhà thờ “Xương” chúng tôi qua thăm nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, cách đó không xa. Kiến trúc lộng lẫy không kém. Có hai bộ xương của hai ông thánh. Chỉ có vài khúc xương chân tay và người ta ráp lại thành hình người. Nhà thờ kế tiếp có tên Barbara Cathedral. Đẹp vô cùng, chung quanh toàn là nhà thờ nhà thánh lớn, nhỏ. Có cả khu vườn nho để làm rượu lễ.
Buổi tối chúng tôi ra phố Praha. Toàn là lâu đài cổ kính. Người ta đi nườm nượp như trẩy hội. Cứ như lạc vào phim 1001 đêm. Chúng tôi cũng kéo nhau tìm chỗ ăn uống. Có người tìm được phở, vội vã vào ngay, có người ăn tiệm Tàu. Đi theo gót chân anh Quang vì sợ lạc, chúng tôi K18 gồm anh chị Đán, Dật, Miều và một cặp khác khóa, nhưng rất vui, chị Minh Nguyệt có giọng nói ngọt ngào, chúng tôi đặt anh chị là Robenet và Cabinet vì anh chị lúc nào cũng âu yếm tay trong tay- chọn ngay một quán tương đối đẹp đẽ và ở ngoài trời. Không khí lành lạnh có vài giọt mưa lất phất nhưng không sao. Tuy nhiên, đẹp thì có đẹp, sang thì có sang vì tiệm có sẵn chăn mền cho thực khách, có lò sưởi cho khách ấm, nhưng khi tính tiền thì ôi thôi đắt ơi là đắt, vừa đắt vừa ăn gian hối đoái, vừa tính đủ thứ tiền service, người nào đụng tới bánh mì trên bàn, dầu ăn nửa lát, 1 lát hay 2, 3 lát cũng tính thêm 4 Euro cho mỗi người. Trong khi nhìn trên menu thì một cặp ăn nhiều lắm cũng chỉ 20 Euro, nhưng cuối cùng có người phải trả gần 40 Euro! Trước khi ăn thì thằng bồi nói chuyện tử tế, nhưng khi cãi nó tính sai, thì mặt của nó cứ sưng sỉa lên, đành chịu thua. Có điều phải công nhận món đùi heo quay ngon quá. Ngon và thơm, da dòn rụm mà thịt bên trong rất vừa miệng. Thôi đành bấm bụng chịu chứ làm gì được. Vừa lúc ấy gặp một tốp khác trong đoàn đi đến, nghe chúng tôi kể, họ cười ngặt nghẽo và nói họ mới ăn tiệm Tàu, vừa ngon, vừa được discount, ăn thoả thê, mọi người chỉ trả có 10 Euro!
Chúng tôi lại được đi xem một cây cầu - anh Quang giải thích là “Cây Cầu Tình” vì những cặp tình nhân dập dìu lên xuống, họ móc những ổ khoá vào các lưới dọc theo cầu, và quăng chìa khóa xuống sông, xem như mối tình sẽ bất diệt. Dọc theo cầu có những bức tượng để du khách sờ tay vào cầu xin may mắn. Đặc biệt tại ngay khu phố có chiếc đồng hồ gọi là đồng hồ Thiên Văn, cứ mỗi đầu giờ, người ta sắp hàng đầy, ngước mặt nhìn lên tháp cao xem con gà bằng đồng cất tiếng gáy và những cửa sổ nhỏ mở ra cho thấy hình tượng những ông thánh. Chỉ có bấy nhiêu mà giờ nào cũng ngập đầy người.
Khi mới đến Tiệp Khắc chúng tôi có nghe nói ở đây có khu chợ Việt Nam rất đông đúc, tuy nhiên, có người bàn rằng ở khu chợ này toàn là dân miền Bắc Việt Nam qua sinh sống buôn bán sau này, chứ không phải người Việt tị nạn và ngày thứ Hai khi đến đây là ngày Labor Day của Hoa Kỳ lại trùng ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 của Việt Cộng, nên sợ họ có treo cờ Đỏ Sao Vàng thì kẹt cho mọi người, vì biết đâu có người chụp lén rồi tuyên truyền bậy, nên mọi người quyết định không đến và chờ ngày khác, mặc dù suốt cả tuần cũng nhớ phở và nhớ cơm lắm rồi.
Một nơi đặc biệt nữa mà chúng tôi ghi nhận được gọi là “An Dưỡng Bệnh”, khu phố này tên Colovyvari, theo lời của anh Quang Bùi. Mới nghe tên, mình tưởng đây là khu của mấy ông bà lão, hay của những người bệnh tật. Nhưng không phải vậy, cũng theo lời của hướng dẫn viên Quang, đây là khu cho người giàu dưỡng bệnh tưởng tượng hay bệnh thật gì cũng được, miễn là có tiền vì ở đây sang trọng vô cùng. Hai bên là lâu đài như cung điện vua chúa. Cửa hàng nào cũng xa hoa, lộng lẫy. Ai cũng thắc mắc, trước đây dưới thời Cộng Sản mà Tiệp Khắc còn vẫn giữ được những dinh cơ nguy nga tráng lệ cho Quốc Gia. Họ giữ kỹ những kỳ quan của xứ sở, những danh lam thắng cảnh cổ xưa vẫn còn tồn tại. Những biệt thự, lâu đài xây kín mít hai dãy phố, không thấy có mùi bệnh viện nào trong khu an dưỡng bệnh này cả! Được biết phong cảnh tại đây dùng để quay phim rất nhiều.
Ở giữa khu phố Colovyvari, là giòng suối nước nóng, dài, nhưng cạn. Chúng tôi thấy hơi khói bốc lên qua các lỗ cống. Nói về suối nước nóng thì chúng tôi đã được đi vào bên trong. Tại đây có chưng bày nhiều những ống dẫn nước thiên nhiên. Hầu như ai cũng chen chúc mua những cái ly, cái tách hay cái bình nho nhỏ có vòi để hứng nước nóng thiên nhiên uống thử. Nước này chỉ là nước suối thiên nhiên chứ không phải suối nước tiên, nhưng khi biết suối có nhiều khoáng chất tốt, nên ai cũng lo hứng uống thử, có người còn tưởng tượng nói uống vào hết nhiều bệnh tật. Điều kỳ lạ là họ chưng bày ba hay bốn vòi nước, vòi có nhiệt độ bình thường, rồi vòi nước ấm hơn, rồi vòi nước nóng để uống thử, khi uống vòi có nhiệt độ bình thường 37 độ thì có cảm giác nhơn nhớt tanh tanh, nhưng khi uống vòi nước nóng 75 độ thì lại dễ uống hơn.
Chiều tối chúng tôi quyết định đi thăm chợ Việt Nam để xem họ làm ăn buôn bán ra làm sao vì nghe người Việt qua Tiệp Khắc làm ăn rất đông. Khu này có tên là Trung Tâm Thương Mại Saba. Khu chợ nhìn giống khu chợ Cũ Sài Gòn. Khu chợ khá lớn, có nghiều đường ngang, dọc. Tiếc rằng chúng tôi tới trễ quá nên các sạp hầu hết đều đóng cửa, chỉ còn tiệm ăn, tiệm hớt tóc và vài tiệm bán những đồ đạc lặt vặt còn mở cửa mà thôi. Chúng tôi chia thành hai toán, ăn hai nhà hàng khác nhau. Thức ăn như canh rau mồng tơi, cá kho tộ cũng vừa phải không ngon, không dở. Chúng tôi cũng làm nhiệm vụ quay phim, phỏng vấn. Phần đông họ nói, họ qua từ Việt Nam học cách làm ăn buôn bán (?) rồi thấy cuộc sống ở đây dễ thở hơn bên Việt Nam nên ở luôn. Có một người đàn ông còn trẻ nói anh ta trước đây là Công An, nhưng đã từ bỏ, qua đây ở luôn không về nữa.
Chúng tôi cũng không quên mua thêm bánh bao, bánh dầy, bánh giò để mai ăn lên đường trở lại Đức.
Lại mất cả ngày để quay lại Đức và nơi đây, chúng tôi K18, chia tay với số bạn bè thuộc nhiều khóa khác nhau để làm một chuyến du lịch riêng. Những cái vẫy tay bịn rịn lưu luyến vì trong suốt những ngày qua, tình thân của mọi người thật gắn bó. Chúng tôi cười đùa, ca hát, kể chuyện vui khi di chuyển trên xe bus. Người tài xế xe bus suốt trong những ngày qua là một người Đức, ông này ít nói và cũng ít cười, thấy chúng tôi ồn ào ông cũng không tỏ ra thái độ thích thú hay khó chịu, ông chỉ làm nhiệm vụ tài xế mà thôi, chỉ có anh Bùi Quang và anh Huấn thì lúc nào cũng bận rộn chăm sóc, chuyện trò với mọi người. Khi đi Tiệp Khắc, có 2 chuyến xe bus, nên chúng tôi cũng đã chia tay với một số người vì họ ở một hotel khác. Và khi đi dạo ở phố Tiệp, tình cờ chúng tôi gặp lại toán kia, nhưng điều làm mọi người cả hai toán ôm nhau cười vang khu phố vì toán kia vừa đi diễn hành dạo phố mà trên tay có được lá cờ vàng ba sọc đỏ! Nhìn lá cờ thân thương tung bay trong bầu trời lộng gió ai cũng cười mà hồn rơm rớm lệ thương quá Việt Nam!
Lần này quay trở lại Đức chúng tôi lại chia tay thêm với nhiều người khác, có người đi Luân Đôn, có người đi Pháp hay trở về nhà. Chúng tôi 6 cặp: Đán, Dật, Miều, Huế, Danh, Hạnh làm chuyến du hành sang Pháp. Xe bus cho chúng tôi đến khách sạn tại ga xe lửa Koln, từ đó chúng tôi sẽ lên tàu đi sang Paris.
Mới vừa vào khách sạn, trong khi chờ check-in thì túi xách lưng của anh Huế bị một tên trộm lẻn vào hồi nào lấy mất khi cánh cửa khách sạn không đóng lại sau lưng. Từ đó, chúng tôi ai cũng thủ túi xách, dây bóp được cẩn thận quàng qua vai, đeo trước bụng, có người để tiền, giấy thông hành vào túi may bên trong quần cho chắc ăn. Việc chiếc túi xách bị mất đã khiến cho mọi người lo lắng sau khi biết trong túi xách có 2 cái vé xe lửa của anh chị Huế. Chị Đán là người đã lo vé đi xe lửa và book khách sạn cho K18 trong đoàn phải tất bật chạy đi chỗ nọ, chỗ kia tại ga xe lửa để mua 2 vé khác vì sáng hôm sau phải lên tàu rồi. Nếu mua không được thì không lẽ cả 4 cặp kia phải trễ tàu và chuyến đi bị dở dang? Cũng có báo cho cảnh sát, nhưng họ chẳng có thể làm gì giúp mình cả. Nhưng may quá, cuối cùng thì chị Đán cũng đã mua được 2 vé khác, dĩ nhiên ngồi khác toa và đắt hơn. Trước khi về khách sạn nghỉ ngơi, chúng tôi đi loanh quanh chung quanh khu nhà ga, xem cho biết ngày mai mình lên chỗ nào cho đúng đồng thời chụp vài tấm hình trước nhà thờ gần đó.
Nhà thờ này tên là Cologne Catheral, hay còn có tên gọi Kölner Dom, màu đen như khói ám. Kiến trúc tinh vi, đẹp vô cùng, nhìn ban đêm, ban ngày gì cũng rất đẹp. Đã 9 giờ tối mà du khách thăm viếng vẫn còn tấp nập. Chúng tôi chụp vài tấm hình và nói ngày mai, ban ngày sẽ đi vào trong chụp tiếp vì nhà thờ quá đẹp.
Nhưng sáng hôm sau chỉ có thời gian chụp vài tấm cũng trước nhà thờ và 5 cặp lo tìm lên xe lửa cho kịp chuyến. Anh Huấn và vài người bạn nữa sợ chúng tôi gặp khó khăn khi lên xe lửa, nhất là có vụ mất vé của anh Huế, nên đã đến và chờ xe lửa chạy, các anh mới ra về.
Trước khi lên xe, chúng tôi đã được báo động là phải trông chừng hành lý vì trộm cắp có thể lấy dễ như chơi. Mỗi lần xe lửa ngừng là mấy ông của chúng tôi phải đứng lên đi đến chỗ hành lý canh chừng kẻ cắp. Hành lý được mấy bà cột dây để dễ phân biệt, dễ thấy.
Xe lửa chạy gần 4 tiếng đồng hồ, dừng lại 3 trạm, qua khỏi Bruxell là tới Pháp. Chúng tôi hì hục, lễ mễ kéo hành lý, vẫn phải mắt trước mắt sau chờ bạn mình và canh chừng kẻ cắp. Với kinh nghiệm tại hotel gần xe lửa và đã được nhiều người dặn trước, ngay cả người mua bán tạp hóa cũng cảnh cáo là tại Pháp, bọn móc túi tài tình lắm nên mấy bà lo giắt tiền, giấy thông hành, nữ trang cũng không dám đeo mà bỏ vào túi trước bụng cho chắc ăn. Mấy ông cũng không dám bỏ billfold vào túi sau. Cả đám bạn lúc nào cũng quây quần với nhau, hành lý nhỏ ở giữa, hành lý lớn để chung quanh, chúng tôi ngồi bao bọc, mắt quan sát tình hình trong khi chờ đợi người bạn cùng khóa là anh Đức tới đón.
Quang cảnh tại nhà ga xe lửa Paris Nord thật là hỗn độn, người là người. Thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một toán quân nhân đội mũ đỏ, tay lăm lăm khẩu súng như sẵn sàng nhả đạn, đối phó nếu có khủng bố hay bạo động xảy ra. Chúng tôi sốt ruột cứ nhìn đồng hồ mà tăm hơi anh Đức thì chẳng thấy đâu. Bỏ tiền vào máy cầu tiêu công cộng, thì tiền chạy luôn mà cửa vẫn không mở, bỏ tiền vào máy điện thoại cũng y chang như vậy, chả biết khiếu nại cùng ai. Bà Đán cuối cùng đi vào trong một khu bán tạp hóa, tìm được một cô bán hàng Việt Nam tốt bụng, gọi được vợ anh Đức và chị cho biết anh đợi từ sáng tới giờ không thấy ai gọi điện thoại nên anh đã đi khách (anh lái taxi), chị sẽ liên lạc với anh! Cần nói thêm chúng tôi cũng khổ sở với vụ gọi điện thoại, mua sim card không biết bao nhiêu lần đều bị trục trặc, đang gọi nói chuyện mới hai ba câu thì máy rớt, chẳng biết hết phút hay làn sóng yếu.
Lại ngồi đợi tiếp vừa nhìn canh chừng chung quanh vì khi ấy chúng tôi nhận thấy có 3 nhóm gồm toàn thanh thiếu niên, đen có, trắng có, đang đứng gần đó và cứ nhìn chăm chăm vào đống hành lý ngổn ngang của chúng tôi. Một lát sau, một cô gái da trắng rất trẻ, như dân Do Thái thì phải, cô ta mon men lại ngồi gần chúng tôi, mà mắt thì cứ nhìn cái xách tay của chị Miều đang để gần chân chị. Chúng tôi nháy mắt báo động với nhau và nhìn 3 toán bao vây như hình tam giác (không biết đúng hay tưởng tượng). Cô gái ngồi một hồi, đứng lên tới ôm cổ một thanh niên trong nhóm đó và thì thầm điều gì không biết. Chúng tôi nhìn ra đường, lúc ấy đã gần về chiều, ai cũng sốt ruột, màn đêm buông xuống mà không có ai rước, lễ mễ kéo hành lý ra xe taxi thì có nước chết với tụi cướp giật! Cuối cùng rồi anh Đức cũng xuất hiện. Nhìn thấy bóng anh đang đi đến, mọi người vui mừng ra mặt. Đúng là vị cứu tinh. Lúc này thì anh chị Hà Kỳ Danh đã chia tay chúng tôi, vì có bà con ở đây, chúng tôi chỉ còn 5 cặp. Anh Đức chu đáo, kêu thêm một người bạn ngoại quốc nữa, nên mới chở cả 4 cặp và ít nhất là 10 valise cả lớn, cả nhỏ.
Buổi chiều chúng tôi với sự hướng dẫn của anh Đức, anh chị ở cách hotel chúng tôi không xa, ăn một bữa cơm tại tiệm Istanbul ngon quá với thịt cừu non. Thịt ướp vừa miệng lại vừa túi tiền, lại gần hotel, tiện lợi vô cùng, sau đó chúng tôi lại đây ăn thêm một lần nữa.
Sáng hôm sau, thức dậy, đi ra ngoài hotel thì thấy chợ trời đã nhộn nhịp bên ngoài. Từng gian hàng san sát nhau, có tiệm có mái, có tiệm để trần, thượng vàng, hạ cám, áo quần, giầy dép, nữ trang, thức ăn sống, thức ăn chín, cây trái khô, tươi đủ loại. Chúng tôi mua trái cây để dành đi đường sau khi mua mấy cái bánh mì croissant và cà phê. Cần nói cà phê ở Âu Châu nói chung rất đặc, bán trong cái ly nhỏ xíu, uống không đủ một hơi, họ lại cho ít đường, vì vậy hễ thấy McDonald là chúng tôi đều vào để mua cà phê uống cho đã.
Chị Đức đem các bà đi đến một siêu thị khá lớn, 2 tầng. Các bà thi nhau mua kẹo chocolate, café, paté gan, cheese. Chị Dật chạy lên chạy xuống 2 tầng lầu để tìm cho bằng được xà bông Dove loại nước, mà theo chị thì mùi thơm này tại Mỹ không có bán. Mỗi người tay xách nách mang không biết bao nhiêu là bánh kẹo và cũng hơi lo ngại không biết xách về có nặng lắm không. Buổi tối đi metro đến đại lộ Champ Elyseé mua sắm. Đường phố tập nập người là người. Nhiều cặp hôn nhau tỉnh bơ ngoài đường. Tại Pháp cũng như tại Đức và Tiệp, các chú chó cưng được chủ mang đi dạo, bỏ “bom, mìn” đầy đường, không khéo dẫm lên là phải quăng giầy, dép.
Đi metro vừa tốn tiền vừa tốn công, dùng xe nhỏ của anh Đức thì mỗi lần chỉ chở được một nửa, phải làm 2 chuyến, nên ngày hôm sau chúng tôi quyết định nhờ anh Đức mướn xe lớn thì mới đủ chở bao nhiêu đây người. Đang dùng dằng chưa biết phải mướn xe lớn cỡ nào thì anh chị Huế báo tin anh chị có người cháu bà con tới đón và sẽ take care cho tới ngày về, vì vậy chỉ còn 4 cặp là 8 người, cộng với anh chị Đức là 10. Chiếc xe chở tối đa là 9, vì vậy trong khi chạy ngoài đường, hễ thấy cảnh sát là bà Đán phải ngồi thụp xuống để tránh.
Khi anh Đức mang được xe về thì trời đã chiều tối, đến lúc phải dùng cơm chiều. Anh chở chúng tôi đi đến khu Paris 13. Đây là một quận toàn người Á Châu, cả người Tàu lẫn người Việt. Phố xá tấp nập vào ban đêm. Tiệm nào cũng đầy nghẹt người. Đường xá thì hẹp, xe đậu hai bên làm cho con đường càng nhỏ hơn. Đã vậy, xe motor, gắn máy còn len vào giữa nữa. Anh Đức nói ở đây có luật cho xe motor chạy ở giữa 2 lằn xe, vì vậy xe hơi phải ép bên trái và bên phải để xe motor len ở giữa. Nhìn các xe motor chạy bắt ớn xương sống, quá nguy hiểm, chết dễ như chơi. Tìm được chỗ đậu xe tại khu ăn uống của Paris 13 quả thật là vất vả. Anh chị Đức đưa chúng tôi vào một quán ăn thật ngon từ phở cho tới bún, chè, cháo.
Ăn uống xong, trời đã khá khuya, anh Đức cho xe ngừng ở tháp Eiffel để mọi người ngắm. Tour Eiffel ban đêm đẹp rực rỡ như có giát vàng. Mặc dù đã khuya nhưng tại đây vẫn đông nghẹt người. Ai cũng bấm máy chụp hình lia lịa. Gió ban đêm thổi mát lạnh, tháp Eiffel đứng sừng sững đẹp tuyệt vời; tháp được tặng danh hiệu là một trong những kỳ quan thế giới quả không ngoa. Lại chạy ngang Khải Hoàn Môn với con đường danh tiếng Champ Elyseé. Ban đêm đèn điện lấp lánh muôn màu, người đi dạo tấp nập như không hề có thời khắc ngày và đêm.
Sáng hôm sau, thứ Bảy, dậy sớm chờ anh Đức tới chở đi thăm nước Bỉ sau khi mua croissant và cà phê từ tiệm bên cạnh. Ngày hôm nay chợ trời chỉ còn vài lều thôi, vì họ chỉ họp chợ một cách đông đúc vào ngày thứ Sáu. Chúng tôi được đi đến thành phố Liège, đây là thành phố tọa lạc tại thung lũng sông Meuse. Chạy tới nơi sau 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi ghé qua thăm ông cựu chủ tịch Liên Hội Âu Châu là anh Nguyễn Văn Giám. Sau khi đãi chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn rặt Bỉ Quốc, anh tháp tùng với chúng tôi để chỉ dẫn chung quanh các thành phố nước Bỉ.
Phái đoàn 11 người ghé lại thăm mộ bia của nhân vật đấu tranh nổi tiếng Trần Văn Bá, anh đã bị Cộng Sản giết hại. Đây là thành phố có 2 tấm bia tưởng niệm anh Bá, tấm thứ nhất khánh thành năm 1988, được gắn ngay trước cơ sở trung ương của đại học Liege, với sự hiện diện của ông tổng trưởng ngoại giao vùng Wallonie. Tấm bia thứ nhì được khánh thành năm 2000 tại công viên La Boverie, với sự hiện diện của ông phó thị trưởng thành phố Liege. Ông Trần Văn Bá đã rời Paris, ngày 6 tháng 6, 1982, về nước kháng chiến trong tổ chức Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1984, ông bị bắt và bị kết án tử hình cùng với 2 đồng chí khác là các ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân. Mặc dù thế giới can thiệp nhưng chế độ cộng sản đã hành quyết cả 3 anh, ngày 8 tháng giêng, 1985 tại Thủ Đức. Đứng trước mộ bia của vị anh hùng, ai cũng bùi ngùi và thương cho đất nước Việt Nam đang sống dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.
Rồi chúng tôi chạy chung quanh Liège để xem cho hết thành phố. Tại Âu Châu nói chung và Đức Quốc nói riêng có rất nhiều lâu đài cổ kính, nhà cửa kiến trúc rất đẹp, ở giữa là giòng sông Meuse nổi tiếng như giòng sông Sein của Pháp hay giòng sông Rein của Đức. Tại Bỉ theo chế độ Quân Chủ Lập Hiến, họ xem trọng đức Vua cũng như tại Nhật và tại Thái Lan. Chạy ngang một nhà thờ dành cho vua xem lễ xong, chiếc xe trực chỉ sang Brusell. Chạy một quãng ngắn, chúng tôi nhìn qua cửa kính thấy một đoàn biểu tình của người Việt. Người trong đoàn biểu tình vừa mặc áo có lá cờ vàng ba sọc thân thương và họ cũng đang giơ cao lá cờ Vàng. Tuy nhiên khúc phố này xe cộ chạy như mắc cửi, chúng tôi không biết đậu vào đâu, nên đành tiếc rẻ chạy tiếp, lòng vẫn tự hỏi không biết biểu tình việc gì?! Tại đây xe motor cycle cũng lái bằng cách len vào giữa hai hàng xe, nhìn là thấy chóng mặt. Ở đây phải tay lái thật cứng chứ không thì tai nạn xảy ra dễ như chơi. Có xe cũng không có chỗ đậu. Cách tốt nhất là dùng phương tiện giao thông công cộng.
Xem thành phố, xem các tòa nhà Liên Hiệp Âu Châu, chạy ngang qua các toà đại sứ các nước thì trời cũng đã về chiều, chúng tôi quyết định chạy về lại Paris. Anh Giám nói cho anh dừng lại một trạm xe bus, mọi người phản đối sợ anh về một mình nguy hiểm nhưng anh nói anh đã quen với phương tiện công cộng ở đây, nên chúng tôi đành chia tay với anh.
Mọi người lại đòi đi đến khu Paris 13, nhưng khi tới nơi thì tiệm ăn Việt Nam phần đông đã đóng cửa, chúng tôi đành phải vào một tiệm Tàu. Ăn xong mọi người bảo nhau, đừng phàn nàn thức ăn dở vì vào tiệm Tàu mà order bún bò giò heo, hủ tiếu Mỹ Tho thì làm sao ngon được. Đành cười thểu não ra về.
Những ngày cuối cùng ở Paris chúng tôi được anh Đức cho đi xem các thắng cảnh trong một thời gian kỷ lục, sợ không kịp. Sau khi đi vào tiệm McDonald ăn sáng xong, chúng tôi được đưa đi xem Château de Versailles, lâu đài được xây từ năm 1682, khi vua Louis Mười Bốn (XIV) di chuyển từ Paris, và buộc phải vào trong điện này tháng 10 năm 1789 sau khi bắt đầu ngày độc lập Pháp Quốc. Đền đài nguy nga tráng lệ, chạy dài với những hàng rào sắt, mạ vàng. Phía sau là khu vườn thượng uyển, đẹp vô cùng. Muốn vào trong xem, phải sắp hàng mua vé. Hàng nào cũng dài quá, chúng tôi đành chỉ xem bên ngoài, xong, lên xe để đi những nơi khác cho kịp sau khi mua những món hàng souvenir của những người bán dạo.
Nhà thờ Đức Bà được chúng tôi ghé thăm tiếp theo. Đây là một nhà thờ nổi tiếng. Nhìn lên gác chuông, ai cũng nhắc đến anh chàng lưng gù trong cuốn phim “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Kiến trúc của nhà thờ quá quy mô, đẹp không thể tả. Hình tượng chạm trổ tinh vi, tỉ mỉ từ trên xuống dưới. Người ta sắp hàng dài để đi vào bên trong chiêm ngưỡng và cầu nguyện. Phía ngoài là một khán đài cao, có nhiều dãy ghế để du khách nghỉ chân và chụp hình. Hàng quán bán souvenir gần đó tha hồ bán cho du khách. Các bà lại khệ nệ mua thêm quà, áo quần, nữ trang, khăn quàng và lại lo ngại không biết đủ chỗ trong valise để xách hay không. Dưới kia là giòng sông Sein đục lờ, nhìn xuống thấy du thuyền đang chạy qua.
Khung cảnh ở đây tuyệt đẹp như vậy, nhưng tiếc rằng không có một nhà vệ sinh sạch sẽ cho du khách. Chúng tôi tìm chỗ xả hơi. Nhà vệ sinh nằm sâu dưới một tầng hầm, đi đến gần là đã không chịu được mùi khai bốc lên nồng nặc. Bấm bụng leo xuống vì không có chỗ nào khác gần đó, nhưng cuối cùng các bà vội bịt mũi chạy ngược lên lại. Thôi, nín được thì nên nín, không thể nào đứng sắp hàng, vì khi tới lượt mình thì đầu tóc, quần áo tỏa ra mùi không khác gì một cầu tiêu lưu động, hôi quá chịu không nổi!
Anh Đức ngừng xe tại khu vực Tour Eiffel cho mọi người chụp hình. Anh nói ban đêm nhìn thấy khác, ban ngày nhìn thấy khác. Nhưng đêm hay ngày tháp Eiffel có một vẻ đẹp riêng. Ông Đán và ông Hạnh chạy vù ra khỏi xe chụp thật vội những góc cạnh mỹ thuật của tháp. Chạy chung quanh, chúng tôi cũng chiêm ngưỡng được trái tim màu vàng rực rỡ trên đường hầm, nơi công nương Diana tử nạn. Gương mặt xinh đẹp của vị công nương bạc số lại được mọi người nhắc đến.
Chạy một vòng quanh tháp xong, xe tìm chỗ đậu để đi du thuyền Bateux Mouches. May mắn có một chỗ đậu khá tốt để mọi người vào sắp hàng mua vé, và sắp hàng lên tàu. May mắn hôm nay trời không lạnh quá. Mọi người tìm chỗ ngồi thoải mái và đi ra đi vào để chụp hình. Thuyền trôi trên giòng sông trữ tình. Qua bao nhiêu lâu đài cổ kính hùng vĩ dọc theo con sông. Những cây cầu chạm trổ hình tượng các thánh bắc ngang. Đứng trước mũi thuyền thưởng thức làn gió mát, nhìn phong cảnh hai bên như cố thâu vào tâm trí cảnh vật đẹp tuyệt vời. Có nhiều đoạn, du khách đi dập dìu lên xuống, hay họ nằm dài trên viền đá xi măng dọc giòng sông. Đoạn cuối của du thuyền đi ngang qua tháp Eiffel sừng sững. Đẹp quá! Máy ảnh thi nhau bấm lia lịa, máy quay phim làm việc không ngừng để thu lại những hình ảnh lộng lẫy trước mắt.
Rời du thuyền Mouches, chúng tôi được đi ngang ngắm Place de la Bastille, trước đây là ngục thất của Pháp, phần đông là những kẻ thù của vua, ngục tù đã từng nổi tiếng dễ sợ. Sau này đã được phá và xây lại thành đại hí viện Bastille Opera, được mở ngày 14 tháng 7 năm 1989, trong thời kỳ ăn mừng ngày độc lập của Pháp.
Anh Đức cũng không quên cho chúng tôi đi xem qua gare Leon (Đèn Vàng). Chúng tôi chỉ nhìn từ trên xe. Mấy bà lại ngân nga hát “Lên xe tiễn em đi…”
Nơi cuối cùng chúng tôi được thăm viếng là nhà thờ trên một đồi cao. Nhà thờ có tên là The Basilica of the Sacred Heart of Paris, hay được gọi là Basilique du Sacré-Cœur, một nhà thờ Công Giáo La Mã. Còn được biết với tên “Trái Tim của Chúa”. Nhà thờ toạ lạc trên một khu đồi cao nhất của Paris. Từ đây, người ta có thể nhìn xuống Paris nhà cửa chi chít, đẹp vô cùng. Khách vào thăm viếng nườm nượp. Trong này họ không cho chụp hình, nhất là đang có thánh lễ.
Bên ngoài sân cỏ, khi chờ nhau lên xe đầy đủ, chúng tôi thấy một cặp uyên ương ôm hôn nhau thắm thiết và cả hai đều là phụ nữ tóc dài rất đẹp. Có lẽ thấy nhiều người nhìn mình, hai cô càng hôn nhau nhiều hơn. Bên trên cảnh sát cũng mới tóm được hai kẻ móc túi. Một cảnh thú vị khác là một tên móc túi, lấy được cái bóp của ai đó, quăng xuống bên dưới cho người khác.
Rời nhà thờ Trái Tim Chúa trên đồi cao, xe chạy xuống đồi và trực chỉ Paris 13 lần nữa. Mới có gần 8 giờ tối, nên tiệm ăn còn đông đúc và còn tiếp khách. Anh Đức thả chúng tôi xuống xong cùng anh Hạnh và anh Miều đi tìm chỗ đậu. Đêm nay không cách gì tìm chỗ đậu xe được, nên những người vào tiệm rồi thì ăn hối hả và phải “to go” 3 phần cho ông tài xế và 2 lơ xe bất đắc dĩ. Thành ra thức ăn ngon lắm, cũng tiệm cũ của ngày đầu tiên, nhưng vì ăn vội vã nên không thưởng thức gì cả. Và đây là đêm cuối cùng tại Paris. Mọi người về nhà đã mệt nhoài, nhưng phải lo sắp xếp lại hành lý để ngày mai lên đường trở về “nguyên quán”.
Ngày vui qua mau. Chúng tôi lại chất đầy xe nào người, nào hành lý. Người cũng mập hơn vì ăn nhiều quá, mà hành lý cũng nặng hơn vì mang quá nhiều quà bánh trở về nước Mỹ. Chúng tôi chia tay nhau tại phi trường vì đi hãng máy bay khác nhau, người về San Jose, người về Washington DC và chúng tôi trở lại Texas.
Quả thật đi đâu cũng không bằng trở lại nhà “home sweet home” và trải qua kinh nghiệm, không đâu văn minh, tân tiến, thân thiện và rẻ bằng Mỹ. Người Âu Châu qua Mỹ vui hơn, xài thoả thích hơn, người Mỹ qua Âu Châu tốn tiền quá sức, dân Âu Châu gương mặt lạnh lùng ít nói, họ lại chỉ thích xài tiếng Tây, trong khi chữ nghĩa Tây thì vì không dùng lâu năm nên bị mòn hết, đọc chữ Pháp mà phát âm kiểu Mỹ, nên phải xài nửa nọ, nửa kia.
Tuy nhiên ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nên chuyến đi đã cho mình hiểu thêm, biết thêm, thấy thêm bên ngoài là thế giới rộng bao la, học hỏi hàng ngày, học hoài cũng không hết. Có thêm những người bạn mới dễ thương và hợp với mình, những người bạn cũ càng thêm gắn bó và đồng thời cho chúng ta cảm giác biết ơn những gì mà chúng ta có được hôm nay trong một Quốc Gia tân tiến, tự do là Hoa Kỳ!
Thu Nga
Thu Nga
Thế rồi chúng tôi quyết định một cách đột ngột là đi tham dự đại hội Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Liên Hội Âu Châu. Cũng vì quyết định giờ phút chót nên có nhiều trục trặc khi book vé máy bay và vé xe lửa đi từ nước này sang nước khác thăm viếng sau đại hội, tiền khách sạn phải trả cao hơn những người khác. Đổi tiền Dollar ra Euro cũng lỗ hơn. Tuy nhiên cuối cùng nhờ sự sốt sắng của ban tổ chức cũng như đôi bạn đầu tàu là anh chị Lại Đình Đán cùng khóa nên chuyến đi cũng xong xuôi.
Máy bay đáp xuống phi trường Frankfurt, vì múi giờ khác nhau nên chúng tôi đi từ thứ Tư 28 tháng 8, và tới đó ngày 29 tháng 8, mới có 9 rưỡi sáng. Chúng tôi nhìn lại những information thì biết chỗ hẹn để ban tổ chức đi rước nằm trên lầu 3 của phi trường tại tiệm McDonald, đến 2-3 giờ chiều ban tổ chức mới cho người đến đón. Ngồi tại đây một hồi khá lâu, nhìn sang một chiếc bàn cách đó không xa là những người tóc đen, tôi nói với nhà tôi, chắc phải là Võ Bị rồi chớ không ai khác. Đúng vậy, và liên tiếp sau khi nhận diện cùng gia đình Võ Bị, cùng về tham dự đại hội Liên Âu, nhiều cặp khác, thuộc đủ mọi khóa, cũng đã lục tục kéo đến ngồi đầy cả sân trước của tiệm ăn, có cả những người đã thăm viếng Anh Quốc trước rồi mới ghé như anh chị Dật, anh chị Đán, anh chị Miều, còn những người khác thì ở khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đến.
Cùng nhau hàn huyên tâm sự vui như pháo Tết nhưng mắt vẫn trông ngóng ban tổ chức đến đón thì cuối cùng đến hơn 3 giờ chiều có xe bus đón chúng tôi về địa điểm. Anh Hà Minh Châu, một người trong ban tổ chức chở chúng tôi về, vừa chỉ dẫn những điều đặc biệt của nước Đức. Chạy cả tiếng qua nhiều phố xá, và cuối cùng xe leo lên một con đồi có nhiều cây xanh đẹp mắt thì tới khu vực cắm trại. Nhưng không phải camping bằng lều vải mà là trong dãy building kiểu nhà nghỉ mát. Nhiều người nói đùa, giống các trại tị nạn năm 1975 trong các dãy nhà tiền chế, sạch sẽ khang trang. Từ đó về sau khi nhắc lại địa điểm này cho mau, chúng tôi gọi “trại tị nạn”.
Mọi người lo kéo hành lý vào phòng của mình. Có phòng ở được 3 cặp, có phòng 2 cặp. Chúng tôi và anh chị Đán ở cùng phòng. 2 chiếc giường kiểu bunkbed nằm song song với nhau. Dĩ nhiên mấy ông phải leo lên ngủ tầng trên; thấy ông nào cũng gối mỏi, chồn chân, mấy bà cũng cảm thấy tội nghiệp nhưng không biết làm sao hơn vì không bà nào muốn leo lên cao như thế mà nằm chung thì chật quá, tuy nhiên cũng không có gì đáng phàn nàn cả. Bạn bè lâu năm mới gặp lại thêm cái tình cùng một trường Mẹ đậm đà nên không khí lúc nào cũng ròn rã tiếng cười. Buổi chiều mọi người được thưởng thức một buổi ăn tối với thức ăn rặt của người Âu Châu là bánh mì, xúc xích, jambon, cheese và trà.
Tiền đại hội ngay buổi chiều hôm ấy trong hội trường gần kế bên thật vui. Các cháu Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu đã trổ tài nấu phở để các cô, chú, bác họp xong có món ăn nóng.
Sáng ngày hôm sau 30 tháng 8, buổi sáng mọi người được ban tổ chức đem đi du ngoạn trên sông Rhein. Sông Rhein được biết dài nhất châu Âu, chạy ngang qua nhiều quốc gia với những tên riêng của Quốc Gia đó. Hai bên sông khung cảnh thật đẹp. Nhiều “castles” xây trên những đồi cao, những lâu đài làm người ta liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích, thần tiên. Nhà cửa tại Đức sơn nhiều màu sắc tươi tắn, đẹp mắt, chứ không phải chỉ có màu trắng mà thôi. Ngồi trên thuyền trong bầu không khí trong xanh, gió mát lạnh. Từng nhóm, từng khóa tiếp tục chuyện vãn khi con tàu cứ êm ả trôi trên giòng sông. Ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy trên những đồi cao, dốc thẳng đứng có những vườn nho cheo leo, có lẽ đất hẹp người đông nên mới leo mãi lên tận non cao mà trồng trọt chăng? Không hiểu làm sao mà họ có thể săn sóc vườn tược trên một triền dốc núi như thế được!?
Dạo chơi bằng du thuyền xong, lên tới bờ, mọi người lại hối hả đi xem một tòa lâu đài nguy nga trên cổ thành Marksburg. Lâu đài được xây từ thế kỷ thứ 14, tọa lạc trên một đồi cao, làm toàn bằng đá. Leo lên hết các bậc đá là đã mệt nhoài. Để tăng thêm sức leo núi, những lời ca vui nhộn “Đèo cao! Dô ta! Thì mặc đèo cao! Dô ta! Nhưng lòng yêu nước! dô ta! Còn cao hơn đèo! Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta! ....” và cũng từ đó “ban hợp ca bất đắc dĩ tại chỗ ra đời cho đến ngày chia tay”. Cần nói thêm lâu đài bằng đá này có nhiều tầng, nhiều phòng. Vào trong lâu đài rồi, còn phải leo thêm một cái dốc gồ ghề đá. Người hướng dẫn nói tiếng Ăng Lê giải thích và hướng dẫn đi xem từng phòng một. Nào là phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, đặc biệt chiếc giường trong phòng ngủ của chủ nhân tòa lâu đài rất nhỏ, rộng bằng double bed, nhưng ngắn hơn. Người hướng dẫn giải thích khi xưa người ta ngủ ngồi, vì sợ khi nằm dài để ngủ sẽ bị chết, do đó giường không cần phải dài và rộng! Có phòng chưng bày những quân lính, và có những ổ khóa kiểu quần lót cho các bà vợ khi ông chồng ra chiến trường thời bấy giờ và nhiều chi tiết thú vị. Mấy bà cười hăng hắc nói, may quá mấy ông chồng thời nay không quá ghen như mấy ông tướng thời ấy.
Xem hết các phòng trong lâu đài cả trong lẫn ngoài, mọi người lại lục tục kéo nhau ra ngoài chờ tàu đi về lại chỗ cũ, ngược giòng sông Rhein, xe bus chạy về lại nơi đại hội để chuẩn bị cho buổi khai mạc đại hội.
Quang cảnh buổi lễ khai mạc đại hội rất trang trọng, các CSVSQ với những bộ lễ phục dạo phố mùa đông, dạo phố mùa hè, các bộ khaki, cầu vai với alpha đỏ, mang lại một hình ảnh thật thân thương của những chàng trai một thời đã xếp bút nghiên theo tiếng gọi non song. Các phu nhân với những tà áo dài tha thướt màu xanh da trời của Phụ Nữ Lâm Viên, hay những màu sắc tươi tắn cũng làm cho mọi người nhớ lại thời son trẻ đã là người yêu của lính. Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cũng là nòng cốt của buổi đại hội, làm việc hăng say. Các cháu nấu ăn, săn sóc các phái đoàn từ xa về rất tận tình chu đáo. Ngoài các món ăn của Âu Châu do ban tổ chức lo liệu như jambon, xúc xích, bơ… các cháu Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu suốt đại hội 3 ngày đã nấu những món ăn Việt Nam rất ngon miệng, nào là thịt nướng, hoành thánh, chè cháo đủ loại.
Trong buổi lễ khai mạc, ban tổ chức đã chào mừng quan khách từ xa về. Giới thiệu các khóa từ khóa lớn nhất cho đến khóa nhỏ nhất có mặt. Có những vị phu nhân của các cố niên trưởng cũng đã tham dự. Tiếp theo là lời phát biểu của đại diện các hội đoàn từ xa về.
Sang ngày thứ Bảy 31 tháng 8, sau bữa ăn sáng là phần bầu liên hội trưởng liên hội Âu Châu niên khóa 2013-2015. Kết quả tín nhiệm hầu như 100% (vì có một phiếu trắng) cựu sinh viên sĩ quan Đặng Văn Khanh K25 đã đắc cử chức chủ tịch Liên Hội Âu Châu. Buổi tối thứ Bảy 31 tháng 8 là tiệc tiếp tân, ra mắt tân hội trưởng liên hội Âu Châu và kết thúc đại hội. Một lần nữa, phòng hội rực rỡ với những bộ quân phục đại lễ, tiểu lễ của các anh cũng như những tà áo dài tha thướt của các chị, các cháu trong đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu.
Buổi lễ tiếp tân được bắt đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Lễ Truy Điệu Truyền Thống Võ Bị. Giới thiệu các khóa về tham dự đại hội, tiếng vỗ tay vang dội tạo một bầu không khí tưng bừng nhưng ấm cúng, thân mật.
Tiết mục chính bắt đầu với phần giới thiệu tân liên hội trưởng liên hội Âu Châu Đặng Văn Khanh. Tiếp theo là lễ bàn giao Quân Kỳ của nguyên liên hội trưởng Nguyễn Văn Giám và tân liên hội trưởng Đặng Văn Khanh.
Đại diện của Tổng Hội Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã có đôi lời chào mừng đại hội thành công.
Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cũng đã bầu được Trưởng Liên Đoàn và cũng đã được giới thiệu trong đêm hôm nay, đó là cháu Mai Ngọc Sương, ái nữ của CSVSQ Mai Ngọc Sáng K10.
Kết thúc buổi đại hội là phần dạ tiệc dạ vũ với những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc của tất cả hội Âu Châu thực hiện, gồm đơn ca, song ca, hợp ca, vũ. Đặc sắc nhất là bài “Triệu Con Tim” do toàn thể Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cùng ca làm không khí đại hội bừng bừng sôi động lòng yêu nước.
Buổi tối bên ngoài trời mát lạnh, nhưng bên trong mọi người lưu luyến không muốn rời bữa tiệc cuối cùng, để ngày mai, có người bay về lại nơi cư ngụ, và cũng có nhiều nhóm, nhiều khóa tổ chức đi du lịch chung qua các nước lân cận: Pháp, Bỉ, Tiệp Khắc, Anh Quốc, Hòa Lan v.v…
Chỉ có một số ít về luôn, còn phần đông là lên xe đi thăm Tiệp Khắc. Chuyến đi tổng cộng cả 9 tiếng đồng hồ. Làng mạc của Tiệp Khắc - tuy trước kia là xứ Cộng Sản - trước khi chế độ Đông Âu sụp đổ, nhưng ở xa xa ngoại ô cũng khá khang trang, sạch sẽ, mái lợp bằng ngói đỏ, hay ngói nâu. Một điểm còn sót lại của chế độ Cộng Sản là trên các cột đèn vẫn còn những cái au-parleur. Những cái loa này, trước đây, cũng như hiện tại ở Việt Nam, kêu gọi mọi người đi meeting, tập thể dục.
Tới nơi thì trời đã khá tối. Mọi người check-in phòng ngủ và được ăn buffet tại restaurant của khách sạn. Thức ăn của Tiệp Khắc thì chúng tôi đã được báo trước dở lắm. Nhưng vì đói, nên cũng không đến nỗi nào, món chính cũng là sausage và bánh mì. Gia vị thức ăn hơi khác với gia vị của thức ăn Mỹ.
Ngày hôm sau, chúng tôi được đi xem nhà thờ The Ossuary, nguyên thủy được xây từ thế kỷ thứ 14 nhưng sau đó bị đốt cháy và được xây dựng trở lại với kiến trúc đặc biệt của một kiến trúc sư người Tiệp. Nhà thờ này được người hướng dẫn viên giới thiệu là nhà thờ “Xương”. Đúng như vậy, trong nhà thờ trang trí toàn bằng xương và đầu lâu người. Anh Bùi Quang, hướng dẫn cũng cho biết trước, ai yếu bóng vía thì không nên vào. Nhà thờ Xương đã được Unessco công nhận là di sản thế giới, nơi đây đã có cả 40,000 ngàn người chết. Nhiều người được phong thánh. Và nơi đây trở thành đất thánh. Nhiều người giàu có đã đến đây mua đất chôn. Theo tài liệu do anh Quang Bùi giải thích thì xa xưa, tại Tiệp đã có một dịch bệnh và cũng có nội chiến nên số người chết lên cao như vậy. Xương được sắp hàng hàng lớp lớp trong các khung cửa. Đầu lâu treo từng giây, từng chuỗi. Có nhiều sọ có vết nứt, có sọ bị vết đạn bắn lủng. Mọi người cúi đầu cầu nguyện.
Rời nhà thờ “Xương” chúng tôi qua thăm nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, cách đó không xa. Kiến trúc lộng lẫy không kém. Có hai bộ xương của hai ông thánh. Chỉ có vài khúc xương chân tay và người ta ráp lại thành hình người. Nhà thờ kế tiếp có tên Barbara Cathedral. Đẹp vô cùng, chung quanh toàn là nhà thờ nhà thánh lớn, nhỏ. Có cả khu vườn nho để làm rượu lễ.
Buổi tối chúng tôi ra phố Praha. Toàn là lâu đài cổ kính. Người ta đi nườm nượp như trẩy hội. Cứ như lạc vào phim 1001 đêm. Chúng tôi cũng kéo nhau tìm chỗ ăn uống. Có người tìm được phở, vội vã vào ngay, có người ăn tiệm Tàu. Đi theo gót chân anh Quang vì sợ lạc, chúng tôi K18 gồm anh chị Đán, Dật, Miều và một cặp khác khóa, nhưng rất vui, chị Minh Nguyệt có giọng nói ngọt ngào, chúng tôi đặt anh chị là Robenet và Cabinet vì anh chị lúc nào cũng âu yếm tay trong tay- chọn ngay một quán tương đối đẹp đẽ và ở ngoài trời. Không khí lành lạnh có vài giọt mưa lất phất nhưng không sao. Tuy nhiên, đẹp thì có đẹp, sang thì có sang vì tiệm có sẵn chăn mền cho thực khách, có lò sưởi cho khách ấm, nhưng khi tính tiền thì ôi thôi đắt ơi là đắt, vừa đắt vừa ăn gian hối đoái, vừa tính đủ thứ tiền service, người nào đụng tới bánh mì trên bàn, dầu ăn nửa lát, 1 lát hay 2, 3 lát cũng tính thêm 4 Euro cho mỗi người. Trong khi nhìn trên menu thì một cặp ăn nhiều lắm cũng chỉ 20 Euro, nhưng cuối cùng có người phải trả gần 40 Euro! Trước khi ăn thì thằng bồi nói chuyện tử tế, nhưng khi cãi nó tính sai, thì mặt của nó cứ sưng sỉa lên, đành chịu thua. Có điều phải công nhận món đùi heo quay ngon quá. Ngon và thơm, da dòn rụm mà thịt bên trong rất vừa miệng. Thôi đành bấm bụng chịu chứ làm gì được. Vừa lúc ấy gặp một tốp khác trong đoàn đi đến, nghe chúng tôi kể, họ cười ngặt nghẽo và nói họ mới ăn tiệm Tàu, vừa ngon, vừa được discount, ăn thoả thê, mọi người chỉ trả có 10 Euro!
Chúng tôi lại được đi xem một cây cầu - anh Quang giải thích là “Cây Cầu Tình” vì những cặp tình nhân dập dìu lên xuống, họ móc những ổ khoá vào các lưới dọc theo cầu, và quăng chìa khóa xuống sông, xem như mối tình sẽ bất diệt. Dọc theo cầu có những bức tượng để du khách sờ tay vào cầu xin may mắn. Đặc biệt tại ngay khu phố có chiếc đồng hồ gọi là đồng hồ Thiên Văn, cứ mỗi đầu giờ, người ta sắp hàng đầy, ngước mặt nhìn lên tháp cao xem con gà bằng đồng cất tiếng gáy và những cửa sổ nhỏ mở ra cho thấy hình tượng những ông thánh. Chỉ có bấy nhiêu mà giờ nào cũng ngập đầy người.
Khi mới đến Tiệp Khắc chúng tôi có nghe nói ở đây có khu chợ Việt Nam rất đông đúc, tuy nhiên, có người bàn rằng ở khu chợ này toàn là dân miền Bắc Việt Nam qua sinh sống buôn bán sau này, chứ không phải người Việt tị nạn và ngày thứ Hai khi đến đây là ngày Labor Day của Hoa Kỳ lại trùng ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 của Việt Cộng, nên sợ họ có treo cờ Đỏ Sao Vàng thì kẹt cho mọi người, vì biết đâu có người chụp lén rồi tuyên truyền bậy, nên mọi người quyết định không đến và chờ ngày khác, mặc dù suốt cả tuần cũng nhớ phở và nhớ cơm lắm rồi.
Một nơi đặc biệt nữa mà chúng tôi ghi nhận được gọi là “An Dưỡng Bệnh”, khu phố này tên Colovyvari, theo lời của anh Quang Bùi. Mới nghe tên, mình tưởng đây là khu của mấy ông bà lão, hay của những người bệnh tật. Nhưng không phải vậy, cũng theo lời của hướng dẫn viên Quang, đây là khu cho người giàu dưỡng bệnh tưởng tượng hay bệnh thật gì cũng được, miễn là có tiền vì ở đây sang trọng vô cùng. Hai bên là lâu đài như cung điện vua chúa. Cửa hàng nào cũng xa hoa, lộng lẫy. Ai cũng thắc mắc, trước đây dưới thời Cộng Sản mà Tiệp Khắc còn vẫn giữ được những dinh cơ nguy nga tráng lệ cho Quốc Gia. Họ giữ kỹ những kỳ quan của xứ sở, những danh lam thắng cảnh cổ xưa vẫn còn tồn tại. Những biệt thự, lâu đài xây kín mít hai dãy phố, không thấy có mùi bệnh viện nào trong khu an dưỡng bệnh này cả! Được biết phong cảnh tại đây dùng để quay phim rất nhiều.
Ở giữa khu phố Colovyvari, là giòng suối nước nóng, dài, nhưng cạn. Chúng tôi thấy hơi khói bốc lên qua các lỗ cống. Nói về suối nước nóng thì chúng tôi đã được đi vào bên trong. Tại đây có chưng bày nhiều những ống dẫn nước thiên nhiên. Hầu như ai cũng chen chúc mua những cái ly, cái tách hay cái bình nho nhỏ có vòi để hứng nước nóng thiên nhiên uống thử. Nước này chỉ là nước suối thiên nhiên chứ không phải suối nước tiên, nhưng khi biết suối có nhiều khoáng chất tốt, nên ai cũng lo hứng uống thử, có người còn tưởng tượng nói uống vào hết nhiều bệnh tật. Điều kỳ lạ là họ chưng bày ba hay bốn vòi nước, vòi có nhiệt độ bình thường, rồi vòi nước ấm hơn, rồi vòi nước nóng để uống thử, khi uống vòi có nhiệt độ bình thường 37 độ thì có cảm giác nhơn nhớt tanh tanh, nhưng khi uống vòi nước nóng 75 độ thì lại dễ uống hơn.
Chiều tối chúng tôi quyết định đi thăm chợ Việt Nam để xem họ làm ăn buôn bán ra làm sao vì nghe người Việt qua Tiệp Khắc làm ăn rất đông. Khu này có tên là Trung Tâm Thương Mại Saba. Khu chợ nhìn giống khu chợ Cũ Sài Gòn. Khu chợ khá lớn, có nghiều đường ngang, dọc. Tiếc rằng chúng tôi tới trễ quá nên các sạp hầu hết đều đóng cửa, chỉ còn tiệm ăn, tiệm hớt tóc và vài tiệm bán những đồ đạc lặt vặt còn mở cửa mà thôi. Chúng tôi chia thành hai toán, ăn hai nhà hàng khác nhau. Thức ăn như canh rau mồng tơi, cá kho tộ cũng vừa phải không ngon, không dở. Chúng tôi cũng làm nhiệm vụ quay phim, phỏng vấn. Phần đông họ nói, họ qua từ Việt Nam học cách làm ăn buôn bán (?) rồi thấy cuộc sống ở đây dễ thở hơn bên Việt Nam nên ở luôn. Có một người đàn ông còn trẻ nói anh ta trước đây là Công An, nhưng đã từ bỏ, qua đây ở luôn không về nữa.
Chúng tôi cũng không quên mua thêm bánh bao, bánh dầy, bánh giò để mai ăn lên đường trở lại Đức.
Lại mất cả ngày để quay lại Đức và nơi đây, chúng tôi K18, chia tay với số bạn bè thuộc nhiều khóa khác nhau để làm một chuyến du lịch riêng. Những cái vẫy tay bịn rịn lưu luyến vì trong suốt những ngày qua, tình thân của mọi người thật gắn bó. Chúng tôi cười đùa, ca hát, kể chuyện vui khi di chuyển trên xe bus. Người tài xế xe bus suốt trong những ngày qua là một người Đức, ông này ít nói và cũng ít cười, thấy chúng tôi ồn ào ông cũng không tỏ ra thái độ thích thú hay khó chịu, ông chỉ làm nhiệm vụ tài xế mà thôi, chỉ có anh Bùi Quang và anh Huấn thì lúc nào cũng bận rộn chăm sóc, chuyện trò với mọi người. Khi đi Tiệp Khắc, có 2 chuyến xe bus, nên chúng tôi cũng đã chia tay với một số người vì họ ở một hotel khác. Và khi đi dạo ở phố Tiệp, tình cờ chúng tôi gặp lại toán kia, nhưng điều làm mọi người cả hai toán ôm nhau cười vang khu phố vì toán kia vừa đi diễn hành dạo phố mà trên tay có được lá cờ vàng ba sọc đỏ! Nhìn lá cờ thân thương tung bay trong bầu trời lộng gió ai cũng cười mà hồn rơm rớm lệ thương quá Việt Nam!
Lần này quay trở lại Đức chúng tôi lại chia tay thêm với nhiều người khác, có người đi Luân Đôn, có người đi Pháp hay trở về nhà. Chúng tôi 6 cặp: Đán, Dật, Miều, Huế, Danh, Hạnh làm chuyến du hành sang Pháp. Xe bus cho chúng tôi đến khách sạn tại ga xe lửa Koln, từ đó chúng tôi sẽ lên tàu đi sang Paris.
Mới vừa vào khách sạn, trong khi chờ check-in thì túi xách lưng của anh Huế bị một tên trộm lẻn vào hồi nào lấy mất khi cánh cửa khách sạn không đóng lại sau lưng. Từ đó, chúng tôi ai cũng thủ túi xách, dây bóp được cẩn thận quàng qua vai, đeo trước bụng, có người để tiền, giấy thông hành vào túi may bên trong quần cho chắc ăn. Việc chiếc túi xách bị mất đã khiến cho mọi người lo lắng sau khi biết trong túi xách có 2 cái vé xe lửa của anh chị Huế. Chị Đán là người đã lo vé đi xe lửa và book khách sạn cho K18 trong đoàn phải tất bật chạy đi chỗ nọ, chỗ kia tại ga xe lửa để mua 2 vé khác vì sáng hôm sau phải lên tàu rồi. Nếu mua không được thì không lẽ cả 4 cặp kia phải trễ tàu và chuyến đi bị dở dang? Cũng có báo cho cảnh sát, nhưng họ chẳng có thể làm gì giúp mình cả. Nhưng may quá, cuối cùng thì chị Đán cũng đã mua được 2 vé khác, dĩ nhiên ngồi khác toa và đắt hơn. Trước khi về khách sạn nghỉ ngơi, chúng tôi đi loanh quanh chung quanh khu nhà ga, xem cho biết ngày mai mình lên chỗ nào cho đúng đồng thời chụp vài tấm hình trước nhà thờ gần đó.
Nhà thờ này tên là Cologne Catheral, hay còn có tên gọi Kölner Dom, màu đen như khói ám. Kiến trúc tinh vi, đẹp vô cùng, nhìn ban đêm, ban ngày gì cũng rất đẹp. Đã 9 giờ tối mà du khách thăm viếng vẫn còn tấp nập. Chúng tôi chụp vài tấm hình và nói ngày mai, ban ngày sẽ đi vào trong chụp tiếp vì nhà thờ quá đẹp.
Nhưng sáng hôm sau chỉ có thời gian chụp vài tấm cũng trước nhà thờ và 5 cặp lo tìm lên xe lửa cho kịp chuyến. Anh Huấn và vài người bạn nữa sợ chúng tôi gặp khó khăn khi lên xe lửa, nhất là có vụ mất vé của anh Huế, nên đã đến và chờ xe lửa chạy, các anh mới ra về.
Trước khi lên xe, chúng tôi đã được báo động là phải trông chừng hành lý vì trộm cắp có thể lấy dễ như chơi. Mỗi lần xe lửa ngừng là mấy ông của chúng tôi phải đứng lên đi đến chỗ hành lý canh chừng kẻ cắp. Hành lý được mấy bà cột dây để dễ phân biệt, dễ thấy.
Xe lửa chạy gần 4 tiếng đồng hồ, dừng lại 3 trạm, qua khỏi Bruxell là tới Pháp. Chúng tôi hì hục, lễ mễ kéo hành lý, vẫn phải mắt trước mắt sau chờ bạn mình và canh chừng kẻ cắp. Với kinh nghiệm tại hotel gần xe lửa và đã được nhiều người dặn trước, ngay cả người mua bán tạp hóa cũng cảnh cáo là tại Pháp, bọn móc túi tài tình lắm nên mấy bà lo giắt tiền, giấy thông hành, nữ trang cũng không dám đeo mà bỏ vào túi trước bụng cho chắc ăn. Mấy ông cũng không dám bỏ billfold vào túi sau. Cả đám bạn lúc nào cũng quây quần với nhau, hành lý nhỏ ở giữa, hành lý lớn để chung quanh, chúng tôi ngồi bao bọc, mắt quan sát tình hình trong khi chờ đợi người bạn cùng khóa là anh Đức tới đón.
Quang cảnh tại nhà ga xe lửa Paris Nord thật là hỗn độn, người là người. Thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một toán quân nhân đội mũ đỏ, tay lăm lăm khẩu súng như sẵn sàng nhả đạn, đối phó nếu có khủng bố hay bạo động xảy ra. Chúng tôi sốt ruột cứ nhìn đồng hồ mà tăm hơi anh Đức thì chẳng thấy đâu. Bỏ tiền vào máy cầu tiêu công cộng, thì tiền chạy luôn mà cửa vẫn không mở, bỏ tiền vào máy điện thoại cũng y chang như vậy, chả biết khiếu nại cùng ai. Bà Đán cuối cùng đi vào trong một khu bán tạp hóa, tìm được một cô bán hàng Việt Nam tốt bụng, gọi được vợ anh Đức và chị cho biết anh đợi từ sáng tới giờ không thấy ai gọi điện thoại nên anh đã đi khách (anh lái taxi), chị sẽ liên lạc với anh! Cần nói thêm chúng tôi cũng khổ sở với vụ gọi điện thoại, mua sim card không biết bao nhiêu lần đều bị trục trặc, đang gọi nói chuyện mới hai ba câu thì máy rớt, chẳng biết hết phút hay làn sóng yếu.
Lại ngồi đợi tiếp vừa nhìn canh chừng chung quanh vì khi ấy chúng tôi nhận thấy có 3 nhóm gồm toàn thanh thiếu niên, đen có, trắng có, đang đứng gần đó và cứ nhìn chăm chăm vào đống hành lý ngổn ngang của chúng tôi. Một lát sau, một cô gái da trắng rất trẻ, như dân Do Thái thì phải, cô ta mon men lại ngồi gần chúng tôi, mà mắt thì cứ nhìn cái xách tay của chị Miều đang để gần chân chị. Chúng tôi nháy mắt báo động với nhau và nhìn 3 toán bao vây như hình tam giác (không biết đúng hay tưởng tượng). Cô gái ngồi một hồi, đứng lên tới ôm cổ một thanh niên trong nhóm đó và thì thầm điều gì không biết. Chúng tôi nhìn ra đường, lúc ấy đã gần về chiều, ai cũng sốt ruột, màn đêm buông xuống mà không có ai rước, lễ mễ kéo hành lý ra xe taxi thì có nước chết với tụi cướp giật! Cuối cùng rồi anh Đức cũng xuất hiện. Nhìn thấy bóng anh đang đi đến, mọi người vui mừng ra mặt. Đúng là vị cứu tinh. Lúc này thì anh chị Hà Kỳ Danh đã chia tay chúng tôi, vì có bà con ở đây, chúng tôi chỉ còn 5 cặp. Anh Đức chu đáo, kêu thêm một người bạn ngoại quốc nữa, nên mới chở cả 4 cặp và ít nhất là 10 valise cả lớn, cả nhỏ.
Buổi chiều chúng tôi với sự hướng dẫn của anh Đức, anh chị ở cách hotel chúng tôi không xa, ăn một bữa cơm tại tiệm Istanbul ngon quá với thịt cừu non. Thịt ướp vừa miệng lại vừa túi tiền, lại gần hotel, tiện lợi vô cùng, sau đó chúng tôi lại đây ăn thêm một lần nữa.
Sáng hôm sau, thức dậy, đi ra ngoài hotel thì thấy chợ trời đã nhộn nhịp bên ngoài. Từng gian hàng san sát nhau, có tiệm có mái, có tiệm để trần, thượng vàng, hạ cám, áo quần, giầy dép, nữ trang, thức ăn sống, thức ăn chín, cây trái khô, tươi đủ loại. Chúng tôi mua trái cây để dành đi đường sau khi mua mấy cái bánh mì croissant và cà phê. Cần nói cà phê ở Âu Châu nói chung rất đặc, bán trong cái ly nhỏ xíu, uống không đủ một hơi, họ lại cho ít đường, vì vậy hễ thấy McDonald là chúng tôi đều vào để mua cà phê uống cho đã.
Chị Đức đem các bà đi đến một siêu thị khá lớn, 2 tầng. Các bà thi nhau mua kẹo chocolate, café, paté gan, cheese. Chị Dật chạy lên chạy xuống 2 tầng lầu để tìm cho bằng được xà bông Dove loại nước, mà theo chị thì mùi thơm này tại Mỹ không có bán. Mỗi người tay xách nách mang không biết bao nhiêu là bánh kẹo và cũng hơi lo ngại không biết xách về có nặng lắm không. Buổi tối đi metro đến đại lộ Champ Elyseé mua sắm. Đường phố tập nập người là người. Nhiều cặp hôn nhau tỉnh bơ ngoài đường. Tại Pháp cũng như tại Đức và Tiệp, các chú chó cưng được chủ mang đi dạo, bỏ “bom, mìn” đầy đường, không khéo dẫm lên là phải quăng giầy, dép.
Đi metro vừa tốn tiền vừa tốn công, dùng xe nhỏ của anh Đức thì mỗi lần chỉ chở được một nửa, phải làm 2 chuyến, nên ngày hôm sau chúng tôi quyết định nhờ anh Đức mướn xe lớn thì mới đủ chở bao nhiêu đây người. Đang dùng dằng chưa biết phải mướn xe lớn cỡ nào thì anh chị Huế báo tin anh chị có người cháu bà con tới đón và sẽ take care cho tới ngày về, vì vậy chỉ còn 4 cặp là 8 người, cộng với anh chị Đức là 10. Chiếc xe chở tối đa là 9, vì vậy trong khi chạy ngoài đường, hễ thấy cảnh sát là bà Đán phải ngồi thụp xuống để tránh.
Khi anh Đức mang được xe về thì trời đã chiều tối, đến lúc phải dùng cơm chiều. Anh chở chúng tôi đi đến khu Paris 13. Đây là một quận toàn người Á Châu, cả người Tàu lẫn người Việt. Phố xá tấp nập vào ban đêm. Tiệm nào cũng đầy nghẹt người. Đường xá thì hẹp, xe đậu hai bên làm cho con đường càng nhỏ hơn. Đã vậy, xe motor, gắn máy còn len vào giữa nữa. Anh Đức nói ở đây có luật cho xe motor chạy ở giữa 2 lằn xe, vì vậy xe hơi phải ép bên trái và bên phải để xe motor len ở giữa. Nhìn các xe motor chạy bắt ớn xương sống, quá nguy hiểm, chết dễ như chơi. Tìm được chỗ đậu xe tại khu ăn uống của Paris 13 quả thật là vất vả. Anh chị Đức đưa chúng tôi vào một quán ăn thật ngon từ phở cho tới bún, chè, cháo.
Ăn uống xong, trời đã khá khuya, anh Đức cho xe ngừng ở tháp Eiffel để mọi người ngắm. Tour Eiffel ban đêm đẹp rực rỡ như có giát vàng. Mặc dù đã khuya nhưng tại đây vẫn đông nghẹt người. Ai cũng bấm máy chụp hình lia lịa. Gió ban đêm thổi mát lạnh, tháp Eiffel đứng sừng sững đẹp tuyệt vời; tháp được tặng danh hiệu là một trong những kỳ quan thế giới quả không ngoa. Lại chạy ngang Khải Hoàn Môn với con đường danh tiếng Champ Elyseé. Ban đêm đèn điện lấp lánh muôn màu, người đi dạo tấp nập như không hề có thời khắc ngày và đêm.
Sáng hôm sau, thứ Bảy, dậy sớm chờ anh Đức tới chở đi thăm nước Bỉ sau khi mua croissant và cà phê từ tiệm bên cạnh. Ngày hôm nay chợ trời chỉ còn vài lều thôi, vì họ chỉ họp chợ một cách đông đúc vào ngày thứ Sáu. Chúng tôi được đi đến thành phố Liège, đây là thành phố tọa lạc tại thung lũng sông Meuse. Chạy tới nơi sau 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi ghé qua thăm ông cựu chủ tịch Liên Hội Âu Châu là anh Nguyễn Văn Giám. Sau khi đãi chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn rặt Bỉ Quốc, anh tháp tùng với chúng tôi để chỉ dẫn chung quanh các thành phố nước Bỉ.
Phái đoàn 11 người ghé lại thăm mộ bia của nhân vật đấu tranh nổi tiếng Trần Văn Bá, anh đã bị Cộng Sản giết hại. Đây là thành phố có 2 tấm bia tưởng niệm anh Bá, tấm thứ nhất khánh thành năm 1988, được gắn ngay trước cơ sở trung ương của đại học Liege, với sự hiện diện của ông tổng trưởng ngoại giao vùng Wallonie. Tấm bia thứ nhì được khánh thành năm 2000 tại công viên La Boverie, với sự hiện diện của ông phó thị trưởng thành phố Liege. Ông Trần Văn Bá đã rời Paris, ngày 6 tháng 6, 1982, về nước kháng chiến trong tổ chức Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1984, ông bị bắt và bị kết án tử hình cùng với 2 đồng chí khác là các ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân. Mặc dù thế giới can thiệp nhưng chế độ cộng sản đã hành quyết cả 3 anh, ngày 8 tháng giêng, 1985 tại Thủ Đức. Đứng trước mộ bia của vị anh hùng, ai cũng bùi ngùi và thương cho đất nước Việt Nam đang sống dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.
Rồi chúng tôi chạy chung quanh Liège để xem cho hết thành phố. Tại Âu Châu nói chung và Đức Quốc nói riêng có rất nhiều lâu đài cổ kính, nhà cửa kiến trúc rất đẹp, ở giữa là giòng sông Meuse nổi tiếng như giòng sông Sein của Pháp hay giòng sông Rein của Đức. Tại Bỉ theo chế độ Quân Chủ Lập Hiến, họ xem trọng đức Vua cũng như tại Nhật và tại Thái Lan. Chạy ngang một nhà thờ dành cho vua xem lễ xong, chiếc xe trực chỉ sang Brusell. Chạy một quãng ngắn, chúng tôi nhìn qua cửa kính thấy một đoàn biểu tình của người Việt. Người trong đoàn biểu tình vừa mặc áo có lá cờ vàng ba sọc thân thương và họ cũng đang giơ cao lá cờ Vàng. Tuy nhiên khúc phố này xe cộ chạy như mắc cửi, chúng tôi không biết đậu vào đâu, nên đành tiếc rẻ chạy tiếp, lòng vẫn tự hỏi không biết biểu tình việc gì?! Tại đây xe motor cycle cũng lái bằng cách len vào giữa hai hàng xe, nhìn là thấy chóng mặt. Ở đây phải tay lái thật cứng chứ không thì tai nạn xảy ra dễ như chơi. Có xe cũng không có chỗ đậu. Cách tốt nhất là dùng phương tiện giao thông công cộng.
Xem thành phố, xem các tòa nhà Liên Hiệp Âu Châu, chạy ngang qua các toà đại sứ các nước thì trời cũng đã về chiều, chúng tôi quyết định chạy về lại Paris. Anh Giám nói cho anh dừng lại một trạm xe bus, mọi người phản đối sợ anh về một mình nguy hiểm nhưng anh nói anh đã quen với phương tiện công cộng ở đây, nên chúng tôi đành chia tay với anh.
Mọi người lại đòi đi đến khu Paris 13, nhưng khi tới nơi thì tiệm ăn Việt Nam phần đông đã đóng cửa, chúng tôi đành phải vào một tiệm Tàu. Ăn xong mọi người bảo nhau, đừng phàn nàn thức ăn dở vì vào tiệm Tàu mà order bún bò giò heo, hủ tiếu Mỹ Tho thì làm sao ngon được. Đành cười thểu não ra về.
Những ngày cuối cùng ở Paris chúng tôi được anh Đức cho đi xem các thắng cảnh trong một thời gian kỷ lục, sợ không kịp. Sau khi đi vào tiệm McDonald ăn sáng xong, chúng tôi được đưa đi xem Château de Versailles, lâu đài được xây từ năm 1682, khi vua Louis Mười Bốn (XIV) di chuyển từ Paris, và buộc phải vào trong điện này tháng 10 năm 1789 sau khi bắt đầu ngày độc lập Pháp Quốc. Đền đài nguy nga tráng lệ, chạy dài với những hàng rào sắt, mạ vàng. Phía sau là khu vườn thượng uyển, đẹp vô cùng. Muốn vào trong xem, phải sắp hàng mua vé. Hàng nào cũng dài quá, chúng tôi đành chỉ xem bên ngoài, xong, lên xe để đi những nơi khác cho kịp sau khi mua những món hàng souvenir của những người bán dạo.
Nhà thờ Đức Bà được chúng tôi ghé thăm tiếp theo. Đây là một nhà thờ nổi tiếng. Nhìn lên gác chuông, ai cũng nhắc đến anh chàng lưng gù trong cuốn phim “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Kiến trúc của nhà thờ quá quy mô, đẹp không thể tả. Hình tượng chạm trổ tinh vi, tỉ mỉ từ trên xuống dưới. Người ta sắp hàng dài để đi vào bên trong chiêm ngưỡng và cầu nguyện. Phía ngoài là một khán đài cao, có nhiều dãy ghế để du khách nghỉ chân và chụp hình. Hàng quán bán souvenir gần đó tha hồ bán cho du khách. Các bà lại khệ nệ mua thêm quà, áo quần, nữ trang, khăn quàng và lại lo ngại không biết đủ chỗ trong valise để xách hay không. Dưới kia là giòng sông Sein đục lờ, nhìn xuống thấy du thuyền đang chạy qua.
Khung cảnh ở đây tuyệt đẹp như vậy, nhưng tiếc rằng không có một nhà vệ sinh sạch sẽ cho du khách. Chúng tôi tìm chỗ xả hơi. Nhà vệ sinh nằm sâu dưới một tầng hầm, đi đến gần là đã không chịu được mùi khai bốc lên nồng nặc. Bấm bụng leo xuống vì không có chỗ nào khác gần đó, nhưng cuối cùng các bà vội bịt mũi chạy ngược lên lại. Thôi, nín được thì nên nín, không thể nào đứng sắp hàng, vì khi tới lượt mình thì đầu tóc, quần áo tỏa ra mùi không khác gì một cầu tiêu lưu động, hôi quá chịu không nổi!
Anh Đức ngừng xe tại khu vực Tour Eiffel cho mọi người chụp hình. Anh nói ban đêm nhìn thấy khác, ban ngày nhìn thấy khác. Nhưng đêm hay ngày tháp Eiffel có một vẻ đẹp riêng. Ông Đán và ông Hạnh chạy vù ra khỏi xe chụp thật vội những góc cạnh mỹ thuật của tháp. Chạy chung quanh, chúng tôi cũng chiêm ngưỡng được trái tim màu vàng rực rỡ trên đường hầm, nơi công nương Diana tử nạn. Gương mặt xinh đẹp của vị công nương bạc số lại được mọi người nhắc đến.
Chạy một vòng quanh tháp xong, xe tìm chỗ đậu để đi du thuyền Bateux Mouches. May mắn có một chỗ đậu khá tốt để mọi người vào sắp hàng mua vé, và sắp hàng lên tàu. May mắn hôm nay trời không lạnh quá. Mọi người tìm chỗ ngồi thoải mái và đi ra đi vào để chụp hình. Thuyền trôi trên giòng sông trữ tình. Qua bao nhiêu lâu đài cổ kính hùng vĩ dọc theo con sông. Những cây cầu chạm trổ hình tượng các thánh bắc ngang. Đứng trước mũi thuyền thưởng thức làn gió mát, nhìn phong cảnh hai bên như cố thâu vào tâm trí cảnh vật đẹp tuyệt vời. Có nhiều đoạn, du khách đi dập dìu lên xuống, hay họ nằm dài trên viền đá xi măng dọc giòng sông. Đoạn cuối của du thuyền đi ngang qua tháp Eiffel sừng sững. Đẹp quá! Máy ảnh thi nhau bấm lia lịa, máy quay phim làm việc không ngừng để thu lại những hình ảnh lộng lẫy trước mắt.
Rời du thuyền Mouches, chúng tôi được đi ngang ngắm Place de la Bastille, trước đây là ngục thất của Pháp, phần đông là những kẻ thù của vua, ngục tù đã từng nổi tiếng dễ sợ. Sau này đã được phá và xây lại thành đại hí viện Bastille Opera, được mở ngày 14 tháng 7 năm 1989, trong thời kỳ ăn mừng ngày độc lập của Pháp.
Anh Đức cũng không quên cho chúng tôi đi xem qua gare Leon (Đèn Vàng). Chúng tôi chỉ nhìn từ trên xe. Mấy bà lại ngân nga hát “Lên xe tiễn em đi…”
Nơi cuối cùng chúng tôi được thăm viếng là nhà thờ trên một đồi cao. Nhà thờ có tên là The Basilica of the Sacred Heart of Paris, hay được gọi là Basilique du Sacré-Cœur, một nhà thờ Công Giáo La Mã. Còn được biết với tên “Trái Tim của Chúa”. Nhà thờ toạ lạc trên một khu đồi cao nhất của Paris. Từ đây, người ta có thể nhìn xuống Paris nhà cửa chi chít, đẹp vô cùng. Khách vào thăm viếng nườm nượp. Trong này họ không cho chụp hình, nhất là đang có thánh lễ.
Bên ngoài sân cỏ, khi chờ nhau lên xe đầy đủ, chúng tôi thấy một cặp uyên ương ôm hôn nhau thắm thiết và cả hai đều là phụ nữ tóc dài rất đẹp. Có lẽ thấy nhiều người nhìn mình, hai cô càng hôn nhau nhiều hơn. Bên trên cảnh sát cũng mới tóm được hai kẻ móc túi. Một cảnh thú vị khác là một tên móc túi, lấy được cái bóp của ai đó, quăng xuống bên dưới cho người khác.
Rời nhà thờ Trái Tim Chúa trên đồi cao, xe chạy xuống đồi và trực chỉ Paris 13 lần nữa. Mới có gần 8 giờ tối, nên tiệm ăn còn đông đúc và còn tiếp khách. Anh Đức thả chúng tôi xuống xong cùng anh Hạnh và anh Miều đi tìm chỗ đậu. Đêm nay không cách gì tìm chỗ đậu xe được, nên những người vào tiệm rồi thì ăn hối hả và phải “to go” 3 phần cho ông tài xế và 2 lơ xe bất đắc dĩ. Thành ra thức ăn ngon lắm, cũng tiệm cũ của ngày đầu tiên, nhưng vì ăn vội vã nên không thưởng thức gì cả. Và đây là đêm cuối cùng tại Paris. Mọi người về nhà đã mệt nhoài, nhưng phải lo sắp xếp lại hành lý để ngày mai lên đường trở về “nguyên quán”.
Ngày vui qua mau. Chúng tôi lại chất đầy xe nào người, nào hành lý. Người cũng mập hơn vì ăn nhiều quá, mà hành lý cũng nặng hơn vì mang quá nhiều quà bánh trở về nước Mỹ. Chúng tôi chia tay nhau tại phi trường vì đi hãng máy bay khác nhau, người về San Jose, người về Washington DC và chúng tôi trở lại Texas.
Quả thật đi đâu cũng không bằng trở lại nhà “home sweet home” và trải qua kinh nghiệm, không đâu văn minh, tân tiến, thân thiện và rẻ bằng Mỹ. Người Âu Châu qua Mỹ vui hơn, xài thoả thích hơn, người Mỹ qua Âu Châu tốn tiền quá sức, dân Âu Châu gương mặt lạnh lùng ít nói, họ lại chỉ thích xài tiếng Tây, trong khi chữ nghĩa Tây thì vì không dùng lâu năm nên bị mòn hết, đọc chữ Pháp mà phát âm kiểu Mỹ, nên phải xài nửa nọ, nửa kia.
Tuy nhiên ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nên chuyến đi đã cho mình hiểu thêm, biết thêm, thấy thêm bên ngoài là thế giới rộng bao la, học hỏi hàng ngày, học hoài cũng không hết. Có thêm những người bạn mới dễ thương và hợp với mình, những người bạn cũ càng thêm gắn bó và đồng thời cho chúng ta cảm giác biết ơn những gì mà chúng ta có được hôm nay trong một Quốc Gia tân tiến, tự do là Hoa Kỳ!
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version