Bình luận: Xin Chào Thua

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
 
Có lẽ trong lịch sử bầu cử giữa kỳ của nước Mỹ, ngày 6 tháng 11 năm nay đánh dấu một sự căng thẳng, hồi hộp chưa từng xảy trước đây. Bầu cử giữa kỳ tại Mỹ là một cách bỏ phiếu tín nhiệm tổng thống sau hai năm cầm quyền. Có nghĩa mỗi hai năm một lần cử tri Mỹ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và 1/3 số nghị sỹ Thượng viện và cứ 4 năm lại bầu lại tổng thống.
Với cách chọn lựa dân cử qua  tranh luận một cách công khai, đảng viên bầu sơ bộ và sau đó cử tri chọn tổng thống vì thế các tổng thống được dân Mỹ chọn đều là những người thật xuất chúng được dân tín nhiệm bầu lên. Những người được dân bầu vào Quốc Hội cũng là những người tài năng để giúp cho Tổng Thống lèo lái con thuyền quốc gia.  
Nhờ cách thức sinh hoạt chính trị công bằng, dân chủ như thế nên nước Mỹ càng ngày càng mạnh lên dân Mỹ càng ngày càng giàu hơn. Kết quả lần chọn mặt gởi vàng này, cử tri đã cho thấy sức mạnh của lá phiếu, sức mạnh của dân. Không có sự kỳ thị về màu da, sắc tộc, tôn giáo giới tính, kể cả Thượng Viện lẫn Hạ Viên, Cộng Hòa và Dân Chủ.
Những điểm nổi bật trong cuộc bầu Quốc Hội năm nay là hơn 100 phụ nữ đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ đó là một kỷ lục. Bên cạnh đó là những người da màu cũng tạo cho lịch sử bầu cử Hoa Kỳ thêm sắc màu dân chủ-với những chức vụ từ trước chưa từng có, như thống đốc tiểu ban. Những người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng đắc cử với những chức vụ quan trọng. Có hai người phụ nữ hồi giáo được đắc cử.
Tuổi trẻ Việt Nam cũng đã mang lại sự hãnh diện cho cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản, nhiều người Mỹ gốc Việt đẵ đắc cử vẻ vang trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đặc biệt là phụ nữ. Trong số đố, đắc cử vào hạ viện có dân biểu Stephanie Murphy ( Đặng Thị Ngọc Dung), tiểu bang Florida, Trâm Nguyễn, dân biểu của tiểu bang Massachusetts. Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, California. Bà Janet được bầu vào Thượng viện bang California từ năm 2014 và là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp cao nhất bang ở Mỹ.
Nói chung, tất cả những cuộc bầu cử tại Mỹ cho thấy đất nước này làm việc gì cũng  cho dân và vì dân chứ không phải như đảng Cộng Sản Việt Nam dùng những chữ “dân chủ” hay “ cho dân vì dân”- là một sự dối trá bỉ ổi- như lời tuyên bố của tổng bí thư cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng- Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng, hắn tái ứng cử và tự đắc cử . Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Ông ta bảo chế độ do ông lãnh đạo là “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và rằng «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu  phiếu và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.
Thực tế, từ lúc Hồ Chí Minh mang chủ thuyết ngoại lai, cướp chính quyền Trần Trọng Kim năm 1945, Hồ Chí Minh và đảng cũng tự phong cho hắn làm lãnh đạo, chứ chẳng có bầu bán gì từ dân cả. Và cái gọi là hiến pháp của đảng Cộng Sản cũng không phải  một “quốc hội của dân, do dân và vì dân” do dân cử, dân bầu; mà do một “quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng -mà điều 4 Hiến pháp hiện hành là vũ khí để bảo vệ quyền độc tôn, độc đảng của chúng một cách hợp pháp. Nếu   Lên tiếng phản đối thì bị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kết tội… “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức”,  là “Lợi dụng việc lấy ý  kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính  quyền”. 
Chiều thứ Ba, ngày 23 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng và cái quốc hội bù nhìn lại thay mặt cho dân, tự bầu cử cho một ứng cử viên duy nhất có biệt danh “Lú” và đã chính thức công bố “đắc cử vẻ vang” chức Chủ Tịch Nước sau một cuộc bỏ phiếu kín tại Quốc Hội. Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố kết quả biên bản kiểm phiếubầu Chủ tịch nước. Tổng số đại biểu Quốc hội là 485 đại biểu, số có mặt 477. Số phiếu đồng ý là 476, tức là bằng 99,79%
Lừa dối, bịp bợm đến thế là cùng! cứ theo tổng số phiếu, tổng số người dân đi bầu ở Việt Nam dưới xã hội chủ nghĩa cao như thế này, thì nền Dân Chủ và những nhân vật được bầu vào Quốc Hội Hoa Kỳ phải xin chào thua!
Thu Nga