Bình luận: Vô Ơn và Biết Ơn

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionMột nam sinh ở tỉnh Yên Bái tên Chu Ngọc Quang Vinh, người từng được chức vô địch trong cuộc thi “Đường Len Đỉnh Olympia hồi đầu năm 2023, là 1 cuộc đua leo núi bằng kiến thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên và em đã giành được giải là vòng nguyệt quế. Em này đã bị lên án, chỉ trích từ báo chí nhà nước Cộng Sản Việt Nam cùng những tên văn nô, dư luận viên chửi bới tàn tệ khi em này đã viết trên trang mạng Facebook, rạng sáng ngày Quốc Khánh Cộng Sản Việt Nam 2/9 nói rằng sau khi em tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua chương trình thi Đường lên đỉnh Olympia và dần dần em “phát hiện” những gì nhà trường dạy “không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân”. Dĩ nhiên sau đó, các báo nhà nước Cộng Sản phê phán, công kích em như là : “vô ơn”, “gây phẫn nộ”, bị cộng đồng “phản đối mạnh mẽ” vì em đã “coi nhẹ giá trị của giáo dục và truyền thống dân tộc”. Họ còn dừng những từ ngữ tồi tệ gọi em là “súc vật”, “súc sinh”. Tuy nhiên, cũng có nhiều trang mạng và nhiều người ủng hộ, khen ngợi Quang Vinh như trang Chân Trời Mới Media cho em là “rất dũng cảm khi thể hiện quan điểm”. Trang này cũng kêu gọi cộng đồng “cùng lên tiếng bảo vệ tiếng nói trung thực của nam sinh này” và nêu chất vấn “Chế độ Cộng sản Việt Nam tự nhận là ‘quang vinh, vĩ đại’, tại sao lại sợ một tiếng nói trung thực của người dân?”. Một ý kiến khác trên cùng trang nhận xét: “Báo chí mà cũng tham gia đấu tố suy nghĩ cựu vô địch Olympia thì thật kinh sợ!” Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng không hề kinh sợ chế độ độc đảng, họ dám cất tiếng nói chống lại từ lớp thế hệ trẻ, mặc dù họ đang sống trong thế giới thù địch man rợ của Cộng Sản, trong số đó có Trần Huỳnh Duy Thức, anh đã hy sinh cuộc đời son trẻ, tương lai sáng lạn để tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, đã bị cộng sản giam cầm hơn 13 năm. Và còn rất nhiều nhà tranh đấu trẻ tuổi khác đã bị giam cầm, ngược đãi. Một người đấu tranh trẻ tuổi khác là luật sư Lê Thị Công Nhân. Cô đã tố cáo thẳng thừng tội ác của đảng Cộng Sản và Hồ Chí Minh trong bài thơ “ Dòng Sông Rửa Tội “: “ Lấy một nắm đất trét lên mặt mình ở đất nước tôi mọi người đều làm / phải làm như thế để ca ngợi Hồ Chí Minh.Trong nấm mồ như thể, khó mà lạnh lẽo được hơn,xác ướp nghĩ gì?hỡi ông !Khi linh hồn còn lang thang khắp nơi trong vũ trụ mông lung,chờ ngày phán xét cuối cùng,thì ông đã trót được bọn chúng phong thánh mất rồi còn đâu...Tôi nhìn nấm mồ của ông,và tôi khóc, vì tôi, và cả dân tộc này, cùng với cái đảng cộng sản chết tiệt của ông,đã bị chôn vùi vào đó cả rồi,bằng nhiều cách khác nhau,nhưng thời gian thì có thực,đó là tuổi thơ của tôi,đó là tương lai của đảng cộng sảnvà hiện tại của đất nước nàyđã được nhuộm đỏ nhuộm hồng, nhuộm bằng máu của nhau...” Đúng hiên thời đất nước Việt Nam đã bị nhuộn đỏ, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì mới dây, tại Việt Nam nhà nhà thi đua, cả làng cả xóm thi đua : sơn cờ đỏ sao vàng lên mái nhà để chứng tỏ lòng biết ơn với đảng và nhà nước, nên nhà nào nhà nấy đều giống như một chiếc quan tài phủ cờ, mới thấm thía câu thơ của Trần Dần “tôi đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấm mưa sa trên nền cờ đỏ”. Cũng trong ngày Quốc Khánh của Việt Cộng, một tên ca nô tên Phan Đan Trường, chuyền trên facebook của nó với nào là head band và áo T-shirt có hình cờ đỏ và lời tuyên bố đỏ rực để cùng dân trong nước tỏ lòng “biết ơn” đảng là “ Chúc Mừng 79 năm Quốc Khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945 tới 2/9/2024) Nơi nào có mặt trời , nơi đó có ánh sáng, nơi nào có cờ đỏ sao vàng, nơi đó có niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”! Tên ca nô này hiện thời đang ở Mỹ, kiếm cơm từ cộng đồng người Việt và đâm sau lưng cộng đồng tị nạn cộng sản, cần phải bị tẩy chay, và chúng ta hãy ngợi ca tinh thần dũng cảm của em Chu Ngọc Quang Vinh, mới 17 tuổi đã có hào khí dân tộc, bị nhà nước triệt tiêu với danh hiệu “vô ơn” Trong Bình Ngô Đại Cáo của công thần Nguyễn Trãi có câu “nước có lúc thịnh, lúc suy, nhưng hào kiệt đời nào cũng có”, nhưng những hào kiệt này đã bị chế độ Cộng Sản bóp nghẹt những tinh hoa đất nước ngay từ trứng nước. Tiếc thay! Thu Nga