Bình luận: Ví Dầu Cầu Ván Đóng Đinh
Submitted by SaiGon1600AM on Mon, 03/17/2014 - 16:47.
Printer-friendly version
Miền quê Việt Nam có nhiều rạch, sông, hồ, nên chiếc cầu là hình ảnh thân thương gắn liền với đời sống người dân. Ca dao có câu: “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”. Cho thấy vào một thuở xa xưa, có được chiếc cầu ván đóng đinh là một niềm hạnh phúc của dân nghèo miền quê thay vì phải đi qua những chiếc cầu tre ọp ẹp, không biết sẽ bị té rớt xuống sông lúc nào. Thế nhưng, trong thời đại tân tiến văn minh, khoa học được phát triển tối đa trên toàn thế giới, thì tại Việt Nam cho tới ngày hôm nay, những chiếc cầu rắn chắc để có thể di chuyển qua sông lạch vẫn là niềm mơ ước , những khát vọng của người dân nghèo và nhất là cho các em học sinh, thành phần được mệnh danh là tương lai của dân tộc.
Điển hình là những gia đình dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, hàng ngày phải băng qua sông Mùi, nhưng nơi đây không có một cây cầu nào nên dân phải lội hoặc dùng bè, đò, thường thường bị nước cuốn, hay bị lật, chết đuối rất nhiều. 90% những kẻ chết đuối là học sinh. Người dân ở đây than thở “chết đuối nhiều hơn chết trong chiến tranh”. Nhiều gia đình quá lo sợ cho tánh mang con cái của họ nên họ phải cõng con qua sông đi học và cõng con về nhà. Những em học sinh trung học, có xe đạp thì phải đi vòng qua sông khoảng 20 cây số mới đến trường.
Tại xã Mỹ An, tỉnh Bến Tre, dân rất nghèo, nơi đây bốn bề đều là nước, đi lại rất khó khăn, trong khi những chiếc cầu tre đã gần mục nát, như chiếc cầu Rạch Bùn,đã hư hại đến độ dân chúng và học sinh mỗi lần đi qua đây rất sợ hãi, chết đuối diễn ra hầu như hàng ngày. Những người có xe đạp, hay xe gắn máy phải gởi xe ở đầu cầu để đi bộ qua. Niềm mơ ươc của các em học sinh là có được một cây cầu vững chãi để có thể dùng được xe đạp.
Tại Thanh Hóa tình hình bi đát không kém, nơi đây có đến gần 30 cái cầu treo, mà cầu nào cũng đang bị hư hại trầm trọng, trong khi hàng ngày, có cả hàng trăm lượt ngưòi và xe máy đi qua cầu. Nhiều em học sinh đã té, lọt qua lỗ hỗng của cầu, rơi xuống sông thiệt mang..
Tại Sơn Hà, Quãng Ngãi, nơi đây trước khi có cây cầu, các em phải đu dây vào mùa mưa, và lội sông đến trường trong mùa ráo, thế nhưng khi cây cầu tre được bắt qua song Re, các em cũng vẫn tiếp tục đu dây, tiếp tục lội sông đi học vì gia đình quá nghèo không đủ đóng lệ phí, vì cầu do tư nhân làm, họ cần tiền thu lại tiền, trả nợ. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đội sách vở, áo quần lên đầu, dò dẫm lội qua song. Sách vở bị rớt xuống sông là chuyện thường, nhiều em vào lớp học, áo quần ướt sũng. Chính quyền lại thản nhiên bảo thu phí là phải.
Những chiếc cầu tre ọp ẹp do người dân bỏ tiền túi, tự chế tạo để đi lại, mua bán và để con em đi học, bị sập hoài là điều dễ hiểu thế nhưng một chiếc cầu được nhà nước xây, do tiền viện trợ của Đan Mạch cũng chung số phận là điều đáng nói, tuy nhiên, nguyên nhân cầu sập cũng không có gì khó hiểu, tham nhũng đục khoét hết xi măng, sắt thép, gạch đá nên phẩm chất chiếc cầu cũng không khác gì cầu dã chiến, đưa đến tai nạn thảm khốc chết cả chục người, gần 40 người bị thương.
Chuyện cầu sập do thiên tai gây nên thì ít, mà do nhân tai của một chế độ thối nát, tham nhũng, ác độc thì nhiều. Người dân miền Nam cũng không thể nào quên được những vụ khủng bố của Việt Cộng đặt bom, mìn làm sập những chiếc cầu vững chãi của miền Nam, đặc biệt là chiếc cầu Tràng Tiền . Chiếc cầu này bị giật sập 2 lần, lần đầu tiên vào năm 1946, do Việt Minh đặt mìn, Lần thứ hai Cộng Sản tấn công Huế Tết Mậu Thân đã giật sập để cắt đường phản công của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Những điều này cho thấy rõ, Cộng Sản là nguyên nhân của bao nhiêu vụ giết choc, khủng bố phá hoại tài nguyên, gia sản Quốc Gia.
Trên khắp thế giới, xứ sở nào cũng vậy, qua thuở khai sơ với những cây cầu ọp ẹp, những chiếc bè dã chiên, hay phải đu giây như trong phim Tazan, rồi lần lần văn minh tiên bộ, những cây cầu xi măng, cốt sắt, những thuyền bè tối tân lần lượt được thay thế; chỉ có Việt Nam là càng ngày càng đi lùi lại hàng thế kỷ để trở lại thời đá mài nên vẫn đu dây, vẫn lội sông, vẫn dùng bè và vẫn không có nổi một chiếc cầu! Niềm ước mơ “Cầu Ván Đóng Đinh” thay cho “Cầu Tre Lắc Lẻo” vẫn còn đó dưới với sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản ViệtNam
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version