Bình Luận: Vẳng Trong Tiếng Kèn Truy Điệu
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 05/23/2013 - 12:51.
Printer-friendly version
Theo lịch sử nước Mỹ ,Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, sau thế chiến Thứ Nhất, được đổi tên và ý nghĩa từ “tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc nội chiến Nam-Bắc” sang “tưởng niệm tất cả những chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong các cuộc chiến. Và ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong được tất cả tiểu bang chính thức công nhận vào năm 1971, vào ngày Thứ Hai cuối cùng của tháng 5.
Đừng lầm lẫn ngày Memorial Day và Remeberance Day, tức ngày tưởng niệm hay ngày Hoa Poppy Day, tức Ngày Hoa Anh Túc được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 và cũng được gọi là ngày Chiến Sĩ Trận Vong. Ngày này đánh dấu hiệp ước đình chiến giữa hai phe Đồng Minh và Trục, chấm dứt thế chiến thứ nhất, sau này thì đổi thành ngày Cựu Chiến Binh Veterans Day. Cho tới bây giờ, Ngày Remembrance Day và ngày Memorial Day là để tri ân tất cả chiến sĩ từ mọi cuộc chiến còn sống hay đã chết, đã anh dũng chiến đấu để giữ vững sự tự do cho Hoa Kỳ và toàn thế giới.
Mỗi lần tới ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, chúng ta không ai không ngậm ngùi nhớ đến nghĩa trang Biên Hoà, nơi có 16,000 tử sĩ được chon cất và sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm toàn cõi Việt Nam thì đã trở thành cái gai cho chế độ tàn ác phi nhân, nên nhà cầm quyền đã tìm đủ mọi cách để phi tang di tích chiến đấu hào hung của người lính miền Nam với nhiều hành động vô luân như trồng cây có nhiều rễ đâm vào các huyệt mộ, biến nghĩa trang quân đội thành nghĩa trang dân sự, cấm và theo dõi những người vào thăm viếng. Hành động hèn hạ trả thù cả người chết của chế độ Cộng Sản hoàn toàn trái ngược với hành động cao thượng của nước tự do Hoa Kỳ, khi cuộc nội chiến kết thúc, chiến sĩ cả 2 miền Nam Bắc đều được an tang chung tại nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia và được tôn kính giống nhau.
Tại Việt Nam, sau khi chiến tranh kết thúc, người sống của miền Nam bị trả thù tàn bạo mà người chết của miền Nam cũng bị trả thù man rợ, và vẫn tiếp diễn hơn 38 năm-mục đích chỉ để bảo vệ đảng và nhà nước. Đồng thời Cộng Sản đang đưa đất nước vào tay của kẻ xâm lăng Trung Cộng. Những người yêu nước lên tiếng phản kháng dầu ôn hòa cách mấy để chống giặc Tàu xâm lược, đều bị liệt vào tội chông phá nhà nước. Rõ rang đảng Cộng Sản đã đồng hoá đảng cầm quyền và Trung Cộng chỉ là một.
Nguyễn Phương Uyên, một sinh viên yêu nước đã dung máu của mình viêt lên trang giấy trắng “Tàu Khựa hãy rút khỏi biển đông”. Cô và người bạn trẻ khác là Đinh Nguy ên Kha đã thốt lên những câu nói đanh thép, can cường, không mảy may run sợ trước bạo quyền, quả họ được hun đúc bở hồn thiêng song núi, bởi khí phách của các anh hung liệt nữ dân tộc. Nguyễn Phương Uyên đã đau lòng thốt lên qua những câu thơ: “Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ,Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau”,“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”,Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!”
Bài thơ của Phương Uyên được mọi người suy ngẫm trong mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong,và lời phản kháng viết bằng máu làm cho ta lien tưởng đến màu đỏ thẩm như màu của Hoa Anh Túc nhuộm đầy máu, trên cánh đồng Flander, do Trung Tá Bác Sĩ Thi Sĩ JohnMcCrae đã viết nơi những chiến sĩ đồng minh đã gục ngã một cách anh dũng cho tự do, hòa bình của thế giới: “Ta ngậm ngùi nhìn những người lính kiêu hùng vừa bị bắn gục,Ta người ở lại vẫn nhìn đuợc bình minh và hoàng hôn, và cuối cùng cũng nằm xuống trên cánh đồng Flander” nhưng “Nếu bạn đánh mất niềm tin trong chúng tôi, thì chúng tôi không bao giờ đuợc yên giấc ngàn thu”
Những chiến sĩ Việt Nam anh dũng đã ngã xuống cho quê hương, dân tộc, tại nghĩa trang quân đội, hay những nấm mộ vô danh dọc theo biên giới, hay mất xác trong đại dương mênh mông mắt vẫn trừng trừng uất hận nhìn đất nước tả tơi từng mãnh trao cho giặc làm sao được yên giấc ngàn thu?! Vẳng trong tiếng kèn truy điệu, Nguyễn Phương Uyên đã kêu gọi người con dân nước Việt hãy tỉnh thức, như hịch Diên Hồng thời đại, “Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc, giặc đang tràn tới ngõ, hãy đứng lên đi! đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh, đứng lên đi cho tự do tỏa sáng”!
Thu Nga
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version