Bình Luận: Vẫn Tiếp Tục Mang Tiếng Tốt
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 03/18/2016 - 09:00.
Printer-friendly version
Thiên tai lại giáng xuống cho dân lao động Việt Nam, miền Tây đang điêu đứng vì hạn hán. Ngoài cảnh đồng khô, cỏ cháy, chất mặn lại còn xâm nhập vào nước. Viễn tượng nền nông nghiệp sẽ trở nên kiệt quệ cho nhiều năm liên tiếp, khó cứu vãn.
Ảnh hưởng 2 sự kiện trên làm cho hang nghìn tấu hào ở huyện Bình Đại, ở Bến Tre chết sạch. Thức ăn cho gia súc trâu bò cạn kiệt. Người ta phải đi bộ cả vài cây số mua nước ngọt về pha với nước mặn cho gia súc uống cầm chừng. Hàng ngàn hecta lúa, trái cây, hải sản bị tàn phá nặng nề. Nước ngọt cung cấp cho bệnh viện không đủ. Lại còn nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra.
Ở mỗi địa phương, nhà chức trách tạm thời phải huy động xà lan chở nước ngọt để cho người dân dung. Tình trạng hạn hán và xâm nhập chất mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua. Mới đây, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc là Stphane Dujarric cũng lên tiếng báo động hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập chất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ảnh hưởng tới 39 trong số 63 tỉnh ở Việt Nam.
Quá túng quẩn trước tình hình hạn hán, và “mặn” là tĩnh từ thì bây giờ biến thành danh từ ở Việt Nam, “mặn” xâm nhập đã khiến nhà cầm quyền phải cầu viện Trung Cộng gia tang lượng xả nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng ở Vân Nam, xuống hạ lưu song Mê Kông để cứu hạn hán và xóa mặn tại đồng bằng song Cửu Long. Hồi đáp đề nghị “cứu hạn” của Việt Nam, Trung Cộng cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm khai triển kế hoạch xả nước khẩn cấp giưa tháng 3 đến đầu tháng 4
Đây không phải là lần đầu tiên hạn hán và chất mặn xâm lấn xảy ra ở những khu vực miền Tây và lời kêu cứu của dân ở vùng Mekong lên tiếng. Nó đã xảy ra cả chục năm rồi và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn như hiện nay. Theo các nhà chuyên môn và nghiên cứu cho biết do ảnh hưởng hiện tượng El Nino, rồi sự biến đổi khí hậu, thiên tai và cả nhân tai gây ra không ít
Trước tiên nói về nhân tai do chính nhà cầm quyền gây ra, khi họ cho phép các doanh nghiệp, quân đội khai thác rừng đã khiến cho rừng trên Cao nguyên không còn nên không thể giữ được nước. Song song là việc cho phép xây rất nhiều đập thủy để tích trữ nước khiến cho các con sông cạn nước. Theo tin trên báo chí cho biết chỉ riêng tại tỉnh Gia Lai đã có đến 40 đập thủy điện lớn nhỏ. Các công ty khai thác thủy điện trên cao nguyên trở thành bất khả xâm phạm. Chính họ là người quyết định khi nào cho nước ngọt và sạch cho người dân dung.
Nhân tai lớn nhất là từ Trung Cộng.Theo tổ chức International Rivers, cho tới nay, Trung Quốc đã xây gần 10 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, và dự định sẽ xây thêm hơn 20 đập nữa trong tương lai. Theo tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á đã tuyến bố “vấn đề Mekong có thể gây bất ổn chính trị và căng thẳng khu vực “. Điều đáng nói là, cũng như cái gọi là đường lưỡi bò tự vẽ trên biển đông, Trung Cộng thường cho rằng Mekong dòng sông riêng của họ, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn”. Và lại cũng như vấn đề biển đông, Trung Cộng không bao giờ cho biết những hoạt động của các con đập cũng như các hồ thủy điện của họ như thế nào.
Trước sự việc Việt Nam cầu cứu xả thủy điện, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng là Lục Khảng nói “Trung Quốc và các nước dọc sông Mekong là các quốc gia láng giềng thân thiện”, và rằng “Người dân các nước này uống nước cùng một dòng sông, nên cảm thấy phải có nghĩa vụ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn”.
Không biết việc Trung Cộng cho xả nước này sẽ đi tới đâu. Chỉ cần Trung Cộng chơi khăm cho xả nước lênh láng thì theo các nhà nghiên cứu, sẽ xóa sổ đồng bằng song Cửu Long; hoặc nước ngọt từ Tàu được xả ra thì các quốc gia ở gần vùng thượng nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia đã lấy gần hết, khi tới đồng bằng song Cừu Long Việt Nam thì cũng chẳng còn bao nhiêu mà lại một lần nữa sẽ được Việt Nam “Đời đời nhớ ơn Trung Quốc” theo hơi hướng của 16 chữ vàng và 4 tốt mà họ đã ban cho nước láng giềng đàn em nhỏ bé “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version