Bình luận: Trăng và Bãi Rác

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Tin và hình ảnh của những người nghèo đổi rác nhựa lấy gạo để ăn ở Bayanan, Philippines làm người ta xúc động. Đây cũng là mục đích của chính phủ nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm vì có quá nhiều bãi rác ở nước này. Và đó cũng là tình trạng của những nước nghèo đói, trong đó có Việt Nam.
Mỗi ngày Việt Nam thải ra kho ảng 120.000 tấn. Hiện Việt Nam có khoảng 660 bãi chôn lấp rác thải có diện tích trên 1ha. Nhiều bãi rác cao như núi. Cách đây không lâu là bãi rác khổng lồ với hàng ngàn tấn vật phế thải ở Cam Ly, Đà Lạt đã bị đổ ập xuống vườn của dân chúng. Vụ sạt lở núi rác này chỉ là một trong vô số các hậu quả của tai nạn rác chưa có cách giải quyết ở Việt Nam. Không những thế, Việt Nam đang trở thành bãi rác thải công nghệ của thế giới.
Nhiều nước giàu trên thế giới chuyển rác sang các nước nghèo để tái chế biến. Rác trở thành một nguồn thu nhập giá trị. Tuy nhiên có nhiều loại rác không thể tái chế biến được, thì được đem đốt hoặc chôn, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Rác nhận càng nhiều thì chất độc thải càng cao. Nhiều nước đã quyết định xuât cảng rác ngược lại. Những số rác khổng lồ, thay vì trở về nơi sản xuất, lại bị xuất sang các nước thứ ba khác, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên những núi rác khổng lồ lại là nơi nuôi sống dân nghèo Việt Nam với nghề móc rác. Dân lượm rác nói “hễ cái gì mà các vựa phế liệu mua là họ lượm mang về bán” và cho rằng rác của những người giàu cũng giúp cho dân nghèo sống”.
Các tỉnh, thành phố ở miền Tây, khi chiều tối người ta là mang bọc rác ra để dưới lề đường trước nhà. Người móc rác kiếm ăn, phần đông đi xe đạp, treo bao ni lông trước tay cầm, người nọ tiếp nối người kia, già có, trẻ có, con nít có bới móc rác. Sau đó, họ tìm đến một con sông, suối, ao hồ nào đó, rửa bọc ni lông, rồi phơi khô, sau đó mới mang đến những tiệm thu mua phế liệu để bán.  
Trước đây, có bài viết có tiêu đề “Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam”, của phóng viên Natalie Allen đã làm người xúc động, ông thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Mỗi lần có những chiếc xe chở rác tới đổ xuống và chạy đi, thì hàng chục người bu lại. Họ đã quen với sự bẩn thỉu, với mùi hôi thúi, với môi trường độc hại. Nhiều người còn cắm lều, làm việc luôn ngay bên cạnh bãi rác. Tệ hại hơn nữa, chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến con nít nhà nghèo thành trộm cướp, ma túy, hay trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người. Đã có lúc những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá có khi chỉ 100 Mỹ kim. Giấc mơ lớn của con nít là no bụng hàng ngày.
Con nít, trẻ thơ là mầm non đất nước, mà những giấc mơ của những mầm non này, bây giờ chỉ là chén cơm, manh áo, Đâu còn mơ Tết Nhi Đồng, hay Tết Trung Thu. Năm nay trăng tròn mùa trung thu rất đặc biệt, ngày 14 tháng 9, 2019, nhằm ngày 16 âm lịch, sẽ nằm ở vị trí đối nghịch với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.
Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Ngô (Bắp) bởi đây là thời điểm thu hoạch bắp. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Mùa Gặt.
Không biết mùa trăng năm nay, ở Việt Nam, dưới chế độ Cộng Sản, người nghèo đã thu hoạch được bao nhiêu rác rưởi. Con nít đã mất rồi mùa Tết Nhi Đồng với vầng trăng cổ tích, có Chú Cuội, Chị Hằng, với cây đa, mứt bánh và đèn kéo quân kể từ sau năm 1975
Thu Nga