Bình luận: Trận Chiến Cọc Nhọn Xưa và Nay

Printer-friendly versionPrinter-friendly version Trái với lời tuyên bố của Việt Cộng, sau khi “giải phóng đất nước”, sẽ làm cho Việt Nam phát triển gấp mấy làn thời Mỹ Ngụy, thì cả nước đi xuống một cách thảm bại, nhiều nạn ăn trộm, ăn cướp rất kỳ lạ, và gia tăng ngày càng nhiều - như việc ăn cắp cát, được người trong nước đặt tên là “cát tặc”, hút cát lậu, gây sạt lở đất đai, thiệt hại vô kể, cho tài sản và,cuộc sống của người dân, ở ven sông, nước. Trước tình cảnh thê thảm này, chẳng thấy nhà cầm quyền động móng tay, nên mới đây, cuối tháng 4, một cảnh chống “cát tặc” vô tiền khoáng hậu, diễn ra ở ven sông Bồ, thuộc thị xã Hương Trà, Thừa Thiên, như một trận chống giặc xâm lăng, do dân chúng, từ già, cho tới trẻ em, họ tự nghiên cứu và hành động. Họ được một người, coi như thủ lãnh, đứng chia phận sự, ngưòi đi dọn đường, người thì đi xin tre, người đi xin đá, trên tay mọi người là cuốc, xuổng chuẩn bị đổ kè, và đóng cọc, chặn xà lang bọn ăn cắp cát. Những người bán tre và đá hoan hỉ ủng hộ cho trận chiến này. Tuy nhiên muốn đổ kè, phải cần một số lượng lớn đá to, đá nhỏ nên dân làng huy động 20 chiếc thuyền, lên thượng nguồn, nhặt đá cuội. Họ đổ kè, cắm cọc, trong khi tàu hút cát của cát tặc mở máy chạy loanh quanh. Đoạn sông này còn được gọi là sông Sịa, do từ thượng nguồn đổ xuống, rồi đổ ra đầm phá Tam Giang. Nơi đây dân nghèo đã bao nhiêu đời dựng nhà cửa, mưu sinh bằng nhề đánh cá, sau thời gian chiến tranh họ tản mác đi, tới đầu thập niên 80, họ quay lại sinh sống. Cuộc sống người dân vùng này chỉ trông cậy vào dòng sông. Mùa lụt, nước sông ngập trắng xóa, khi nước rút đi, phù sa đọng lại, thật dày, có khi lên tới 30 cm. Nhờ phù sa dân chúng mới trồng trọt, sinh sống. Thế nhưng những năm sau đó, nhà cầm quyền cấp phép doanh nghiệp tư nhân khai thác cát. Và rồi tai nạn sạt lở xẩy ra, ruộng vườn bị đổ xuống sông. Nay nạn trộm cát xảy ra càng nhiều mà nhà cầm quyền không có một ý định bảo vệ đời sống của người dân. Dân phải tự ngồi canh thuyền ăn cắp cát trái phép, có người dùng ná bắn đá, ném đá trong vô vọng. Lần lần những tên cát tặc ăn cắp quy mô hơn, đến độ đất xóm Bồ lần lần biến mất, theo sau những vụ sạt lở. Người dân đã cầm đơn đi hết chỗ này, đến chỗ kia, nhưng nhà chức trách địa phương vẫn không làm gì cả. Và khi trận đấu quyết liệt của dân chúng xảy ra, thì nhà cầm quyền phường Hương Vân chạy lên can ngăn, cho rằng làm như vậy là "vi phạm giao thông đường thủy"- mà đáng lý ra, việc làm đó, phải là trách nhiệm của nhà chức trách. Dân ở đây nói, họ sẵn sàng đi tù, để con sông không bị hút hết cát, làm họ tiêu tan tan sự nghiệp gầy dựng khó khăn. Không phải chỉ có ven sông Bồ bị nạn “Cát Tặc” mà nó xảy ra nhiều nơi; việc hút cát diễn ra liên tục, bất kể ngày hay đêm. Cả tàu khai thác, tàu chở cát không có số hiệu đăng bạ, và hàng chục con tàu lớn, tập trung tại một chỗ, cũng không thấy ai ngăn cản; Còn ở trên bờ, việc vận chuyển cát từ đó, về khu vực thành phố, cũng diễn ra một cách khá thoải mái- chẳng có ai kiểm soát sự vận chuyển quá mức. Và mặc dù dân đã gởi nhiều thơ khiếu nại,về tình trạng cát tặc, chạy gây ô nhiễm, mất an toàn, đến cơ quan công quyền, đều không có hồi âm. Trước nạn “Cát Tặc”, có lẽ dân đã bắt chước tiền nhân, vua Ngô Quyền, chống giặc, bằng cách dùng cọc nhọn đóng ở Bạch Đằng Giang, làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lăng nước Việt vào năm 938, ngài chiến thắng vẻ vang, tàu của giặc bị mắc cạn, chúng lo chạy thoát thân. Sau đó, tới mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, chọn kinh đô là Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập và chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Đọc lại sịch sử mà ngậm ngùi, phải chi nhà nước Cộng Sản huy động dân, chông lại giặc Tàu như tiền nhân, thì hay biết mấy- đàng này dân tự đóng cọc nhọn để tự bảo vệ trước giặc ăn cắp cát, ngay trên ruộng vườn của mình, còn nhà cầm quyền thì bảo “phạm giao thông đường thủy”! Trong khi Trung Cộng ngang nhiên, không những chỉ phạm đường thủy, mà cướp luôn biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì không dám lên tiếng! thì làm gì có việc huy động quân đội đóng cọc nhọn chống quân Tàu Cộng xâm lăng! Thu Nga