Bình luận: Tiếng Kèn Mộng Xưa
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 05/26/2023 - 10:49.
Printer-friendly versionMột trong những ngày lễ lớn của Hoa Kỳ là ngày Lể Chiến Sĩ Trận Vong, ngày để
tưởng nhớ và tri ân những người chiến binh đã bỏ mạng hy sinh cho đất nước,
Trước kia , ngày Lể Chiến Sĩ Trận Vong được gọi là ngày Decoration Day . Ngày này
có nguồn gốc từ sau Nội Chiến Hoa Kỳ, để kỷ niệm các chiến sĩ liên minh và các
chiến sĩ miền Nam đã tử nạn. Tới thế kỷ thứ 20, ngày Lể Chiến Sĩ Trận Vong đã
được nới rộng ra để tôn vinh tất cả những binh sĩ Mỹ đã hy sinh trong lúc phục vụ
bảo vệ đất nước, từ cuộc đại thế chiến thư Nhất, thứ Nhì, Chiến Tranh Triều Tiên,
Chiến Tranh Vùng Vịnh, Chiến Tranh Việt Nam, và sau này chiến tranh Irag,
Afghanistan.
Trong ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, nhiều người đi đến thăm viếng các nghĩa trang
và các đài tưởng niệm. Hầu hết các ngôi mộ trong các nghĩa trang đều được cắm
một lá cờ Mỹ cùng với những bó hoa. Đặc biệt, có một loại hoa đỏ rực là Poppy
tức là hoa Anh Túc- mà trước kia được dùng trong ngày kỷ niệm Đình Chiến
chấm dứt chiến tranh thứ nhất, thì sau này, huy hiệu hoa Anh Túc gài trên áo là
biểu tượng nhớ ơn tất cả các chiến sĩ từ khắp nơi trên mọi chiến trường đã chiến
đầu và đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình.
Lịch sử của hoa poppy bắt nguồn từ bài thơ “In Flanders Field” của một bác sĩ thi
sĩ John McCrae, người Canada, được viết tháng 5, 1915. Đại ý nói về hoa Anh túc
màu đỏ đã mọc đầy trên những ngôi mộ của những chiến sĩ bỏ mình vì chiến trận.
Bài thơ đã được nhiều người dịch sang tiếng Việt, xin chọn một bài sát nghĩa
“Trên những cánh đồng Flanders hoa Anh túc nở rộ , Xen kẽ giữa những thập tự
giá đặt từng hàng ,Nơi ghi lại vết tích của chúng tôi; Và ở trên trời những con chim
sơn ca ,Bay lượn cùng anh dũng hót vang, dù chẳng nghe được rõ,Bởi quyện lẫn
với tiếng súng phía dưới. Chúng tôi đã ra đi. Không lâu đâu trong những ngày vừa
qua,.Chúng tôi đã sống thật lòng, rung cảm cảnh mặt trời mọc, hoàng hôn buông.
Đã yêu và đã từng đuợc yêu, và giờ đây chúng tôi nằm xuống.Giữa những cánh
đồng Flanders .Các bạn hãy tiếp tục cuộc chiến với kẻ thù của chúng ta, Nâng cao
bó đuốc đã trao lại các bạn khi chúng tôi ngã gục. Nếu các bạn mất niềm tin với
chúng tôi, những người vắn số .Thì chúng tôi sẽ chẳng ngủ, dù hoa Anh túc nở đầy
.Trên những cánh đồng Flanders.”
Bài thơ cũng làm người Việt tưởng nhớ và tri ân những anh hung chiến sĩ trong
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong than, tại nghĩa trang Biên Hòa.
Trước khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền nam, nghĩa trang lúc nào cũng có hoa quả
và khói hương nghi ngút . Đến khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, chúng giật
sập bức tượng Thương Tiếc ở cổng nghĩa trang, và sau đó nhà cầm quyền đã dung
nhiều thủ đoạn, âm mưu hầu xóa bỏ di tích lịch sử hào hung của miền Nam, nơi
chôn 16,000 tử sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa nơi đã bị bỏ hoang phế , điêu tàn.
Cuộc nội chiến Việt Nam do Cộng Sản miền Bắc đã làm cho hang hang lớp lớp
người ngã xuống để bảo vệ miền Nam rự do. Tới ngày 30 tháng 4 75 vẫn hang
hang lớp lớp người bị sát hại bởi chính sách trả thù của Việt Cộng. Quân dân cán
chính miền Nam bị lùa vào các trại tù cải tạo, ngay cả nhưng thương bệnh binh
với vết thương lở loét cũng bị xua đuổi ra khỏi các bệnh viên Cộng Hòa. Những
người lính đó hiện thời đang ở đâu?! Họ đã nằm xuống cùng cây cỏ hay đang vất
vưởng trên quê huơng càng ngày càng điêu tàn đổ nát?! Ngay mộ phần họ cũng bị
đào xới, san bằng để trả thù.
Bài thơ Trên cánh đồng Flanders những câu cuối là “Trước khi ngã gục. Chúng tôi
trao cho các bạn bó đuốc. Hãy giơ cao ngọn đuốc, hãy chiến đấu. Nếu bạn phụ
lòng chúng tôi, chúng tôi sẽ không an giấc nghìn thu, dù hoa vẫn nở rực trên cánh
đồng Flanders”.
Một bài thơ của Thanh Nam cũng có nội dung tương tự “Ta như người lính vừa
thua trận. Nằm giữa sa trường nát gió mưa. Nhắm mắt cố quên đời chiến sĩ. Làm
thân cây cỏ gục ven bờ. Bỗng nghe từ đáy hồn thương tích, vẳng tiếng kèn truy
điệu mộng xưa.”. Hãy tiếp tục làm tròn sứ mạng được giao phó của những vị anh
hung dân tộc dầu ngã xuống, vẫn nghe trong tim nhức nhối với tiếng kèn truy điệu
giấc mộng xưa
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version