Bình luận: Từ Chiếc Cầu Tới Đảng Ô Nhục
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 11/14/2014 - 15:23.
Printer-friendly version
Ngày 9 tháng 11, dân Đức đã kỷ niệm ngày 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa tới việc chấm dứt chủ nghĩa độc tài Cộng Sản tại đây và khắp vùng Đông và Trung Âu. Bức tường Bá Linh đã được chính quyền Đông Đức dựng lên vào ngày 13 tháng 8 năm 1961 để ngăn chặn làn sóng tỵ nạn từ Đông Bá Linh chạy trốn sang Tây Bá Linh. Bức tường dài hơn 160 cây số với 285 chòi canh tại những khu vực trọng yếu để giam hãm hơn 3 triệu người trong suốt gần 30 năm!
Ngay sau khi các cơ quan truyền thông Tây phương loan tải tin tức cho hay Đông Đức mở cửa biên giới thì người dân Đông Bá Linh lũ lượt kéo qua Tây Bá Linh. Lính biên phòng Đông Đức tự động buông sung trước làn sóng người như vũ bão. Đến nửa đêm, tất cả mọi cổng biên giới trong thành phố này đều mở ngỏ. Nước Đức được thống gần một năm sau, đó là ngày 3 Tháng Mười, 1990. Những chiếc loa thô sơ để sa sả tuyên truyền của chế độ Cộng Sản và các nước Đông Âu giờ trở thành là những chứng tích lịch sử vẫn giữ nguyên trong các làng xóm.
Sự kiện trên làm cho người Việt Nam không khỏi chạnh lòng khi nhắc về vĩ tuyến 17, chia đôi đất nước được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 tháng 7 năm 1954, và giòng sông Bến Hải đã chứng kiến cảnh sinh ly. Hàng vạn dân miền Bắc đã vội vã, gồng gánh lìa nơi chon nhau cắt rốn, di cư vào Nam. Chiếc cầu Hiền Lương được chia đôi, mỗi bên sơn một màu khác.Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa đều mở hết cỡ hướng về bờ bên kia để ra rả phát nhạc tuyên truyền cho chế độ mình, nhưng hình ảnh dân miền Bắc phải còng lưng dưới ruộng thì không thể nào che dấu được. Và phía bên này vĩ tuyến là những cảnh thanh bình thật sự với những bản nhạc tả cảnh sung túc, no ấm của miền Nam chan chứa tình người, tình quê hương. Thế nhưng những năm sau 1960, khu vực gần cầu Hiền Lương càng ngày càng hoang vắng, chiến tranh leo thang. Công sản miền Bắc xé hiệp định Geneve tăng quân, ngang nhiên xâm lăng miền Nam. Và cho tới ngày 30 tháng 4, với sự hổ trợ của Nga Tàu họ đã chiếm cả đôi bờ đất nước và tuyên bố thống nhất đất nước.
Sự kiện trên làm cho người Việt Nam không khỏi chạnh lòng khi nhắc về vĩ tuyến 17, chia đôi đất nước được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 tháng 7 năm 1954, và giòng sông Bến Hải đã chứng kiến cảnh sinh ly. Hàng vạn dân miền Bắc đã vội vã, gồng gánh lìa nơi chon nhau cắt rốn, di cư vào Nam. Chiếc cầu Hiền Lương được chia đôi, mỗi bên sơn một màu khác.Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa đều mở hết cỡ hướng về bờ bên kia để ra rả phát nhạc tuyên truyền cho chế độ mình, nhưng hình ảnh dân miền Bắc phải còng lưng dưới ruộng thì không thể nào che dấu được. Và phía bên này vĩ tuyến là những cảnh thanh bình thật sự với những bản nhạc tả cảnh sung túc, no ấm của miền Nam chan chứa tình người, tình quê hương. Thế nhưng những năm sau 1960, khu vực gần cầu Hiền Lương càng ngày càng hoang vắng, chiến tranh leo thang. Công sản miền Bắc xé hiệp định Geneve tăng quân, ngang nhiên xâm lăng miền Nam. Và cho tới ngày 30 tháng 4, với sự hổ trợ của Nga Tàu họ đã chiếm cả đôi bờ đất nước và tuyên bố thống nhất đất nước.
Giòng sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã nối lại và cùng mang màu đỏ Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng cái hố phân chia giữa quần chúng lao động nghèo nàn, rách nát, và giới Tư Bản Đỏ càng ngày càng sâu vời vợi và sự ngăn chia giữa dân lành và kẻ cầm quyền càng ngày càng khủng khiếp do sự cai trị độc tài, bất nhân của đảng Cộng Sản gây nên.
Thủ tướng Đức Merkel, nói rằng cho đến ngày nay, khi ngang qua cổng Brandenburg, giữa Đông và Tây Bá Linh trước đây, bà vẫn còn cảm thấy sự buồn phiền vì phải sống trong nhiều năm dài bị đàn áp sau bức tường này. Tuy nhiên những hình ảnh hàng trăm ngàn người ào ào từ phía Đông tăm tối để sang phía Tây tràn đầy ánh sáng, đánh dấu lịch sử sang trang một cách can đảm, hào hung, là những giây phút tuyệt vời mà chắc chắn bà và người dân Đức cũng như cho tất cả những người khát vọng tự do trên thế giới không thể nào quên được. Bức tường Ô Nhục đã được chính người dân yêu chuộng tự do, dân chủ của họ xô ngã.
Nhìn lại sự kiện 25 năm búc tường Bá Linh sụp đổ, cho người ta thấy rằng, mặc dầu trong thời gian kỹ lục, 40 triệu người dân Tây Đức đã phải cưu mang thêm 18 triệu người dân Đông Đức, thế nhưng, tinh thần dân tộc đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn ban đầu để đưa nước Đức thành một quốc gia cường thịnh như hôm nay, không tốn một giọt máu đào thù hận. Còn ở Việt Nam sau khi gọi là thống nhất đất nước thì cả 2 miền ngập tràn những điều Ô Nhục, Ô nhục tại các trong nhà một tù lớn đầy hận thù, lừa lọc, gian trá, ô nhục bằng những chiêu bài đổi tiền, đánh tư sản mại bản để cướp nhà, cướp đất và những cái loa tuyên truyền vẫn lải nhải những điều dối trá, mị dân. Chính đảng Cộng Sản là nỗi ô nhục to lớn của lịch sử đất nước Việt Nam
Hai lần di cư vĩ đại 1954 và 1975 đã chứng tỏ người Việt Nam khao khát Tự do và Dân chủ đến thế nào. Và chính sự khát khao này sẽ có một ngày biến thành vũ bão xô ngã cái đảng thối nát ra khỏi đất nước để sông Bến Hải và Cầu Hiền Lương, lúc ấy, mới thật sự thoát khỏi niềm ô nhục
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version