Bình Luận: Tức Nước Vỡ Bờ

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Người dân vùng miền Trung, nơi được mệnh danh: “chó ăn đá, gà ăn muối”, vì rất nghèo, có  câu ca dao rất kỳ lại: “Ông tha mà bà chẳng tha. Bà gieo cái lụt hăm ba tháng mười . Chẳng biết “Bà” đây là Bà Trời hay Bà Thánh nào mà lại có thể đầy đọa dân trong tháng 10 như thế. Nhưng nhìn lại lịch sử lụt của miền Trung và các miền từ Nam tới Bắc thì không cần gì đợi đến tháng 10 Âm Lịch mới “hưởng” được những cơn thịnh nộ của “Bà” vì từ đầu năm tới giờ mưa, gió lũ lụt đã quét qua từ Nam tới Bắc nhiều đợt rồi.
Tại Sài gòn, giữa tháng 9 này mưa lũ làm nhà cửa, đường xá bị ngập chìm trong nước. Các quận bị ảnh hưởng nặng nề kể cả Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. Nước ngập đến hơn thắt lưng người lớn. Người ta phải lội trong nước bùn đen ngòm hôi thối, bẩn thỉu. Mỗi lần các loại xe lớn như xe vận tài hay xe buýt phóng nhanh trong dòng nước, thì nó lại tạo nên những đợt sóng cao gần cả mét, xô đẩy những người đi bộ. Cảnh khốn khổ không thể nào tả xiết.  Mưa không có lối thoát đã biến Sài Gòn hoa lệ thành biển nước.
Những trận mưa lớn đã làm nhiều chỗ bị ngập nặng và tạo nhành các "hồ" nước nhỏ, những nơi này lại gần các con rạch và sông Sài Gòn nên nhiều cá đã bị đẩy vào đây, cho nên người ta đã kêu nhau đến đây bắt cá đem bán.
Ở Sài gòn đã vậy, thì miền trung và miền Bắc lại còn khốn khó hơn. Và cũng không phải chỉ có Hà Nội mà nhiểu tỉnh đồng bằng miền Bắc và Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình,Quận Hoàn Kiếm, Trúc Bạch v..v… nơi nào cũng ngập nước. Và cũng như ở Sài Gòn, người dân đã vội vã giăng lưới bắt cua, cá, tôm, lươn đang tràn ra đường phố. Có người khác mang cả dụng cụ bắt cá chuyên nghiệp để thu chiến lợi phẩm.
Đời sống của dân chúng ở các miền lũ lụt khốn đốn hang năm, mà mỗi năm chịu đựng vài trận hình như đã quen, trong khi các nhà lãnh đạo thì cũng “quen” hứa sẽ “khắc phục” lũ lụt bằng cách cho ra nhiều  nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hang tỉ dollars cho mỗi vùng mà kéo dài năm này đến năm khác vẫn chẳng thấy tiến bộ chút nào
Lý do ngập lụt rất dễ hiểu, vì mưa, thủy triều dâng ngày càng cao do biến đổi khí hậu, tỷ lệ nghịch với nền đất của toàn thành phố, bị đô thị hóa, bê tông cốt sắt hóa lấn kênh rạch làm mất các dòng thoát nước mà mà công trình bù đắp, thoát nước thì chỉ được đầu tư kiểu nhỏ giọt hay bị chặn lại nửa chừng.  Chẳng hạn Nhà Bè vốn là những lá phổi, nơi thoát nước cho toàn thành phố, nhưng đã bị san lấp hết để xây dựng công trình nhà cửa đã làm chết những lá phổi này.   
Một lý do dễ hiểu khác đưa đến tình trạng hệ thống thoát nước không bao giờ sẽ có được vì phần lớn này được điều hành bởi những kẻ kém văn hoá, trình độ học vấn căn bản tối thiểu cũng không có. Quan trọng hơn hết là những người lãnh đạo mất nhân tính, vô lương tâm không cần biết đến đời sống của người dân. Tiền dự án bị ăn chận, ăn bớt, không dự án nào ra dự án nào, toàn là chắp vá. Nợ công lên cao mà không đem lại một hiệu quả nào.  Đồng thời nạn phá rừng, trộm cây, nạn chặt cây xanh một cách bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường cũng là một nguyên do chính đưa đến nạn lụt do nước từ thượng nguồn đổ xuống đồng bằng.  
Nhìn những gương mặt hạnh phúc của người dân khi bắt được cá ngay trước cửa nhà, hay trên đường phố trong cơn lũ lụt hay như người dân miền Trung , vào tháng 10 gọi là tháng “Bà” không tha, người dân náo nức đi “xí”  của, tức là vớt xác những gia súc bị nước lũ cuốn trôi như trâu bò, heo gà như là một chiến lợi phẩm. Thử hỏi trên thế giới này, có một dân tộc nào bất hạnh như dân Việt Nam? Phải đi lượm những hạnh phúc nhỏ nhoi trong chính cơn nguy khốn của mình
Đảng Cộng Sản phải xem chuyện nước mưa không có cống rãnh để thoát nên ngập tràn vào thành phố mà làm gương- Vì đối với người dân cũng vậy, bị đàn áp, bị bóc lột, bị giết hại vì nhân tai mà không có một lối thoát, thì sẽ có một ngày, sự uất hận sẽ trở thành ngọn sóng thần cuốn trôi chế độ thối nát Cộng Sản, vì “tức nước vỡ bờ” là chuyện đương nhiên. 
Thu Nga