Bình luận: Nhớ Về Mùa Xuân Kỷ Dậu
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 02/15/2024 - 16:13.
Printer-friendly versionTrong những năm Dậu của lịch sử Việt Nam, năm Kỷ Dậu 1789 là năm được người dân Việt hãnh diện nhất với chiến thắng Đống Đa lẫy lừng của đại đế Quang Trung.
Đúng vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, lúc 2 giờ sáng, trong đêm đen bỗng như rực sáng mặt trời doanh trại quân Thanh do Sầm Nghi Đóng thống lãnh bị đánh tan hoang. Sầm Nghi đống phải tự tử. Tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy trốn tới Quảng Tây chỉ còn sót lại vài ngàn người. Cho đến nay, mỗi lần Tết đến, chiến thắng Đống Đa của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lại được nhắc nhở lại để dân phải nhớ và giữ lấy truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
Tuy nhiên nhắc lại những năm Dậu đáng ghi nhớ, chúng ta cũng không bao giờ quên nạn đói năm Ất Dậu 1945. Đây là dấu ấn kinh hoàng của dân tộc Việt, đã giết chết khoảng 2 triệu người miền Bắc-từ Quảng Trị trở ra. Nhiều làng xã chết đến 70-80% dân số, nhiều gia đình cả dòng họ chết không còn một ai.
Nguyên nhân là chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng lúc với thiên tai, mất mùa xảy ra ở nhiều tỉnh đồng bằng phía Bắc. Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt. Khi người dân không đủ sức mua, phải chịu cảnh chết đói. Lại thêm lụt lội làm vỡ các đê ở Hà Tĩnh, Nghệ An làm mất mùa. Còn Pháp thì dự trữ lương thực phòng chiến tranh và mưu đồ tái xâm lược Việt Nam. Họ còn đánh sưu cao thuế nặng lên nông dân.
Người dân đói quá sau khi giết hết trau bò phải ăn tới rau củ dại, vỏ cây, chó mèo, chuột cống, cá chết, ăn cả xác người mới chết. Đi xin ăn không được thì cướp giật. Xác chết nhiều đến nỗi hốt không kịp, dung xe bò chất đầy rồi hất xuống hố tập thể. Lại thêm nạn dịch tả sau cơn lũ lụt, không có lương thực, lại không có thuốc men chữa trị nên số người chết lại càng khủng khiếp hơn.
Điều đáng nói là Việt Minh, kẻ tội đồ dấu mặt, đã “thừa nước đục thả câu” lợi dụng nạn đói hô hào phát động phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” xúi dân đánh phá các kho lúa. Trong khi đó chúng lại cho du kích âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi chúng đem tiếp tế cho những mật khu của họ. Nếu không thể chận cướp được thì Việt Minh cung cấp tin tức cho phe Đồng Minh dùng máy bay bắn phá, nhất là những vị trí chứa gạo của Nhật. Từ đó, nạn đói càng trầm trọng. Nạn đói càng trầm trọng thì Việt Minh càng dễ hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng. Nhờ thế, thế lực Việt Minh ngày một vững mạnh ở khắp các vùng rừng núi và nông thôn vùng đông bắc Bắc Việt. Và đây là nguyên nhân chính để chúng cướp được chính quyền nhanh chóng vào mùa thu năm 1945 tại Hà Nội. Nhưng sau khi cướp chính quyền chúng đã tịch thu toàn bộ tiền bạc của các quỹ cứu đói do những người hảo tâm giúp đỡ dân chết đói.
Màn vừa đánh trống vừa ăn cướp cũng như ăn cướp cơm chim của Việt Cộng tái diễn ngày hôm nay. Nhà nước ăn chận hết cả bao nhiêu tiền cứu trợ của người hảo tâm gởi tới giúp nạn nhân như vụ Formosa và vụ xả các đập nước.
Xuân Ất Dậu dân đói nằm chờ chết hang hang lớp lớp vì sự ma mãnh lợi dụng thời cơ của Việt Minh, tiền thân Việt Cộng. Xuân Đinh Dậu dân chúng chưa đến độ chết đói hang loạt vài triệu như xuân Ất Dậu nhưng cái đói, cái chết đến từ từ, đến từ nạn xả lủ, đến vì môi trường biển không còn. Chết vì bị nhà cầm quyền cướp sạch nhà và tài sản, chết vì công an đánh đập v…v…
Trong Bình Ngô Đại Cáo có câu “nước có lúc thịnh, lúc suy, nhưng hào kiệt đời nào cũng có”, tuy hào kiệt nào mới xuất đầu lộ diện là nh à cầm quyền bỏ vào tù giam, nhưng hào kiệt vẫn tiếp tục mọc lên như sao trên trời, một ngày không xa sẽ toả chiếu ánh sách chói lọi xua đi bóng tối chủ nghĩa bán nước cầu vinh. Con dân Việt Nam sẽ có một mùa xuân vinh quang như mùa xuân Kỷ Dậu 1789!
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version