Bình luận: Như Bầy Thú Hoang
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 12/08/2016 - 15:36.
Printer-friendly version
Mùa Noel là mùa “cho đi” quý hơn là “nhận lại”. Một câu chuyện làm ơn không cần báo đáp của một người phụ nữ Đài Loan tên Trang Chu Ngọc Nữ đã làm đối với những người nghèo khổ và kém may mắn hơn bà đúng với câu “thương người như thể thương thân”.
Câu chuyện bắt đầu khi bà này mới 16 tuổi, bà kết hôn với một người đàn ông cùng quê rồi chuyển đến xứ khác sinh sống. Không lâu sau đó, chồng bà đi lính, để bà một mình nuôi đứa con thơ nơi thành phố xa lạ và rất túng thiếu. Và vào đúng giai đoạn khó khăn nhất, hai mẹ con bà đã được những người công nhân tốt bụng cưu mang, mặc dù những người công nhân lúc đó cũng không hơn gì bà mấy. Bà luôn luôn ghi nhớ ân nghĩa của họ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, chồng bà trở về, hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng và cuộc sống dần trở nên khá giả. Bà Ngọc Nữ liền quay lại tìm những vị ân nhân năm xưa để trả ơn, thế nhưng tất cả mọi người đều từ chối nhận sự báo đáp của bà mặc dù họ vẫn nghèo. Bà nghĩ ra cách giúp những ngưòi tốt bụng này bằng cách chia ngôi nhà của mình thành nhiều căn phòng cho công nhân ở miễn phí. Và mở một quán ăn. Bà nấu cơm ăn cho họ mỗi ngày cũng miễn phí. Sau đó bà lấy giá tượng trưng rẻ mạt để họ khỏi áy náy. Để có tiền mua thức ăn bà phải hi sinh toàn bộ khoản tiền dưỡng già của mình, và phải bán hết 7 gian nhà mà vợ chồng bà đã tiện tặn cả đời mới mua được. Lại còn đi nhặt rác kiếm thêm tiền và cả vay nợ nữa. Bà giúp người không cần người đền đáp cho cả 55 năm. Ngay khi tới giai đoạn cuối cuộc đời, bệnh tật nằm liệt giường bà vẫn quan tâm đến những số phận nghèo của người lao động.
Cuối cùng bà lìa đời lúc 96 tuổi. Đám tang của bà có khoảng 2 ngàn người đã đến tiễn đưa người đàn bà có trái tim vĩ đại đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Câu chuyện đầy ắp tình người của người phụ nữ Đài Loan này làm cho người ta rơi lệ. Thế nhưng một bản tin từ Việt Nam trong cùng thời điểm cuối năm làm người ta phải cau mày phẩn nộ vì tình người, sự nhân ái, đạo đức hình như không còn có chỗ dung thân dưới chế độ Cộng Sản. Đó là việc một con trâu bị tai nạn giao thông, nằm chết ngoài đường ở thị xã Thuận An, Bình Dương, thay vì báo với chủ nhân con trâu tới nhận xác trâu về thì người dân đã xúm vào giành nhau xẻ thịt mỗi người dành vài miếng một cách hung hãn. Chủ nhân của con trâu, khi hay tin trâu của mình bị tông chết, đến nơi thì con trâu chỉ còn lại bộ xương và cái đầu lâu.
Việc lợi dụng sự bất hạnh của người khác để hưởng lợi xảy ra như cơm bữa tại Việt Nam. Nhiều vụ hôi của đã xảy ra trên đường trước đây không lâu như vụ người ta tranh nhau cướp bia, khi một chiếc xe vận tải chở bia gặp tai nạn ở Biên Hòa. Mặc cho người tài xế gào khóc thảm thiết, người ta thản nhiên tranh nhau cướp bia rơi trên đường.
Mới đây một chiếc xe vận tải bị trên quốc lộ 1D ở Quy Nhơn, Bình Định-thay vì cứu giúp người bị nạn thì khi họ thấy cảnh sát cứu hỏa chữa cháy và gạt hàng hóa bị cháy, hư hỏng xuống đất, người dân lao vào tranh nhau hôi của. Có người còn nhảy lên xe để lấy hang, bỏ vào bao. Tài xế khóc lóc ngăn cản nhưng họ thản nhiên nhanh tay nhặt đồ bỏ vào bao, trong tiếng gào của ông: "Các người không phải là con người". Những vụ ‘của người phúc ta” nhiều lắm, như việc nhặt các xấp tiền văng trên đường, cướp các thùng dầu nhớt từ xe bị lật một cách tán tận lương tâm.
Đây là một chứng cớ hiển nhiên cho thấy “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Thời trước 1975, người dân Việt Nam hiền hòa đầy lòng nhân ái, đạo đức được dạy dỗ bởi gia đình, học đường “thương người như thể thương thân”, thế nhưng sau 41 năm cai trị, cũng người Việt Nam đó, nhưng họ đã mất hết nhân tính. Cảnh giành nhau một miếng thịt trâu, giựt một lon bia, lượm một chai nước rồi hí hửng bỏ vào túi xách mang về trong khi nạn nhân bị mất trắng tay khóc lóc van xin xin hãy dừng tay tưởng như là chuyện giả tưởng.
Cuộc sống thời khai thiên lập địa, mạnh được yếu thua đã quay trở lại ngự trị tại xã hội Việt Nam- Câu chuyện lòng nhân từ vô bờ bến của người đàn bà Đài Loan đáng để cho những kẻ đang sống như bây thú hoang ở Việt Nam suy nghĩ lại.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version