Bình Luận: Nếu Không Có Ngày 30 Tháng Tư
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 04/30/2015 - 15:46.
Printer-friendly version
Thấm thoát 40 năm, kể từ khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhưng những ký ức hải hùng của những người vượt thoát khỏi chế độ Cộng Sản không hề phai mờ. Nhất là khi những chiếc tàu mong manh chở đầy ắp người tị nạn trên biển đông, như chiếc lá giữa dòng, đã bị các nước lân cận từ chối không cho cặp bến sau khi trải qua nạn hải tặc hay mưa gió bão bùng.
Những bản tin nói về người di cư bằng thuyền từ Châu Phi, Châu Á thuộc đủ mọi thành phần: di dân vì kinh tế, chánh trị vì bị đàn áp, khủng bố… bị chết trên Địa Trung Hải trong tháng Tư năm nay- bởi lập trường của Australia là ngăn không cho thuyền tị nạn cập bến- trong số đó có gần 50 người trốn thoát từ Việt Nam, đã bị bác đơn xin tị nạn và bị gởi trả về Việt Nam. Câu khẩu hiệu của thủ tướng Úc Tony Abbott khi ông ra vận động tranh cử là “Chặn các thuyền lại”. Ông cũng thừa nhận là có thể có hang ngàn người chết đuối nếu không được cứu vớt nhưng ông nói rằng “cách duy nhất có thể ngăn chặn những cái chết đó thực ra là ngăn chặn các tàu thuyền.” Câu nói tàn nhẫn này cũng khiến cho người Việt tị nạn Cộng Sản đã trải qua thời kỳ ở trong các trại tạm trú chờ bị thanh lọc, như tại trại tị nạn Sikiew. Họ sống lây lất, đau khổ, bị khủng bố từ tinh thần đến thể xác, chỉ vì chính quyền sở tại bắt tay với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam- Có nhiều người đã tự tử phản đối việc bị đẩy trở về. Cũng giống như chính sách khắc nghiệt của Úc Châu, Thái Lan lấy cái chết của thuyền nhân để cản trở, cảnh cáo những người tìm cách vượt biển khác.
Làn sóng vượt biển ồ ạt hơn sau khi Viêt Cộng ra tay trả thù quân dân cán chính bằng cách lùa họ vào các trại tù cải tạo, nhà cửa bị xiết để gia đình vợ con phải đi vùng kinh tế mới. Khi liều mình ra khơi trên những chiếc thuyền mong manh tìm tự do, là phó mặc tính mạng cho trời đất. Lúc đầu được các nước láng giềng như Thái Lan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Mã Lai, cả những nước xa xôi hơn như Úc Châu, Anh Quốc… đón nhận. Cho tới năm 1979 số thuyền nhân tị nạn tại các nước Đông Nam Á lên tới hang tram ngàn người. Nhưng khi số người vượt biển càng ngày càng nhiều, long từ thiện của thế giới trở thành cạn kiệt, cộng thêm sự áp lực của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, các quốc gia thẳng tay kéo ghe tàu tị nạn ra lại biển khơi, mặc dù trên ghe có nhiều đàn bà, con nít; do đó, con số thuyền nhân bỏ mình trên biển cả gia tang, lớp vì hải tặc hoặc lớp mồi cho sóng dữ.
Cuộc di tản bằng đường biển kéo dài gần 20 năm, kể từ 1975 cho đến cuối thập niên 1990. Đó là trang huyết lệ sử của dân tộc Việt Nam. Tại Pulau Galang, Indonesia và tại Bidong, Malaysia đã có dựng tượng đài với dòng chữ tưởng nhớ những thuyền nhân bỏ mạng trên đường vượt biển, cũng như ghi ân những người, hay cơ quan, giúp đỡ thuyền nhân, thế nhưng sau đó do áp lực của chính quyền Cộng Sản Việt Nam với các nước này, nên những bức tượng đó đã bị đục bỏ. Điều đó cho thấy Cộng Sản trả thù cả người sống lẫn người chết- như việc đầu tiên sau khi cưỡng chiếm miền Nam họ liền giật sập ngay bức tượng Thương Tiếc của nghĩa trang Biên Hoà và sau đó dung âm mưu, thủ đoạn mong xóa bỏ di tích lịch sử, nơi đã chôn hang chục ngàn chiến sĩ miền Nam.
Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, người Việt tị nạn tri ân các chiến sĩ anh hung đã bỏ mình bảo vệ quê hưong suốt một phần tư thế kỷ và đã chịu bao oan trái, khổ hình trong các trại cải tạo khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, Tri ân những Quốc Gia đã cưu mang, cứu vớt thuyền nhân trên biển cả mênh mông, trên rừng sâu núi thẳm. Tri ân những con tàu trong chiến dịch nhân đạo như tàu Cap Anamur của Đức Quốc vào năm 1979, tàu Ile de Lumiere của tổ chức từ thiện Pháp vào năm 1980 , tri ân các chương trình cứu giúp người tị nạn của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc v à tri ân Liên Hiệp Quốc đã bảo trợ chương Trình ODP để đưa những người muốn rời khỏi Việt Nam ra đi bằng những phương tiện an toàn hơn.
Nhắc lại lịch sử đau buồn của dân tộc Việt Nam để thấy trên thế giới không có một dân tộc nào mà người dân lại bỏ nươc ra đi sau khi chiến tranh kết thúc- mà Cộng Sản tuyên bố là Ngày Thống Nhất đất nước- như người dân Việt Nam, lý do vì người Việt đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương với sự tàn ác của Việt Cộng. Đã 40 năm trôi qua, người Việt lưu vong vẫn không ngớt dõi mắt về quê hương mong một ngày đất nước không còn bóng dáng Cộng Sản và bóng dáng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ biểu hiệu của tù đầy, chết chóc, đói khát đang tràn ngập miền Nam, như trước đây chỉ ngập tràn miền Bắc, lá cờ máu thui chột bao nhiêu thế hệ dân Việt mà Trần Dần, một nạn nhân của chiến dịch Nhân Văn Giai Phẩm đã viết “Tôi đi không thấy phố, thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”.
Hỡi tuổi trẻ Việt Nam! Thời cơ đã chin muồi! Hãy cùng đứng lên dựng trang sử mới. Trước tiên, hãy xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng, hãy cứu lấy giang sơn đang trên bờ vực Hán Hoá. Hãy ý thức rằng nếu không có sự xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc ngày 30 tháng 4- 75, thì không có hơn nửa triệu người phải bỏ thây ngoài biển cả, không có 5 triệu người phải biệt xứ lưu vong và ngày nay Sài gòn- Hòn Ngọc Viễn Đông đã không bị mất tên, nước Việt đã sẽ không mất Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và người dân Việt chắn chắn đã được sống một cuộc đời ấm no, hạnh phúc trong một đất nước thanh bình thạnh trị có đủ tự do, dân chủ, nhân quyền.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version