Bình luận: Nơi Danh Dự Nhất
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 08/06/2015 - 13:40.
Printer-friendly version
Người ta còn nhớ gần cuối năm 2012, một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh rất to bị đem bỏ vào thùng rac và câu hát kiểu vè không biết ai sáng tác trước hiện tượng khá can đảm này :“Bác Hồ” ai liệng xuống đường,tượng to tiêu chuẩn cấp Phường trở lên. Rác một bên, “Bác” một bên,con đường thành phố mang tên “Bác Hồ”. Lúc ấy nhiều người rất vui vì tưởng tượng việc giật sập hay quăng bỏ các bức tượng Hồ Chí Minh đang được lan truyền tại Việt Nam như việc đập bỏ, giật sập tượng Lenin, Stalin, Kark Max tại các nước ở Đông Âu.1
Không những chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm treo các biểu tượng Cộng Sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh- vì người dân ở các nước này không muốn thấy quá khứ Cộng Sản. Tại Hà Nội đã một lần một nhóm người tự nhận là học viên của phái Pháp Luân Công đã cố gắng thực hiện việc kéo tượng Lenin ở Hà Nội xuống, nhưng bất thành vì dưới bệ tượng được vặn vít quá chắc
Những tên có bản án diệt chủng đều được mệnh danh là “Cha Già Dân Tộc”- không phải chỉ dân tộc của nước họ mà được đảng Việt Nam cũng ưu ái gọi là “cha” nữa. Ngoài văn nô Tố Hữu than khóc cha già Stalin còn vài văn thi sĩ khác cũng đã bẻ công ngòi bút, ca tụng, như Chế Lan Viên:” Đồng chí Stalin đã mất!Thế giới không cha nặng tiếng thở dài”. Vì Tố Hữu ca tụng “Thế Giới có Stalin, Việt Nam có bác Hồ”, nên Hồ Chí Minh vội viết sách tự ca tụng mình là “Cha Già Dân Tộc” với bút hiệu Trần Dân Tiên.
Để tôn vinh người tự phong “Cha Già Dân Tộc”, nhà nước Cộng Việt Nam đã cho xây tượng Hồ Chí Minh khắp nơi. Điểm đặc biệt là những địa phương nào nghèo nhất cũng chính là những nơi có tượng nhiều nhất. Hiện nay, trên cả nước đã có 134 tượng. Theo dự trù, từ nay đến 2030 sẽ xây thêm 58 tượng. Dự án mới nhất trong năm nay là tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La, tốn 1400 tỉ đồng, trong khi tỉnh này tỉ lệ nghèo gần 70%- Người dân đói khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, các em đi học không có trường, phải ngồi ngoài trời, bữa ăn trưa của các học sinh bé nhỏ vùng núi là cóc, nhái, ểnh ương, lá rừng và muối hột.
Khi nhìn cảnh những em bé không có quần bận, ngủ lăn lóc ngủ lóc ở bờ hè, góc phố người dân lại nhớ những câu ca dao xuất hiện sau năm 1975: “Có áo mà chẳng có quần. Lấy gì hạnh phúc hỡi dân Cụ Hồ”. Thế mà ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La nói "mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu". Và là: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là không đúng”.
Việc Hồ Chí Minh thương Sơn La và dân tộc miền núi, cũng mỉa mai như như trước đây Tố Hữu cho là ông Hồ yêu miền Nam “…bác thường trăn trở, nhớ miền nam” vì “ Miền Nam thương nhớ Bác/ Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm” Và khi xong việc thăm xâm lăng thì Tố Hữu hân hoan nói: “ Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta/ Chúng con đến, xanh ngời ánh thép/ Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa! “
Đảng CSVN đã học theo người Nga- khi họ đỗi tên thành phố lớn thứ nhì tại Liên Bang Xô Viết từ St. Petersburg bên bờ biển Baltic trở thành Leningrad. Đến năm 1991, cùng với sự cáo chung của chế độ cọng sản trên Liên Bang Xô Viết, thì thành phố này được trả lại tên nguyên thủy của nó. Cộng sản Nga cũng đã đem tên của lãnh tụ khát máu Stalin đặt tên cho một thành phố lớn trên bờ sông Volga là Volgograd biến thành tên Stalingrad đến năm 1961. Sau cái chết của Stalin mới trở lại tên cũ là Volgograd
Hình tượng Hồ Chí Minh đáng lẽ phải được giật sập như những tượng của những tên khát máu Lenin, Stalin, Kark Max; hoặc cần đem tất cả ra bãi rác, nơi danh dự nhất cho hình tượng: “Rác một bên, “Bác” một bên,con đường thành phố mang tên “Bác Hồ”. Và chỉ khi nào dọn dẹp hình tượng của Hồ Chí Minh thì lúc ấy tên thành phố mang tên xác người sẽ được đổi lại tên Sài Gòn thân yêu cho người dân Việt Nam!
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version