Bình luận: Một Giòng Sông, Một Cây Cầu
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 07/16/2015 - 12:39.
Printer-friendly version
Trong lịch sử nhân loại nói chung và nước Việt Nam nói riêng, đã có 2 cuộc bỏ phiếu bằng chân vô tiền khoáng hậu. Lần thứ nhất là sau khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, liền sau đó là cuộc di cư vĩ đại gần một triệu người bỏ đất Bắc xa lánh bạo quyền Cộng Sản vào miền Nam tìm ánh sáng tự do, đó cũng là ngày Quốc Hận thứ nhất. Lần thứ Hai xảy ra sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, 30 tháng 4 1975, hang triệu người đã bỏ nước ra đi, hang vạn người đã vùi thây trên biển cả, hay trong chốn rừng sâu, thà chết chứ không chịu sống với chế độ Cộng Sản. Và đó cũng là Ngày Quốc Hận thứ hai.
Hiệp Định Genève 1954 là kết qủa của một sự dàn xếp giữa các đại cường Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng. Nội dung chính là: Giới tuyến quân sự được ấn định từ cửa sông Bến Hải gần vỹ tuyến 17- Phiá Bắc giới tuyến do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiểm soát. Phiá Nam do Pháp và chính phủ Quốc Gia VN gìn giữ. Tất cả việc rút quân, chuyển quân, vật liệu và dụng cụ quân sự của hai bên phải làm xong trong thời hạn 300 ngày. Trong thời hạn này, dân chúng được tự do chọn ở bên này hay bên kia giới tuyến. Trao trả tù binh. Một Ủy Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế được thành lập gồm đại diện 3 Quốc Gia Ấn Độ, Canada và Ba Lan.
Dân chúng miền Bắc đã lũ lượt tìm cách vào miền Nam, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả cha ông, bỏ lại cả tài sản, nhà cửa ruộng vườn để thoát ra khỏi vòng kềm toả của Việt Minh. Tại nhiều nơi đã bị Cộng Sản tiếp thu, chúng đã đàn áp ngăn cản đồng bào di cư, gây nên những cuộc xô xát đẫm máu như ở vùng Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh. Khi thời gian di cư đã chấm dứt, nhiều người vẫn tiếp tục vượt biên bằng thuyền bè, đò và đã bị Việt Minh sát hại. Nhiều người bơi qua sông Bến Hải đã bị Việt Minh bắn bằng các mũi tên độc, vì có lệnh cấm nổ súng trong vùng phi quân sự.
Tổng cộng dân di cư từ Bắc vào Nam lên tới gần 1 triệu người trong đó có khoảng hơn nửa triệu người người đi đường biển, gần 250 ngàn người đi bằng máy bay. Trong khi tổng số dân chúng bên kia vĩ tuyến 17, khoảng 13 triệu người. Điều Cộng Sản lấy làm bẻ mặt là dân miền Nam không ai đòi di cư ra bắc cả, có một số người tập kết ra Bắc, nhưng rất ít. Cộng Sản vội vã dung chính sách vừa đàn áp vừa rỉ tai, chúng trà trộn vào đoàn dân di cư, rêu rao là đa số người di cư là Công giáo bị các cha cố tuyên truyền, dụ dỗ vào Nam, còn một số khác là phản quốc theo gót thực dân đế quốc Pháp, Mỹ. Chúng còn đưa ra những hình ảnh đời sống hãii hung của chính quyền miền Nam mà chúng gọi là tay sai của Pháp, thế nhưng nhà cầm quyền không có cách gì ngăn cản người dân ùn ùn bỏ đi, ngoài sự ước tính của họ.
Việc gần một triệu người Bắc di cư vào Nam tuy là một gánh nặng, nhưng người dân miền Nam đã đón chào người di cư miền Bắc một cách nồng ấm, chính phủ đã thiết lập nhiều khu định cư cho họ; và con dân hai miền cùng bắt tay củng cố và phát triển một xã hội dân chủ, công bằng, vượt xa miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản cả một trời một vực- Không có sung đạn, không ghét bỏ, kỳ thị, không như khi Cộng Sản miền Bắc, vi phạm hiệp định Genève xâm nhập và cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam ngày 30 tháng 4 1975, họ đã mang sự trả thù, chết chóc, chia lìa đau thương đổ lên đầu cổ của người dân cùng chung huyết thống.
Sau cái ngày mà Cộng Sản gọi là ngày Thống Nhất đất nước, chiếc cầu Hiền Lương, chia đôi nước Việt Nam ngày nay đã được nhà cầm quyền Cộng Sản coi như một di tích lịch sử và không còn được sử dụng nữa. Một chiếc cầu mới được dựng lên song song ngay bên cạnh chiếc cầu cũ để cho xe cộ lưu thông. Bên phía Bắc chiếc cầu, Cộng Sản cho xây một kỳ đài vĩ đại cắm cờ đỏ sao vàng, tượng trưng cho chiến thắng. Nhưng sự thực không thể che dấu được là quang cảnh nghèo đói, với những ngôi nhà tranh vách đất bên phía Bắc cầu. Trong khi đó, ở phía Nam, nhà cửa khang trang của Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó.
Mỗi năm đến ngày Quốc Hận Thứ Nhất 20 tháng 7, người Việt không khỏi ngậm ngùi nhớ lại câu hát được các nhạc sĩ ghi lại thuở trời đất tang thương chia cắt “Đêm nay trăng sáng quá em ơi, sao ta lìa cách bởi going song bạc hai màu….”Giòng Sông Bến Hải đã chứng kiến cảnh vật đổi sao dời sau hiệp định Genève để kẻ bắc người nam. Hay câu “Người ơi nước Nam của người Việt Nam vì đâu oán tranh để lòng nát tan, đây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình…”
Rồi sau ngày 30 tháng Tư, Việt Cộng lại bẻ bàng, phẩn nộ khi thấy dân chúng lại ùn ùn bỏ chạy ra biển,thà làm mồi cho sóng dữ, hơn là sống với chúng. Và bây giờ không phải chỉ có một cây cầu Hiền Lương, một giỏng song Bến Hải là “chia cắt đôi tình” mà đôi tình bị chia cắt cả hơn nửa quả điạ cầu và biết bao nhiêu biển cả mênh mông- mà chưa có một cây cầu nào có thể nối lại đề người dân Việt làm một cuộc hội ngộ tương phùng trên quê hương Việt Nam dấu yêu!
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version