Bình luận: Lao Động Là Vinh Quang
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 09/04/2015 - 16:35.
Printer-friendly version
Năm nay gần lễ Lao Động Hoa Kỳ, thì nghề Nail ở Mỹ gặp đại nạn, đó là Bộ Lao Động Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch kiểm tra luật lao động trong những tiệm Nail do người Việt làm chủ, đồng thời sở thuế vụ liên bang IRS cũng điều tra, kiểm toán nhiều tiệm Nail khắp các tiểu bang. Mục đích kiểm tra là để bảo đảm việc thi hành luật lệ lao động trong tiệm Nails và các thợ Nail phải được thi hành đúng theo quy định của luật liên bang, bảo đảm một số phúc lợi cho người làm việc cũng như quyền được hưởng mức lương tối thiểu lương giờ phụ trội v…v..
Việc làm này của chính phủ cũng chỉ là mục đích bảo đảm đời sống của người lao động cho được công bằng, không bị bóc lột bởi giới chủ nhân. Trong khi ở Việt Nam thì giới lao động là giai cấp bần cùng nhất, bị bóc lột nhất. Đặc biệt với trẻ em, mới có 4, 5 tuổi hay lớn hơn đôi chút phải oằn vai với những quang gánh nặng trĩu lúa, thóc, gạch đá. Trầm mình dưới ao bùn để bắt cá mò tôm. Trẻ em đánh giầy, bán vé số, ăn xin, hay móc túi, cướp giật đầy đường, hoặc phơi mình trên những đống rác hôi thối, nhặt nhạnh những thứ dư thừa, cặn bã để ăn hoặc bán lấy tiền mua gạo cho gia đình.
Không lâu trước đây, trong bài viết có tiêu đề “Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam”, phóng viên Natalie Allen của hãng thông tấn CNN đã thuật lại cảnh nghèo khó, những sự nguy hiểm đe dọa và tương lai tăm tối của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Và cũng chính cái nghèo, sự tuyệt vọng đã biến họ trở thành con mồi cho những kẻ buôn người. Những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá rẻ mạt, có khi chỉ 100 USD. Những kẻ buôn người đã lừa với các bậc cha mẹ là con cái của họ sẽ có một công ăn việc làm tử tế và một tương lai tươi sáng hơn. Họ không biết rằng, trên thực tế, nhiều đứa trẻ đã bị bóc lột sức lao động thậm tệ hoặc biến thành các nô lệ tình dục trong các nhà chứa.
Tất cả những sự khổ não của dân chúng đặc biệt của con nít kể từ khi Cộng Sản nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam. Từ đó hai chữ Lao Động coi như danh từ được dung hang đầu trong chính sách cai trị của xã hội chủ nghĩa. Hàng ngày mặt trời chưa ló dạng, đã nghe tiếng loa oang oang kêu gọi nào là thi đua sản xuất, lao động, gọi đi họp tổ dân phố, biểu tình hoan hô, dầu bụng đang đói cũng phải thi hành vì chủ trương của nhà cầm quyền là “lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”. Trong khi lính miền Nam bị tù đầy, vợ con họ bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc làm lao động thủy lợi. Già trẻ, thanh niên, thiếu nữ phải nhớ câu “úm ba... la… ra đồng cuốc bảy còn ba cuốc hai còn một mới ra củ mì ” và “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”.
Vẫn không đủ nữa thì xuất cảng lao động, thực tế, là được gởi đi làm nô lệ cho các chủ nhân hay các hang ngoại quốc, để đổi lấy miếng ăn cho bản thân, cho gia đình. Mới đây, sau 10 năm áp dụng lệnh cấm đối với lao động từ Việt Nam, Đài Loan quyết định gỡ bỏ lệnh này và loan báo sẽ nhận thêm công nhân Việt trong ngành đánh cá và giúp việc nhà. Nghe tin này chắc chắn sẽ có rất nhiều cô gái ở vùng thôn quê, nhà nghèo sẽ phải bỏ quê hương sang nước ngoài lao động mà không biết tương lai sẽ về đâu. Năm vừa rồi, một cô gái đã lén lên facebook luc nửa đêm để kêu cứu về quê nhà cho biết, người lao động Việt Nam đang bị giới chủ ở Saudi Arabia đối xử như nô lệ. Cô này bị 2 người em trai và em gái bà chủ đánh, bốc cát và sỏi bỏ vào miệng. Lấy bật lửa đốt vào mặt. Thế nhưng trong văn bản hợp đồng ghi rõ các quyền lợi của người lao động được hưởng rất đầy đủ, bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, tai nạn, ốm đau, chính sách bảo vệ người lao động…nhưng thực tế thì công ty môi giới “đem con bỏ chợ, chỉ biết tiền, không hề biết tới người được họ đưa qua lao động như thế nào.
Đó là nói về lao động trên cạn, còn nói về lao động dưới nước, nghề đánh cá thì khổ tram bề, nhất là mối nguy rình rập từ tàu đánh cá của Trung Cộng, họ bị rượt, bị đuổi, bị cướp hết tài sản, bị bắt, bị đánh đập và nhiều khi bỏ mạng. Trong cuốn phim tài liệu Hoàng Sa Nỗi Đâu Mất Mát của ông André Menras, có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết thực hiện lột trần cuộc sống của những ngư dân miền Trung Việt Nam với nhiều tai ương đau đớn- “Hoàng Sa trời nước mênh mông.Người đi thì có mà không quay về”- Kết thúc phim là hình ảnh những ngôi mộ gió, không xác người thân chỉ là hình nhân bằng đất sét.
Ở Mỹ giới Lao Động được chính phủ lưu ý, bảo vệ. Ngày lễ Lao Động là ngày nghĩ ngơi đoàn tụ gia đình cho mọi giới, mọi nghề từ văn phòng cho tới lao động chân tay- Còn ở Việt Nam, trước 75, đảng Cộng Sản rêu rao “bị Mỹ Ngụy bóc lột” nên người dân có nhà cửa, no cơm ấm áo, tới khi “được giải phóng” thì “Đồ đạc bán trước,cửa nhà bán sau .Ăn cơm chỉ có mắm rau ,Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version