Bình luận: Lao Động Bằng Mồm
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 05/03/2024 - 11:10.
Printer-friendly versionNăm nay, nhà nước Cộng Sản Việt Nam, để gọi là kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế Lao động 01/5/2024 cùng với kỷ niệm cái gọi là Chiến thắng 30/4 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhà cầm quyền cho phép người lao động cả nước nói chung, người lao động Học viện Nông nghiệp Việt Nam được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2024.
Không hiểu sau khi dân lao động trong nước cho nghĩ ăn mừng thì họ có hân hoan quay trở lại hoạt động lao động thường nhật với hiệu quả lao động cao nhất hay không không biết, chứ rõ ràng theo các bản tin từ trong nước đưa ra thì người dân nghèo vẫn “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, trong khi nhà cầm quyền, mấy tên chóp bu không cần lao động vẫn phè phỡn sung sướng .
Trong khi ở Mỹ có 2 ngày lễ liên quan tới giới “lao động”, ngày 1 tháng 5 là ngày NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG và trong tháng 9 có ngày lễ Labor Day, được mừng hàng năm vào ngày Thứ Hai đầu tiên của Tháng 9, để vinh danh những kết quả, về kinh tế và xã hội của công nhân Hoa Kỳ. và họ thật sự quan tâm tới giới công nhân, lao động. Còn Cộng Sản Việt Nam thì tuy gọi là ăn mừng ngày Quốc Tế Lao Động nhưng thực tế, là để họ vinh danh đảng Cộng sản, vinh danh sự bốc lột của chúng! chúng chỉ lợi dụng bóc lột người công nhân, mặc dù họ đã nhờ sức của giới công nhân, lao động, để ăn trên ngồi trốc.
Hai chữ Lao Động coi như danh từ được dùng hàng đầu trong chính sách cai trị của xã hội chủ nghĩa. Sau khi cưỡng chiếm miền Nam với sự trợ giúp tối đa của Nga, Tàu, đảng Cộng Sản hùng hổ tuyên bố “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Chúng rêu rao “bị Mỹ Ngụy bóc lột” và hô hào “lao động tăng năng xuất gấp trăm gấp ngàn lần thời Mỹ Ngụy”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, gọi là được giải phóng” thì dân chán ngán, diễu cợt vì càng tăng năng xuất, càn thê thảm “Đồ đạc bán trước,cửa nhà bán sau..Ăn cơm chỉ có mắm rau ,Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày.
Bắt dân lao động gấp trăm, gấp ngàn lần, nước càng đói, dân càng nghèo, nên nhà cầm quyền tăng năng xuất bằng cách xuất cảng lao động! Có nghĩa là dân nghèo được gởi đi làm nô lệ cho các chủ nhân hay các hãng ngoại quốc. Mặc dù trong văn bản hợp đồng ghi rõ các quyền lợi của người lao động được hưởng rất đầy đủ, bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, tai nạn, ốm đau, chính sách bảo vệ người lao động…nhưng thực tế thì công ty môi giới “đem con bỏ chợ, chỉ biết tiền, không hề biết tới người được họ đưa qua lao động số phận ra sao. Con số người được đưa đi làm lao động ở ngoại quốc như Nhật Bản, Nam Hàn, Ả Rập, Ba Lan… tính cho tới tháng 7 năm 2019 là gần 12 ngàn người
Cách đây không lâu, vụ 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải từ Bỉ sang Anh. Trong số nạn nhân có 31 đàn ông và 8 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44.
Cũng không quên thảm kịch 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh, trong đó có phụ nữ, bà bầu và trẻ em,
Dân nghèo, dân lao động ở nước nào, thời nào cũng nhưng họ được hưởng không khí tự do. Như thời Việt Nam Cộng Hòa, hình ảnh cuộc sống nông dân êm đềm hạnh phúc “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”. Hay ngư dân được tả qua nhà thơ Tế Hanh “…Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”.
Mỗi năm Việt Cộng ăn mừng 30 tháng Tư rồi ăn mừng Quốc Tế Lao Động thì cũng đúng thôi, vì khi còn là ủy viên ban bí thư Trung ương Đảng phụ trách đánh tư sản, kiểm kê và tịch thu tài sản nhân dân miền Nam, Đỗ Mười đã từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 :“Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng – xưởng, ruộng đất chúng nó [ám chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.
Kết quả, dân nghèo cả nước phải lao động bằng sức, còn đảng thì lao động bằng mồm, mà thực chất là ăn cướp có môn bài.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version