Bình luận: Làm Sao Hơn Được
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 06/04/2015 - 13:28.
Printer-friendly version
Dạo gần đây nhiều tin tức cho thấy người dân Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc cảnh sát bắn chết người, đặc biệt là những vụ cảnh sát da trắng bắn người da đen không mang vũ khí. Một thống kê mới nhất cho thấy chỉ trong đầu năm 2015 tới nay, cảnh sát Hoa Kỳ đã bắn chết gần 400 người, và cho rằng cảnh sát Mỹ bắn chết người nhiều nhất thế giới.
Theo tài liệu nghiên cứu cho biết hơn 80% trong số nạn nhân có mang vũ khí trong mình như dao, sung hoặc những vật có thể gây chết người, nhưng con số khác thì cho thấy trong 385 người bị cảnh sát bắn chết không có vũ trang. Sau những vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da đen làn sóng biểu tình dấy khắp nơi.
Vụ biểu tình lớn nhất là ở Baltimore, sau cái chết của thanh niên da đen tên Freddie Gray mà người ta cho là do bạo lực của cảnh sát. Trong lúc đám tang Freddie Gray ngày các vụ biểu tình phản đối biến thành bạo loạn, đập phá, cướp bóc, hôi của, khiến ít nhất 20 cảnh sát bị thương, trên 250 người bị bắt, thành phố bị giới nghiêm, đặt dưới sự tuần tra an ninh của hằng ngàn cảnh sát cùng Vệ Binh Quốc Gia .
Trong năm 2014 cũng đã xảy ra nhiều vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da đen như ở Missouri, cảnh sát Darren Wilson bắn chết Michael Brown, 18 tuổi, trên đường phố giữa ban ngày. Những chi tiết nhân chứng có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt. Có nhân chứng cho rằng thiếu niên này không hề mang theo vũ khí và khi cảnh sát chận đã đưa tay lên trời, tuy nhiên theo cảnh sát địa phương Michael Brown vật lộn với Darren Wilson và tìm cách cướp cây sung từ tay viên cảnh sát, sau khi Michael Brown đã vào một tiệm tạp hóa và cướp một hộp xì gà. Tiếp theo là nhiều cuộc biều tình bạo động đã xảy ra ở Ferguson.
Ngoài ra những vụ khác như Micheal Slager, cảnh sát thành phố North Charleston, South Carolina đã bị cáo buộc giết người da đen không vũ trang là Walter Scott bằng 8 phát sung, khi ông này bỏ chạy. Hay là việc việc cảnh sát thành phố Cleveland, bắn chết một cậu bé 12 tuổi, vào cuối năm vừa rồi, khi cậu bé này vung vẩy một khẩu súng giả mà hang xóm tưởng sung thật đã gọi báo với cảnh. Một trong hai viên cảnh sát đã nổ súng vào bé Tamir sau khi cậu không nghe theo lệnh giơ hai tay lên trời. Một vụ chết người khác xảy ra ở New York cũng tạo nên nhiều cuộc biểu tình lớn đó là cái chết của ông Eric Garner, da đen, ông này bị thiệt mạng do một cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo khóa cổ đến ngạt thở.
Sau những sự việc trên, nhiều người lên án, trong đó có tổng thống Obama và bộ trưởng tư pháp Eric Holder là cảnh sát dụng vũ lực tùy tiện , quá đáng và nhất là kỳ thị chủng tộc
Nếu nói Hoa Kỳ là nước cảnh sát làm chết dân nhiều nhất và gọi là thường xuyên và tùy tiện thật ra, nếu so với Việt Nam còn thua xa. Những người bị cảnh sát bắn chết ở Mỹ phần đông là những người có tiền án và cảnh sát cảm thấy tính mạng bị đe dọa, chỉ trừ một vài trường hợp cảnh sát quá tay và chính quyền đều cho tạm nghĩ việc và điều tra rất kỹ để trừng trị theo đúng công lý. Trong khi ở Việt Nam, cảnh sát, công an bắt người, giam người một cách vô tội vạ và việc đánh đập dân, giết dân xảy ra như cơm bữa, nhất là những người không đội mũ an toàn. Điều khôi hài là người dân không chết vì không có mũ an toàn mà chết vì công an đánh gấy cổ, như trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng. Đầu năm nay, một nữ sinh tử vong tại chỗ, hai nữ sinh đi cùng xe máy bị đa chấn thương nặng, đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên chỉ vì không đội mũ an toàn nên bị cảnh sát rượt.
Trở lại với bản tin cho rằng Hoa Kỳ có kỹ lục về cảnh sát giết người trên toàn thế giới, nhưng cũng có bản tin từ văn phòng thống kê lao động cho biết nghề cảnh sát đối diện với nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần hơn những ngưòi làm việc toàn thời gian trung bình. Những cái chết của cảnh sát của liên quan đến giao thông, bị bắn bị giết trong các cuộc săn đuổi, truy lùng tội phạm, hay vì tiếp xúc với chất độc v…v…Còn trong khi người da đen than phiền bị kỳ thị vì màu da, thì nước Mỹ lại có một tổng thống da đen do dân bầu lên.
Ở Hoa Kỳ, cảnh sát làm việc cật lực, tính mạng bị đe dọa thường xuyên, nếu chẳng may có sơ xuất xảy ra thì bị khiển trách, bị mất việc và vào tù, còn công an Việt Nam ăn trên ngồi trốc, thi hành nhiệm vụ bằng cách núp sau các gốc cây chờ thời, nhảy ra bắt người với những lý do vô cớ để được hối lộ, để chứng tỏ oai quyền. Họ đánh giết người vô tội vạ và vô cùng tùy tiện mà người dân không dám phản kháng, đừng nói chi có được những cuộc biểu tình quy mô như người dân Mỹ. Còn nói về kỳ thị, Việt Nam cũng phải đứng hang nhất, sau 40 năm cầm quyền hố kỳ thị giữa nhà cầm quyền và người dân càng ngày càng sâu, nhất là đối với người dân miền Nam Cộng Hòa cũ, làm người thường dân còn không được, đừng nói chi được lọt vào làm chủ tịch hay thủ tướng.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version