Bình luận: Làm Sáng Ngời Ánh Đuốc

Printer-friendly versionPrinter-friendly version

Cuối tuần qua một sự kiện đáng chú ý đã xảy ra tại thành phố Fort Scott, tiểu bang Kansas, đó là buổi lễ khai trương viện bảo tang Lowell Milken Center for Unsung Heroes, Những Anh Hùng Thầm Lặng. Một trong những vị anh hung thầm lặng được vinh danh, có một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cựu trung tá Trần Ngọc Huế Harry.

Cựu trung tá Trần Ngọc Huế được biết đến và được vinh danh là nhờ 2 cô học sinh trường trung học Seaman,  thuộc thành phố Topica, tiểu bang Kansas-  cô Hailey Reed và Andrea Sodergren- được sự hướng dẫn của cô giáo day sử, Susan Sittenauer, đọc cuốn Vietnam’s Forgotten Army, Heroism and Betrayal in the ARVN” (dịch Một Quân Đội Bị Lãng Quên, Anh Hùng Và Kẻ Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) của tác giả là một giáo sư Sử Học Andrew Wiest. Họ biết được sự chiến đấu anh d ũng của Quân Lực VNCH. Cựu trung tá Trần Ngọc Huế đã trải qua trận đánh hào hung Tết Mậu Thân 1968. Sau đó trong trận Hạ Lào 1971 ông bị thương nặng và bị Cộng Sản bắt làm tù binh từ lúc ấy. Từ đó, 2 cô đã thực hiện một cuốn phim về cuộc đời binh nghiệp, về những chiến công và những tháng ngày tù tội của ông trong tù Cộng Sản.

Khi được giới thiệu và vinh danh, ông Trần Ngọc Huế rất xúc động nói đôi lời cảm ơn, đồng thời ông cũng đã nhắc đi nhắc lại vài lần “Sự vinh dự này là phải dành cho Quân Lực Cộng Hòa, còn ông chỉ là một quân nhân làm bổn phận của người con trai thời loạn do quân đội giao phó”.

Buổi lễ vinh danh những anh hung thầm lặng diễn ra đúng vào mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Ngày tưởng nhớ tất cả chiến sĩ trong quân đội Hoa Kỳ đã hy sinh trong tất cả các trận chiến bảo vệ nền tự do cho thế giới như Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến, chiến Tranh Triều Tiên, Chiến Tranh Vùng Vịnh v…v…và cuộc Nội Chiến hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ. Cuộc nội chiến này xảy ra vào tháng 4 năm 1861 và kết thúc vào tháng 4 năm 1865 khi tướng  Grant đánh bại tướng Lee ở Virginia. Mặc dù thua trận nhưng sau này quốc hội Hoa Kỳ cũng đã công nhận đại tướng Lee là anh hùng của dân tộc, tên của những người lính của cả hai miền đều được khắc tên trên bia mộ của Nghĩa Trang Quốc Gia. Và không quên 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, sát cánh với quân đội VNCH chống sự xâm lăng trắng trợn của Việt Cộng từ phương Bắc.

Lễ Memorial Day nguyên thủy đưọc gọi là Decoration Day. Người ta tin rằng ngày này được chọn vì lúc đó hoa đang nở rộ khắp nước Mỹ, đặc biệt hoa Anh Túc Poppies.  Việc chọn hoa anh túc làm biểu tượng có nguồn gốc từ bài thơ được ghi vội vào giấy của John McCrae, thiếu tá quân y Gia nã đại trong đệ nhứt thế chiến. Tháng 5/1915, trong chuyến chuyển quân ngang cánh đồng xứ Flanders ông thấy hoa anh túc nở rộ màu đỏ rực rỡ, như đã được thắm máu của các vị anh hung vô danh đã ngã xuống. Bài thơ có những câu  “Trên những cánh đồng Flanders hoa anh túc nở rộ. Giữa những hàng thập tự, xen kẽ hàng từng hàng. Nơi đây ghi lại vết tích của chúng tôi, và trên bầu trời, những con chim sơn ca vẫn hót và bay. Nhưng không nghe rõ vì quyện lẫn với tiếng súng ở dưới đây. Tất cả chúng tôi đều đã qua đời, chỉ vài ngày trước thôi…”.

Cuộc nội chiến Việt Nam do Cộng Sản miền Bắc đã làm cho hang hang lớp lớp người ngã xuống để bảo vệ miền Nam thân yêu. Tới ngày 30 tháng 4 75 vẫn hang hang lớp lớp người bị sát hại bởi chính sách trả thù của Việt Cộng.  Quân dân cán chính miền Nam bị lùa vào các trại tù cải tạo, ngay cả nhưng thương bệnh binh với vết thương lở loét cũng bị xua đuổi ra khỏi các bệnh viên Cộng Hòa. Những người lính đó hiện thời đang ở đâu?! Họ đã nằm xuống cùng cây cỏ hay đang vất vưởng trên quê huơng càng ngày càng điêu tàn đổ nát?! Ngay mộ phần họ cũng bị đào xới, san bằng để trả thù.

Việt Nam có quá nhiều những Anh Hùng bị bỏ quên, những Anh Hùng Thầm Lặng, những anh hung vẫn tiếp tục tranh đấu cho lý tưởng tự do ở quê nhà. Máu của họ đã, đang và tiếp tụchòa vào lòng đất mẹ.

Bài thơ Trên cánh đồng Flanders những câu cuối là “Trước khi ngã gục. Chúng tôi trao cho các bạn bó đuốc. Hãy giơ cao ngọn đuốc, hãy chiến đấu. Nếu bạn phụ lòng chúng tôi, chúng tôi sẽ không an giấc nghìn thu, dù hoa vẫn nở rực  trên cánh đồng Flanders”.

 Một bài thơ của Thanh Nam cũng có nội dung tương tự “Ta như người lính vừa thua trận. Nằm giữa sa trường nát gió mưa. Nhắm mắt cố quên đời chiến sĩ. Làm thân cây cỏ gục ven bờ. Bỗng nghe từ đáy hồn thương tích, vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa.”. Hãy làm tròn sứ mạng của những vị anh hung dân tộc dầu ngã xuống, vẫn nghe trong tim nhức nhối với tiếng kèn truy điệu. Nhưng chắc chắn anh linh của họ sẽ làm sáng ngời ánh đuốc của tuổi trẻ lên đường!

Thu Nga