Bình luận: Làm Gì Có
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 06/03/2016 - 13:57.
Printer-friendly version
Trong những ngày qua câu chuyện một bé trai ba tuổi, bò qua rào chắn vào chuồng của một con khỉ đột tên Harambe rồi rơi xuống hào nước phía dưới, tại sở thú của Cincinnati, Ohio, bị con khỉ đột lôi đi dọc theo hào nước- và khi thấy tính mạng của cậu bé đang đứng trước nguy hiểm, nhân viên sở thú đã bắn chết con khỉ đột để cứu bé trai. Sự việc này đã làm nổi dậy một cuộc tranh cãi khá sôi nỗi không thua gì những tin tức nóng về chiến sự. Một phe cho rằng việc bắn chết con khỉ đột là hoàn toàn đúng và phe yêu động vật kịch liệt phản đối quyết định của người đứng đầu sở thú, cho rằng ông này chỉ tìm cách để cứu đứa trẻ mà không hề nghĩ tới tanh mạng con khỉ đột, -đáng lẽ chỉ cần bắn thuốc mê rồi giải cứu bé trai. Và họ cho rằng con khỉ hành động như muốn cứu em bé. Những người này đã vận động hang trăm ngàn chữ ký vào đơn kiến nghị trên trang Change.org, lên án lực lượng cảnh sát Cincinnati và sở thú; đồng thời đề nghị cha mẹ bé trai "chịu trách nhiệm vì không giám sát chặt chẽ con cái mình".
Sở thú Cincinnati khẳng định hành động của mình là đúng vỉ nhân viên sở thú xử sự chính xác trước một tình trạng nguy hiểm tính mạng con người và giải thích rằng thuốc gây mê sẽ không có tác dụng nhanh và đủ trong trường hợp này vì sức vóc con khỉ đột quá lớn, gấp 6 đến 8 lần một người đàn ông trung bình.
Được biết con khỉ Harambe chuyển tới sống tại sở thú này từ năm 2014. Nó vừa bước sang tuổi 17 một ngày trước đó. Vườn thú Cincinnati còn đăng một lời chúc mừng sinh nhật của nó trên trang Facebook của họ. Điều này lại làm cho người yêu động vật càng tỏ ý bất bình với sở thú và cha mẹ em bé trai nhiều hơn.
Con khỉ Harambe nếu thật tình bị hiểu lầm và chết oan thì cũng tội nghiệp thật, nhưng nó bị bắn chết ngay, không đau đớn. Thế nhưng nếu nhớ lại cách đây không lâu, hình ảnh những con khỉ bị giết một cách dã man ở xứ Cộng Sản Việt Nam còn tội nghiệp không biết bao nhiêu lần chúng bị hành hạ đau đớn cho đến chết và hình ảnh được những tên ác độc đưa lên mạng xã hội khoe chiến công.
Điển hình là vụ thanh niên tên Quan Nguyen Van đã tung lên FB một loạt hình ảnh về cảnh giết hại hai mẹ con khỉ một cách tàn nhẫn, lại còn kèm theo những chú thích chi tiết cách hành hạ chúng như thế nào.Nhiều người đã rơi nước mắt khi xem những hình ảnh vô cùng rung rợn này.
Rồi sau đó không lâu, một thanh niên tên Chu Văn Cường ở xã Hoàng Mai, Nghệ An, cũng khoe thành tích giết khỉ để nấu cao trên FB. Bên cạnh những con khỉ bị giết, cạo long trơ thân hình trắng hếu, chờ nấu cao, lại còn có những chuồng nhốt những con khỉ sống chờ bị hành quyết. Chúng dương những cặp mắt sợ hãi to như như mắt người, trong tội nghiệp vô cùng.
Thật ra chuyện hành hạ khỉ, giết khỉ cũng giống như chuyện hành hạ, giết chó mèo,heo, trâu bò, xảy ra hang ngày ở Việt Nam được xem như chuyện thường tình, nhà cầm quyền không hề ra tay đẻ truy tìm kẻ ác độc với động vật.
Chuyện con khỉ đột Harambe bị giết chết để bảo vệ đứa trẻ 3 tuổi , theo ý kiến nhiều người dân cho là không chính đáng. Thế nhưng chuyện đánh đập dã man, bắt nhốt vào tù, hay thậm chí giết chết người vô tội yêu nước, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại cho là chính đáng vì họ bảo phải trừng trị những tên phản động dám đòi nhân quyền. Mới nhất là công ty thầu Formasa của Đài Loan do Tàu Cộng lãnh đạo đầu độc biển, cá chết trắng bãi, ngư dân các tỉnh miền trung khóc ròng và ngay cả khi một trong các tên lãnh đạo Formosa tuyên bố rõ rang “chọn thép hay chọn cá, không thể chọn cả hai”, thì nhà cầm quyền tuyên bố cá chết là phải vì người dân đi tè vào biển nhiều quá!
Đó là lời tuyên bố của những tên gọi là “đỉnh cao trí tuệ”- như tên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi phát biểu tại hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam…” khuyến khích công kỹ nghệ phải xuất cảng sang nước ngoài, hãnh diện là “Made in Việt Nam” nhưng hắn đọc thành Ma-de in Việt Nam! Thành ra sống dưới kềm kẹp của các tên lãnh đạo ngu dốt thì dân còn làm sao đòi được nhân quyền, bị giết một cách oan uống, thì khỉ và cá làm gì có khỉ quyền hay cá quyền! phải chết thôi!
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version