Bình luận: Làm Dùm

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Kết quả khám nghiệm tử thi một người phụ nữ  tên Sandra Bland - treo cổ trong một nhà giam nhỏ ở tiểu bang Texas bằng một túi rác- sau khi bị bắt vì vi phạm giao thông, nhà chức trách xác nhận là bà tự sát. Những bằng chứng đưa ra cho thấy không có việc giằng co, đánh đập hay giết người. Tuy nhiên cái chết của bà vẫn tiếp tục điều tra và viên cảnh sát liên quan  đến sự việc này là Brian Encinia đã được cho nghĩ việc. Những người phản đối cái chết của bà Sandra Bland, kêu gọi chính phủ phải sa thải và bắt giữ cảnh sát Encinia, vì cho rằng chính vì ông này đã có thái độ quá đáng, trong khi tội của bà chỉ là không bật đèn tính hiểu khi lái xe, do đó bà này uất ức tự tử sau đó 3 ngày.
Hai chữ tự tử, hay tự sát, theo định nghĩa là tự kiết liễu đời mình, và tại Mỹ thì chuyện phạm nhân tự tử vì bất cứ nguyên do nào cũng được điều tra minh bạch, nhưng ở Việt Nam thì 2 tiếng tự tử không có nghĩa là tự tay kết liễu đời mình mà được người khác giúp tự tử dùm.
Điển hình là trường hợp của bà Nguyễn Hồng Lương 62 tuổi ở Hà Nội, đã bị chết tại trụ sở phưởng, vì tội chống lại nhà cầm quyền cướp đất đai. Gia đình của  bà tố cáo bà bị sát hại,  giấy chứng tử của bệnh viện nói bà bị sốc vì phỏng không hồi phục, còn Ủy Ban Nhân Dân phường nói bà tự gây hoả hoạn nên tự chết.   
Một vụ chết người rất thương tâm khác đã xảy ra ở xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông, nạn nhân là ông Hoàng Văn Ngài, ông bị giam ở trụ sở công an với tội làm rẫy, phá rừng trái phép. Ông bị đánh đập dã man nên qua đời. Công an tự ý cho đi mổ tử thi, và tuyên bố kết quả khám nghiệm không có thương tích và  khẳng định ông Ngài tự chọc tay vào ổ điện mà chết.  Ông Hoàng Văn Tá, em trai anh Ngài nói “"Nếu mà có ổ điện thì chính  cơ quan nhà nước lấy điện giật ông Ngài chứ không phải ông Ngài lấy điện tự giật ông ."
Ngoài việc đổ thừa nạn nhân tự tử, nhà cầm quyền còn gán cho nạn nhân bị bệnh mà chết như đột quỵ, bệnh cảm, trụy tim v…v… Nội trong 3 năm sau này có tới 226 người chết trong nhà tạm giam. Những cái chết bất thường ấy được gói gọn trong hai lý do: Bệnh lý và tự sát. Trong đó, số chết vì tự sát nhiều hơn. Trả lời Quốc hội, đại diện ngành công an lại chia việc tự tử trong đồn làm hai loại “treo cổ và tự sát”. Chính  đại biểu Đỗ Mạnh Hùng phải hỏi ngược: “Vậy thì treo cổ là tự treo hay bị người khác treo?”. Rõ rang người trong giới lãnh đạo cũng biết công an giúp dân tự tử nhiều cách trong đó có việc treo cổ dùm.
Những chuyện không cần làm dùm thì Đảng vẫn cứ làm, nhưng chỉ có mỗi một việc dân cần làm dùm cho dân là Bảo vệ gian sang thì đảng lại không chịu làm   mà lại nhờ kẻ thù làm dùm, chứng cớ là khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, đảng tuyên bố “Trung Quốc giữ dùm thì sau này họ sẽ trả lại cho ta chứ sao đâu”. Đến khi Trung Cộng muốn giữ dùm thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN năm 1988,bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh cho bộ đội VN “bằng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng”,  nên đã khiến 64 người trở thành những tấm bia thịt trước mũi súng của lính Trung Cộng!
Cái chết của bà Bland đã làm tăng them sự căng thẳng về vấn đề kỳ thị, sắc dân da màu đòi cho được chứng cớ- Mặc dầu cơ quan công quyền một mặt cho điều tra tỉ mỉ, một mặt làm đủ mọi cách để trấn an lòng dân dầu vậy, dân vẫn chưa hài lòng.  
May mắn thay cho những người được sinh ra trong một xứ tự do này, hưởng đầy đủ dân quyền, nhân quyền, được luật pháp bảo vệ! Chắc không bao giờ họ biết được rằng, bên kia một nửa quả địa cầu, ngành công an, cảnh sát có quyền “tiền trảm”,tức là quyền trên cả luật pháp, hiến pháp, đánh dân, đàn áp dân, đá vào mặt dân, bịt miệng dân ngay trong toà án-  và một quyền uy tối thượng  không có quốc gia nào có là treo cổ dùm cho dân hoặc dí điện dùm vào thân thể dân để dân tự tử được dễ dàng mà không cần phải “hậu tấu” ai cả! Và sự kỳ thị đối với người dân cùng huyết thống nhưng bất đồng chính kiến với chế độ còn tàn tệ hơn cả sự kỳ thị chủng tộc nữa
Thu Nga