Bình luận: Không Thể Diễn Tả
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 07/19/2019 - 11:41.
Printer-friendly version
Lời đề nghị khôi hài, nếu không nói là ngu xuẩn của một cán bộ đảng Cộng Sản có đủ tất cả bằng cấp: tiến sĩ, thạc sĩ, khoa xã hội học, vài bằng cử nhân về luật, về Anh Ngữ, về khoa học xã hội, đồng thời có thêm chức “phó”- phó giáo sư Phan Thì Hồng Xuân, vẫn còn kéo dài tới tuần này- Đó là nhà nhà dùng một cái lu hứng nước ngừa lụt lội!
Sau đó chịu không thấu dư luận chê cười ngu dốt, bà này làm đơn xin nghĩ phép dài hạn và kêu gọi luật An Ninh Mạng xử trị những bài chế diễu bà. Ba ta nói vì bà không có thì giờ giải thích rõ ràng ý tưởng này không phải do bà tự nghĩ ra, mà là sáng kiến đã được các chuyên gia của JICA (Cơ Quan Hơp Tác Quốc Tế Nhật Bản), nêu lên trong một cuộc họp gần đây mà bà tham dự. Bà Xuân nói thêm trong cuộc họp nói rằng sáng kiến này đã “áp dụng rất thành công” tại Tokyo. Thế nhưng, đại diện của JICA tại Việt Nam vừa chính thức khẳng định không đưa ra sáng kiến dùng lu chống ngập như tuyên bố của bà Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu Hội đồng Nhân dân cả.
Cái bằng khoa học” và làm tới chức Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố SG và những chức vụ khác của bà đã được những cái gọi là “bộ” cấp cho. Những bộ này kiến thức chắc không hơn kiến thức bà Xuân bao nhiêu. Ví dụ bộ Giáo Dục.
Các “Bộ” thuộc ngành giáo dục lại là một sự sỉ nhục cho dân tộc Việt Nam. Ví dụ sách “Luyện Tập Tiếng Việt” Các cuốn khác như “Vở Tiếng Việt Thực Hành 1, thực hành 2” được soạn bởi những người tốt nghiệp đại học tiến sĩ biên soạn và do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, lỗi chánh tả đầy dẫy, không phân được dấu hỏi, dấu ngã, có “g” hay không “g”, chữ “t” cuối hay chữ “c” cuối, không cần chấm phết …. đến độ có phụ huynh bắt con xin nghĩ học vì không thể chịu đựng được sự dốt nát của cái gọi là “ngành giáo dục” do nhà nước cấp phát.
Nhờ hấp thụ được dạy dỗ ngu dốt nên nên một học sinh lớp 9 trung học phổ thông ở Huế đã viết một bài luận văn về Thúy Kiều như sau: “Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”
Một câu chuyện không thể tưởng tượng khác về văn chương đã được chính báo chí trong nước đăng là một cô giáo tên Hà Thu Thủy, giáo viên dạy văn lớp 7A10 đề ra- Cô này đã tốt nghiệp khoa Ngữ Văn đại học sư phạm, lại có bằng thạc sĩ. Thế nhưng khi cho học sinh viết luận văn về câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”, một học sinh đã viết “canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", cô giáo cho em này điểm cao. Vì vậy, nhiều học sinh đã tin rằng đây là món ăn đặc biệt của Hà Nội và đòi cha mẹ đem đi ăn món canh gà Thọ Xương. Sau khi bị chỉ trích trình độ văn chương quá thấp kém, cô này xin nghĩ dạy.
Những chuyện cười ra nước mắt về ngành giáo dục đã lên tột đỉnh cao trí tuệ khi xuất hiện một ông phó giáo sư tên Bùi Hiền, cựu hiệu trưởng phó trường đại hoạc sư phạm ngoại ngữ, vừa là cựu phó viện trưởng viện Nội Dung và Phương Pháp Dạy Học Phổ Thông đòi làm cách mạng sửa tiếng Việt. Tiếng Việt ông đề nghị khi đọc lên như tiếng con bò kêu hay loại vượn khọt khẹt và nghe như chú ba Tàu rao hang!
Xuất hiện cùng thời với ông có nhà ngu ngữ học dạy học sinh bằng cách nhìn vào hình vẽ “GS Hồ Ngọc Đại Tiếng Việt lớp 1 - “Công nghệ giáo dục” thay đổi cách đánh vần tiếng Việt theo những hình vuông, tròn. Một cô giáo đã dạy con nít nhìn vào ô hình, không cần chữ mà đọc vanh vách “"Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".
Những tên cán bộ bằng cấp bắt đầu bằng chữ “Phó” như phó tiến sĩ, phó giáo sư đã là một bằng cấp tối nghĩa, như Bùi Hiền, Hồ Ngọc Đại, Phan Thị Hồng Xuân với những đề nghị tối nghĩa, mà chư “ngu” không đủ diễn tả cho những nhân vật của xã hội ưu việt, “Cá Mè Một Lứa” vớì tổng bí thư “Lú” và thủ tướng Ma De In Việt Nam”
Thu NGa
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version