Bình Luận: Hoàng Sa Nỗi Đau Mất Mát

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Mặc cho các nước láng giềng và cả  thế giới phản đối về những hành động lấn lướt trên biển đông, Trung Cộng vẫn tiếp tục ngang ngược, lớp thì tự  vẽ đường lưỡi bò trên biển, lớp vẽ đường luỡi bò trên không. Lưỡi bò trên không gọi là “Vùng Nhận Dạng” . Máy bay của nước nào đi vào khu vực này phải báo cho Trung Cộng biết. Nay lại ra lệnh cho tất cả tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đi đánh cá tại 2/3 diện tích Biển Đông!  Và tuyên bố lệnh mới này có hiệu lực ngay, bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2014. Tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, cá tôm bắt được sẽ bị tịch thu và lại còn bị phạt, có thể lên tới $82,600 dollars, chưa hết, còn bị truy tố theo luật của Trung Cộng.
Tuy lệnh này gọi là mới ban hành,  nhưng thực tế, từ lâu Trung Cộng đã đuổi bắt, đánh đập ngư dân Việt Nam rất thường xuyên. Nhiều tàu đánh cá Việt Nam  bị bắn chìm. Chỉ mới đầu năm 2014, đã có 2 một Tàu đánh cá Việt bị tàu Trung Cộng tấn công,  khi cách đảo Phú Lâm chỉ khoảng 18 hải lý.  Mặc dù sợ hãi cho tính mạng, nhưng khi được hỏi có dám ra khơi nữa không, những người ngư dân khốn khổ trả lời “cũng phải cố gắng vì cuộc sống và vì biển đảo là quê hương đất Việt”. 
Nhà  nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa có phản ứng nào cả trước cái lệnh mới này của Trung Cộng, cũng như trước đây lãnh đạo CS Việt Nam không dám chỉ đích danh là tàu Trung Cộng gây hấn mà chỉ nói là “tàu lạ”. Hải phận Việt Nam rõ rang đang bỏ ngỏ và ngư dân Việt tiếp tục làm mồi cho giặc Tàu bắn giết mà đảng Cộng Sản Việt Nam là người cùng chung huyết thống không hề có một chút xót thương.
Trong khi đó,  một người Pháp quốc tịch Việt Nam, lấy tên là Hồ Cương Quyết , ông đã tham gia nhiều cuộc biểu tình cùng với dân Việt chống tàu Cộng xâm lấn biển. Ông đã bỏ ra nhiều năm đi tìm hiểu, thăm viếng ngư dân tại đảo Lý Sơn và đã thực hiện được cuốn phim “Hoàng Sa, nỗi đau mất mát”. Trong đó có những đoạn nói về những nỗi đau đớn, khốn cùng của ngư dân Việt Nam chỉ biết có một nghề đi biển, nói về những ngôi mộ gió, của những bà vợ góa, không biết thân xác người chồng trôi giạt về đâu.  Ông đã đem cuốn phim  đi du hành qua Âu Châu, để quyên tiền, rồi trở  Lý Sơn để giúp đỡ cho những  gia đình ngư dân bị Trung Cộng hãm hại. Điều phi lý là nhà cầm quyền  lại cấm chiếu  phim “Hoàng Sa nỗi đau mất mát” tại Việt Nam và còn chỉ thị cho đám Việt gian tại Paris phá phách không cho chiếu cuốn phim này.
Nỗi đau mất mát của Hoàng Sa kể từ khi Trung Cộng đã dùng vũ lực để chiếm từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ngày 19 tháng 1, 1974. Cuộc hải chiến bi hùng tráng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa là một chứng tích hùng hồn của lịch sử, Hoàng Sa là của Việt Nam.  74 chiến sĩ oai hung, dũng cảm của Hải quân VNCH  , bậc chỉ huy là cố Trung tá Ngụy Văn Thà đã hy sinh cho tổ quốc đại dương. Thế mà  Lê Đức Thọ và ban tuyên giáo trung ương đảng đã nói rằng “ hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ”!
Đầu năm nay thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, sau khi họa lên chiếc bánh vẽ dân chủ lại tuyên bố có kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa và sự kiện chiến tranh biên giới, tháng 2 năm 1979, Trung Cộng xua quân tàn sát dân Việt mà họ gọi là “Dạy cho Việt Nam một bài học” . Ai cũng đã biết bản chất gian dối, lừa lọc của Cộng Sản nên  không khỏi nghi ngờ: phải chăng Nguyễn Tấn Dũng chỉ muốn lấy lại uy tín đã mất trong nhiều vụ tham nhũng, hối lộ, đàn áp nhân quyền?
Nếu thật tâm muốn thi hành dân chủ, Nguyễn Tấn Dũng hãy  ra lệnh cho thuộc hạ ngừng ngay việc đàn áp người biểu tình ôn hoà chống Trung Cộng xâm lăng, hãy trừng trị tức khắc những tên công an cảnh sát đánh đập   dân oan biểu tình đòi lại đất đai nhà cửa bị nhà nước cướp; Và nếu có buổi lễ tưởng niệm Hoàng Sa, trước tiên phải  có một biện pháp thích hợp   để bảo vệ ngư dân Việt Nam, đồng thời hãy cho quảng bá sâu rộng cuốn phim “Hoàng Sa và nỗi đau mất mát”,  Và hỏi Nguyễn Tấn Dũng  có đủ bản lãnh cho đập phá nhũng tấm bia mộ dọc theo biên giới Trung Việt “Đời đời nhớ on Trung Quốc” hay không?
Hãy nhớ câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu muôn đời vẫn đúng “đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm
Thu Nga