Bình Luận: Hai Tấm Ảnh Hai Cuộc Đời

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Ở bất cứ nơi nào có chiến tranh thì việc thất học, đói nghèo, bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần là điều tất yếu sẽ xảy ra- đó là những điều mà trẻ em Syria hiện đang gánh chịu. Nơi đó, đối với trẻ em, trường học chỉ là một ‘hoài niệm’ hay một giấc mơ. Và cái chết cũng rình rập các em bé tị nạn thường trực. Các tổ chức nhân quyền Syria cho biết, cuộc nội chiến tại Syria đã giết chết hang trăm ngàn trẻ em suốt nhiều năm qua. Trong đó có cả hang ngàn trẻ em bị hành quyết hoặc bị giết bởi tay súng bắn tỉa, ngay cả trẻ sơ sinh, tệ hại hơn nữa là trẻ em còn bị tra tấn trước khi bị giết.
 
Và trên bước đường tị nạn sang Âu Châu, trẻ em cũng là những nạn nhân tội nghiệp nhất. Vừa rồi, hình ảnh và câu chuyện thương tâm về cậu bé 'nằm ngủ' trên bờ biển đã làm chấn động lương tâm thế giới. Đó là em bé Aylan Kurdi, mới ba tuổi. Kurdi là một trong số những người Syria đã chết đuối khi chiếc thuyền chở họ từ bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos của Hy Lạp cách đó mấy hải lý. Tấm ảnh về cậu bé mặc áo đỏ nằm úp mặt xuống bãi biển Bodrum như đang ngủ đã khiến Châu Âu bị sốc. Một số người hy vọng rằng bức ảnh trên có thể là bước ngoặt trong cuộc tranh luận về những giải pháp cho cuộc khủng hoảng người di cư chạy đến châu Âu.
 
Hình ảnh này cũng làm khơi dậy nổi oan khiên của thuyền nhân Việt Nam. Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam hang triệu người đã bỏ nước ra đi, trong số đó có hang vạn người đã bỏ mình trên biển cả, làm mồi cho sóng dữ, cho cá mập, cho hải tặc….Có rất nhiều nước đã dang tay đón nhận người tị nạn, nhưng khi làm sóng của người dân ùn ùn kéo nhau thoát ly thiên đường xã hội chủ nghĩa thì đã có nhiều Quốc Gia quay mặt lại với thuyền nhân, có những nước đã kéo những chiếc thuyền tị nạn mong manh ra lại biển cả, mặc cho sóng gió dập vùi, biết bao nhiêu xác thuyền nhân kể cả con nít đã trôi dạt tới những bến bờ xa lạ mà không có hình ảnh nào ghi nhận.
 
Lại có người cho rằng bức hình em bé 3 tuổi nằm chết như mơ trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bức hình “Em Bé Napalm”-Kim Phúc đã đánh thức lương tâm thế giới. Sự thật, hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Em bé Kurd là biểu tượng hy sinh cho những người tị nạn sau em được thế giới cứu giúp, là hy vọng cho những người tị nạn có được cuộc sống tự do, tốt đẹp hơn. Trong khi bức ảnh “Em bé Napalm” là một trong những tấm ảnh phản chiến đã là một trong những nguyên nhân đưa đến kết thúc cuộc chiến Việt Nam, nhưng sự kết thúc không đem đến cho người dân một sự ấm no, mà lại đem đến cho toàn cõi Việt Nam một màu đỏ của máu và nước mắt-mà chính “Em Bé Napalm” cũng còn phải “né” chế độ - mà cô ta đã góp công cưỡng chiếm miền nam. Cô ta đang sống tự do, yên ổn tại Canada là bạn láng giềng “Đế Quốc Mỹ”, xứ sở mà cô hang hái chống đối bằng cách dùng tấm hình mà cô và tác giả rất lấy làm hãnh diện- dùng làm công cụ tuyên truyền cho Việt Cộng. Thế giới không nhận ra rằng, nếu Việt Cộng tôn trọng hiệp định Geneve, không lén lút xâm nhập đánh phá miền Nam thì Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đâu phải dung bom Napalm của Mỹ thả xuống Trảng Bom và 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ cũng đâu phải hy sinh giúp đồng minh?! Và tại sao “Em Bé Napalm” Kim Phúc lại không chạy về hướng Việt Cộng đang núp trong làng cầu cứu mà lại chạy về hướng Việt Nam Cộng Hòa? Thế thì còn những bức ảnh  thương tâm của con nít, trẻ sơ sinh bị banh xác trên đại lộ kinh hoàng do đạn pháo kích, sung cối của Việt Cộng sao không được ghi nhận?! Và hình ảnh học sinh Cai Lậy chết thảm vì pháo kích sao thế giới làm ngơ?! Kim Phúc quả là một trẻ em nạn nhân của chiến tranh, nhưng nguyên nhân gây ra chiến tranh là Việt Cộng từ phương bắc!  Tại sao khi Việt Cộng tới “giải phóng” nơi nào thì dân lại bỏ nơi đó chạy?!QLVNCH và đồng minh Hoa Kỳ chỉ làm công việc bảo vệ cho miền Nam! Cũng như khi thấy những bức hình đói khổ của dân, của con nít sau 40 năm, thì phải hiểu thấu đáo nguyên nhân là do sự cai trị vô luân của đảng Cộng Sản!
 
Sự thật và nguyên nhân của bức hình “Em Bé Napalm” đã bị che đậy, bưng bít, nó giúp mang lại kết quả bi thảm cho đất nước Việt Nam,  trẻ em thất học, nghèo đói trong một đất nước bang hoại  . Hai bức hình chỉ giống nhau ở một điểm: Em bé Syria là một là một vết nhơ cho nhân quyền, nhân đạo trên thế giới, thì bức ảnh “Em Bé Napalm” là một ghi nhận vết nhơ của sự xâm lăng miền Bắc. Những bức hình, bức tượng  của em bé Syria nên phổ biến khắp nơi với biểu tượng đi tìm tự do, nhưng hình “Em Bé Nepalm” Việt Nam hãy nên chôn đi vì là biểu tượng giúp Việt Nam đi tìm địa ngục!
 
Thu Nga