Bình luận: Giá Mà Biết Lúc Nào Quỳ

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTuần qua trên báo chí đăng lại tấm hình Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt quỳ gối trước tượng Khởi nghĩa Ghetto Do Thái ở Warsaw ngày 7/12/1970:. Đài Deutche Welle gọi động tác quỳ gốc, hối lỗi vì các tội ác của quân Đức, là biểu tượng lớn của Âu Châu Tượng đài nơi ông Willy Brandt quỳ xuống, là nơi đánh dấu cuộc thảm sát của phát-xít Đức với người Do Thái Ba Lan năm 1943. Ông Brandt ghi lại trong hồi ký:“Đối mặt với vực thẳm của lịch sử Đức và gánh nặng linh hồn của hàng triệu người bị sát hại, tôi làm một hành động, không lời nói nào của con người chúng ta có thể thốt ra được.” Phát-xít Đức giết trên 5 triệu công dân Ba Lan, trong đó có 3 triệu người Do Thái Chính sách hòa giải và chịu mất lãnh thổ phía Đông của ông Willy Brandt, đã bị cánh hữu Đức phản đối, coi ông là 'kẻ phản bội'. Thế nhưng nay nhìn lại, các đánh giá chung cho là động tác quỳ gối 50 năm, trước Warsaw Genuflection, và việc ký kết với Ba Lan đã mở đường cho nước Đức thống nhất trong hòa bình năm 1990. Willy Brandt giữ cương vị thủ tướng từ 1969 tới 1974. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1971 Theo nhà phân tích chính trị, Rhoda Howard-Hassmann, đại học Wilfrid Laurier, thì cho rằng động tác của ông Willy Brandt mang tính biểu tượng cao cả và nó mở đầu cho nhiều động tác xin lỗi, hối lỗi sau đó. Ví dụ lời xin lỗi năm 1988 của TT Ronald Reagan, gửi tới người Mỹ gốc Nhật, bị tạm giam hồi Thế Chiến II. Năm 2009, chính phủ Anh xin lỗi nhà toán học đã quá cố Alan Turing, người bị trừng phạt, vì là người đồng tính. Năm 2011, Nữ hoàng Elizabeth II xin lỗi các nạn nhân của đế quốc Anh tại đảo Ireland. Tuy thế, bà Howard-Hassmann cũng nói trong 15 năm qua, xin lỗi trở thành cái mốt, khiến một số người coi đó là hành động buồn cười- lúc ấy bà này đâu biết rằng, có một cuộc quỳ gối biểu tượng của lời xin lỗi, vô tiền khoáng hậu vào năm 2020, tại Mỹ, mà thực tế nó không phải chỉ buồn cười mà phải là buồn nôn mới đúng. Đó là viẹc các nghị sĩ Dân chủ Mỹ quỳ gối mặc niệm,để tưởng niệm và hối lỗi, sau gần hai tuần biểu tình về vụ George Floyd, là một tên tội phạm da đen, từng phải ngồi tù 5 năm với nhiều tội danh: tấn công và cướp, tàng trữ vũ khí và ma túy. Nhưng không may, khi bị cảnh sát được gọi , vì anh ta xài bạc giả, trong một tiệp tạp hóa, viên cảnh sát da trắng, Chauvin, phải khống chế, đè lên cổ, không may anh ta bị ngạt thở chết. Ông Chauvin bị bắt bỏ tù. Thế rồi phong trào Black Lives Matter, Antifa nổi dậy cho rằng phải đòi công lý cho George Floyd, họ đốt phá ty cảnh sát, đốt building,xông vào đập phá các cửa tiệm lớn để hôi của, giết người, rồi tiến lên mức đập phá tài sản quốc gia, kéo nhiều bức tượng đã có hàng trăm năm, phá cả nghĩa trang, đốt nhà thờ… Đám bạo loạn đảng Dân Chủ ủng hộ, bao che. ứng cử viên phó tổng thống, Kamala Harris còn gây quỹ để bail out những kẻ tội phạm. Đám tang của George Floyd đã diễn ra như một quốc tang, có đầy đủ những tai to mặt lớn của đảng Dân Chủ, và cựu tổng thống Obama còn nhỏ nước mắt khóc cho Floyd, cứ như tên này đã tử vì đạo. Biết được bao che, đám Black Lives Matter thừa thắng xông lên, mỗi lần có biểu tình, họ bắt cảnh sát quỳ xuống. Nhiều hình ảnh cho thấy cảnh sát quỳ gối, nhưng những cảnh đó là họ quỳ để cầu nguyện cho nước Mỹ sớm bình an, chứ không phải quỳ xin lỗi, như những tờ báo thiên tả loan tin. Còn ứng cử viên tổng thống Joe Biden nhân cơ hội, để xin phiếu, ông ta hay quỳ xuống trước những người da đen khi đi ra ngoài vận động tranh cử, và tuyên bố “nếu anh không bầu cho tôi thì anh không phải là người da đen”. Quỳ gối cũng có dăm bảy kiểu quỳ , hình ảnh quỳ gối của thủ tướng Đức Willy Brandt, có danh iệu “Thủ Tướng Của Trái Tim”, được đánh giá là tấm hình biểu tượng lớn của Âu Châu- trong khi tấm hình quỳ gối của Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi, của Joe Biden, và những người lãnh đạo đảng Dân Chủ là biểu tượng một sự ô nhục của nước Mỹ! Giá mà họ biết quỳ gối trước những vị cảnh sát đã bị bỏ mình trong nhiệm vụ bảo vệ người dân mà bị bắn sẻ, bị ám sát thì nước Mỹ đâu có biến loạn như ngày hôm nay!
Thu Nga