Bình luận: Cũng Sợ Hãi Không Kém
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 07/30/2021 - 11:56.
Printer-friendly version
Làm con người, ai cũng có lúc đối diện với sự sợ hãi. Những điều sợ hãi có thể chỉ xảy ra cho tâm lý cũng có thể xảy ra cho thể xác.
Hiện thời dân Việt Nam đang đối phó cả hai: thể xác và tâm thần. sự ngu dốt trong vấn đề giải quyết đại dịch covid-19 của nhà càm quyền đã tạo nên một thảm trạng cho người dân. Họ không được ra khỏi nhà, chỉ được đi mua thức ăn, nếu bị bắt khòng có đủ lý do, vừa bị phạt tiền vừa bi giam vào tù. mà không biết nhà cầm quyền liệt kê món nào là thứ cần thiết, món nào không, theo định nghĩa của nhà cầm quyền ví dụ “bánh mì không phải là thực phẩm”, “băng vệ sinh phụ nữ không phải món đồ cần thiết” v...v...
Sự sợ hãi của dân đã lên tột độ, khi nghĩ tới tương lai mù mịt không có thức ăn, bị cô lập trong nhà, có nhiều gia đình, nhiều người sống trong một không gian chật chội, không có bếp nấu ăn, nhà vệ sinh sử dụng chung. Trong hoàn cảnh chật chội ,cộng thêm nhiệt độ nóng như thiêu giữa hè lúc này, cả nhà ngồi bó gối suốt hai tuần liền”, thì chịu đời sao thấu!
Trước đây, nhà cầm quyền họ tự hào “chống dịch như chống giặc”, và chê bai “Số người Mỹ chết vì dịch còn cao hơn con số lính Mỹ thiệt hại ở Việt Nam”. Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc nói ‘Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam’.”
Thế nhưng bây giờ họ không còn có thể khua môi múa mỏ được nữa, vì VN lại rơi vào tình cảnh không lối thoát- dịch bệnh bùng phát dữ dội, nhà cầm quyền không thấy có kế hoạch nào giúp dân- trong khi Mỹ và các khác đã gởi vaccines covid-19 cho Việt Nam, nhưng chẳng biết nhà cầm quyền phân phối ra sao, mà người dân, thì bị nhà cầm quyền kêu gọi đóng tiền cho quỹ vaccines, và cô lập người dân trong nhà. Ai cũng lo sợ chưa chết vì dịch thì cũng chết vì đói.
Không muốn đói thì phải tự tìm lối thoát, nên người dân tìm các tự tản cư tản cư ra khỏi thành phố. Họ hoảng loạn trong lo sợ. Nhiều người chạy đến nỗi lại ví von “Đại lộ kinh hoàng 2021: Sài Gòn dân ùa chạy về quê tránh dịch Covid Delta”.
Người dân từ nhiều địa phương đã tìm mọi cách, từ đi bộ, đạp xe đến đi xe máy, rời Sài Gòn để tránh dịch. Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đấy.
Lại có người khởi hành đạp xe từ huyện Trảng Bom ở tỉnh Đồng Nai hướng về quê nhà Nghệ An. Hoặc người lao động đã từ Bình Định đi bộ hướng về quê là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng đói khát. Nhiều người đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tỉnh nhà không tiếp nhận, mà Sài Gòn cũng chặn đường trở lại.
Trong khi dân chạy dịch tán loạn, còn hơn chạy giặc, lớp ở nhà đang chết đói, thì mấy tên chóp bu vẫn chức bầu cử, và thật khôi hài, mỗi tên đạt được số phiếu gần 100%. Một mặt tiếp tục đàn áp dân mạnh bạo hơn, có lẽ họ sợ dân khốn cùng quá làm liều, như Cuba chăng? Nhưng khỏi lo, vì Cuba cũng như Việt Cộng, họ đánh đập người biểu tình tàn bạo, gieo rắc sự sợ hãi! Thế là hết biểu tình!
Nhưng không phải sự sợ hãi chỉ có ở nước nghèo, mà nó cũng đang tràn ngập ở Mỹ, một đại cường quốc. Trước những lời cảnh cáo của chính phủ, hết dịch bệnh này, tới biến thể kia, làm do đời sống của người dân luôn ở trong sự sợ hãi. Lại còn lo sợ khi thấy tội ác gia tăng, đảng Dân Chủ lại đòi cắt giảm cảnh sát, nên người dân Mỹ đi mua súng tự bảo vệ an ninh cho mình và gia đình.
Dân thì như thế, còn nội các ông Biden rõ ràng họ cũng đang sợ hãi cho quyền lực của họ. Họ sợ sự trở lại của cựu TT Donald Trump. Họ quyết tâm truy cùng diệt tận ông cho tới khi nào ông không còn xuất hiện trên chính trường họ mới thôi. Chiến dịch cho điều tra lại vụ bạo loạn, mà họ cho là tệ nhất trong lịch sử nươc Mỹ ngày 6/1- là nỗ lực tiếp theo để đẩy ông ra khỏi chính trường trước năm 2024. Một mặt khác, họ sợ phiếu bầu sẽ thua Cộng Hòa trong tương lai, nên họ ủng hộ những Dân biểu hạ viện Texas chạy trốn qua Washington DC để ngăn dự luật liêm chính, nghiêm khắc do thống đốc Greg Abbott đưa ra, là phải kiểm tra ID cử tri.
Làm ngu dân nhiều việc lo sợ đã đành, mà có quyền lực quá thì sự sợ hãi cũng đâu có kém?!
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version