Bình luận: Còn Nơi Nào Kỳ Thị Hơn
Submitted by SaiGon1600AM on Thu, 12/04/2014 - 14:53.
Printer-friendly version
Rạng sáng 25 tháng 11, nhiều thành phố lớn ở khắp nước Mỹ chìm trong hỗn loạn khi hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình phản đối quyết định của đại bồi thẩm đoàn ở Ferguson, tiểu bang Missouri, không truy tố cảnh sát viên Darren Wilson, người đã bắn chết thiếu niên da đen không vũ khí vào tháng 8. Và ngày 3 tháng 12, bồi thẩm đoàn tại New York, cũng đã ra quyết định không truy tố cảnh sát da trắng đã giết Eric Garner, một người da đen không vũ khí, bằng cách khóa cổ, hồi tháng 7. Sau khi quyết định được công bố, nhiều người tại New York đã xuống đường biểu tình phản đối, đồng thời với vụ cảnh sát bắn chết em trai 12 tuổi tháng 11 vừa qua, vì em này cầm một khẩu súng đồ chơi mà cảnh sát tưởng là khẩu sung thật.
Các sụ việc trên đã dẫn đến một cuộc tranh cãi về các mối quan hệ chủng tộc và quyền lực của cảnh sát tại nước Mỹ. Tổng thống Obama nói: trong một nước coi trọng nguyên tắc bình đẳng theo luật pháp, không thể nào chấp nhận được sự kiện là vẫn còn có nhiều người da màu cảm thấy bị đối xử không công bằng. Việc này cho thấy Hoa Kỳ dù đã trải qua thời kỳ nô lệ và kỳ thị rất lâu, và mặc dầu đã có một vị tổng thống da đen, nhưng trong thâm tâm của sắc dân da màu vẫn còn bị ám ảnh bởi nạn kỳ thị chủng tộc
Hôm 1/12, Toà Bạch Ốc cho biết sẽ chi 263 triệu USD trong quỹ liên bang mới vào việc đào tạo và trang bị "body camera" cho các cảnh sát. Trong số tiền này, sẽ có 75 triệu dollars được trích ra để mua 50.000 camera cho nhân viên công lực. Một số tiền sẽ chi vào việc đào tạo cảnh sát sử dụng các loại vũ khí bán quân sự như súng trường tấn công và xe bọc thép. Phần quỹ còn lại sẽ để hỗ trợ các chương trình nhằm xây dựng niềm tin giữa các cơ quan cảnh sát địa phương dân chúng. Điều cuối cùng cho thấy công việc dựng lại niềm tin cho dân chúng là điều ưu tiên hàng đầu của các xứ tự do, dân chủ nhân quyền.
Tiến trình xét xử tại Mỹ rất công bình, phân minh để không ai bị hàm oan. Trong khi ở Việt Nam, một xứ sở bị đảng Cộng Sản cai trị thì cảnh sát là công cụ của đàng, nên thay vì bảo vệ dân, họ lại theo chỉ thị của đảng đánh đập, đàn áp dân thẳng tay, đã có nhiều trường hợp, dân bị đánh đến chết ngay trên đường phố hay tại đồn công an. Điển hình là việc công an đạp vào mặt ngưòi dân biểu tình chống Trung Cộng Xâm lăng rồi quăng nạn nhân lên xe bus như quăng một con vật, hay việc cảnh sát núp ở trong những góc phố để đòi hối lộ những xe cộ chạy qua. Hoặc việc công an rượt bắt và đánh ngưòi lái xe bằng dùi cui một cách dã man vì không đội mũ an toàn rất nhiều, và có trường hợp đã đưa đến cái chết như trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng. Điều đáng nói là hình ảnh những cảnh thô bạo, dã man của ngành công an, cảnh sát đã được đưa lên khắp trang mạng mà nhà cầm quyền vẫn làm ngơ và bao che theo chiến thuật “đập chuột sợ võ bình” vì chuột và bình đều là nhà cầm quyền.
Chứng cớ rõ rang là mới đây, cục phó Cục Cảnh Sát Giao Thông Cộng Sản là đại tá Trần Sơn Hà, trong thơ gởi tới ty cảnh sát giao thông các tỉnh, có đoạn ông nói là phải cấm dân thu hình cảnh sát giao thông nếu không được cho phép vì sợ làm mất uy tín của ngành này. Một người nữa trong nhóm luật sư là ông Phạm Vĩnh Thái lại nói rằng việc thu hình cảnh sát giao thông mà không có sự đồng ý là xâm phạm quyền cá nhân”. Thế nhưng ai cũng thấy rõ: ghi hình sai trái của cảnh sát là một chuyện còn việc nhà chức trách có chấp nhận chứng cớ đó không thì đó là chuyện khác.
Trong khi tại Mỹ tất cả những bằng chứng nhất là video của người dân quay đều được dùng tại toà án. Và sau những sự việc trên, sát nước Mỹ được đòi hỏi phải mang camera trên mình để chứng minh đang thi hành công vụ một cách phân minh để làm vừa lòng dân chúng, mặc dù chi phí của chương trình này có thể lên đến cả triệu; nhưng dân là trên hết, nhất là dân đang không được hài lòng vì cho rằng đã bị kỳ thị vì màu da chủng tộc. Tổng Thống Obama đã lên tiếng cho rằng công dân da đen bị đối xử không công bằng
Ở Mỹ chỉ có sự kỳ thị về màu da, nhưng ở Việt Nam thì tuy chỉ có một màu da duy nhất, da vàng thế nhưng sự kỳ thị thì có rất nhiều loại do Cộng Sản, đảng tự xưng là kẻ thắng cuộc mang đến cho ngay dân chúng của họ. Việc kỳ thị đầu tiên là trả thù quân dân cán chính miền nam trong các nhà tù khắc nghiệt từ Nam tới Bắc. Kỳ thị và hành hạ cả gia đình của những người sa cơ, thất thế. Kỳ thị giữa kẻ lãnh đạo bán nước và người dân yêu nước. Từ cổ chí kim, hễ một chế độ nào mà đi ngược lòng dân thì sẽ bị đào thải, không chóng thì chầy.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version