Bình Luận: Còn Đâu Mầm Non

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
30 tháng 4 là một  vết thương không bao giờ lành của dân Việt,  tuy bề mặt như  đã liền da, nhưng thực tế bên dưới vẫn còn mưng mủ, mà mỗi lần tháng tư đen trở về là vết thương lại bị khơi  dậy, đau và nhức nhối hơn bao giờ hết.
Cuộc xâm lăng cưỡng chiếm  miền Nam mà Việt Cộng gọi là “giải phóng” để đưa miền nam cùng tiến lên xã hội chủ nghĩa như miền bắc, kết quả là toàn đất nước cùng nối vòng tay lớn, cùng băng hoại dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Băng hoại từ luân lý, đạo đức, kinh tế. Xã hội Việt Nam hiện thời như kim đồng hồ chạy ngược, đưa người dân lùi lại vài thế kỷ .
Dân chúng bây giờ tuy phần đông khỏi phải ăn khoai mì, bo bo trừ cơm,  mua một thước vài, một cuộn chỉ cũng phải xếp hàng như những năm đầu khi Cộng Sản mới chiếm miền Nam,  nhưng đời sống cơ cực, bị đàn áp kiểu mạnh được, yếu thua vẫn  tiếp diễn. Với chính sách bóc lột, cướp của một cách trắng trợn dân chúng trở thành tay trắng, không khác gì thời Cải Cách Ruộng Đất. Dân trí thức yêu nước không thể dùng ngòi bút hay cất tiếng nói đòi dân chủ tự do, thì cũng không hơn gì gì thời Nhân Văn Giai Phẩm.   
Quyền tự do tối thiểu của con người cũng bị tước đọat, không phải chỉ áp dụng cho người lớn mà cho cả trẻ em. Như học sinh ở trường trung học Phổ Thông Nguyễn Văn Linh, quận 8,  Sài Gòn. Muốn đi vệ sinh phải viết đơn. Đơn xin đi vệ sinh có mẫu đàng hoàng như những đơn khác. Nội dung của đơn viết rõ tên họ, xin đi vệ sinh bao lâu,  và đơn này phải được giao cho trưởng lớp, rồi trưởng lớp giao cho cô giáo.  Khi nhận được đơn,  cô giáo  phải cứu xét để xem có hợp lệ hay không mới  chấp thuận. Có những em chờ đơn cứu xét lâu quá, không chịu đựng nổi nữa.
Cô thầy giáo còn có nhiều trò ngoạn mục khác, ngoài việc  tọng thức ăn vào miệng các em mẫu giáo, bóp mũi để nuốt, , đánh, tát tai  học sinh một cách tùy tiện họ còn thản nhiên dùng kéo xởn tóc của học sinh như hành động của một cai ngục, ngay trong lớp, vì cho là tóc của em này nhìn không được đẹp mắt. Các em học sinh ở trường Nguyễn Văn Linh đã nghĩ học phản đối. Hiệu trưởng và hiệu phó  ép buộc một học sinh phải nhận tội là xách động bạn bè làm việc này. Em học sinh từ chối nhận tội, bị cô giáo hăm   “sẽ báo cáo với công an, sẽ  không cho thi tốt nghiệp và dọa “sẽ theo dõi suốt cả cuộc đời để xem em có sống được không”.  Gia đình em học sinh làm đơn kiện bà hiệu phó về tội “khủng bố, đe dọa, và xúc phạm nhân phẩm đói với con họ. Nhà trường trước đó thì chối, bảo không biết nhưng sau tìm cách bao che với lý luận mơ hồ và cũng không có một lời xin lỗi.
Những việc làm quái dị như học sinh phải điền đơn xin đi vệ sinh có mẫu lại khiến cho những tù nhân Cộng Sản sau năm 75 không khỏi nhớ lại tình trạng bị  đối xử  ngược ngạo như thế khi là tù nhân CS, khi phải ngồi trong các lớp tẩy não, muốn đi vệ sinh phải giơ tay xin phép.  Hay những bản án mà Cộng Sản tra tấn ép tù nhân ký  nhận tội. Và như thế,  việc chà đạp nhân phẩm con người ngày càng tồi tệ hơn.
Mới đây một nữ  em học sinh đã bị nhân viên trong một siêu thị ở tỉnh Gia Lai bắt  đeo tấm bảng “tôi là ăn trộm” trước ngực, và đứng dang hai tay ở siêu thị, vì em học sinh này đã ăn cắp 2 cuốn sách. Tuy tội ăn cắp ở xứ nào cũng bị phạt, nhưng hình phạt phải do toà án quyết định và là tội danh nhẹ chứ không phải tội “trộm cắp tài sản” và tại các xứ tự do, tên của các em tội phạm vị thành niên cũng không bị công bố.  Thế mà siêu thị này lại tự ý xử phạt em học sinh một cách trái phép với một hành động làm nhục và chà đạp  nhân phẩm như đối với một côn đồ.
Con người là một sinh vật có thể thay đổi dễ dàng để thích hơp  với nếp sống chung quanh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, dưới thể chế tự do, dân chủ như miền Nam Việt Nam trước đây, người dân được no cơm, ấm áo, nhân quyên, đạo đức có cơ hội phát triển, cho tới khi Cộng Sản nhuộm đỏ, đời sống khó khăn, lại bị áp bức, trù dập, nên con người trở nên khô khan, vô cảm. Kẻ lãnh đạo tham nhũng tàn ác, công an, cảnh sát tha hồ vơ vét hối lộ, đánh đập bỏ tù dân và người dân bị ảnh hưởng , trộm cướp, thú tính nảy nở, sự  ác hiện diện khắp nơi.
30 tháng 4, ôn lại lịch sử và thương thay cho tuổi trẻ Việt Nam, những mầm non bị còi cọt trong một cánh đồng thiếu nguồn nước và ánh sáng nhân quyền, tự do. Chế độ Cộng Sản đã làm gãy đổ rường cột của đất nước.
Thu Nga