Bình luận: Con Đường Xâm Lược

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionQuốc hội Cộng Sản Việt Nam hôm 19/2 đã thông qua kế hoạch xây dựng con đường sắt trị giá hơn 8 tỷ Mỹ Kim từ thành phố hải cảng lớn nhất của miền Bắc đến biên giới với Trung Cộng. Đây coi như là dự án vĩ đại gọi là “thúc đẩy liên kết giữa hai quốc gia láng giềng cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền. Đường sắt này theo dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2030, nó sẽ chạy qua một số trung tâm sản xuất chính của Việt Nam với các công ty lớn toàn cầu, mà phần đông trong số đó phụ thuộc vào nguồn linh kiện từ Trung Cộng. Kế hoạch này được thông qua chỉ hơn một năm sau khi Việt Cộng và Tàu Cộng cam kết trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, rằng: hai bên anh em sẽ tăng cường ngoại giao trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Hà Nội. Có nghĩa Việt Nam nằm trong kế hoạch “Một vành đai, Một Con Đường” Một vành đai, Một con đường là dự án vĩ đại, bao gồm mạng lưới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn dầu, khí đốt, hệ thống biển ..Trung Cộng giải thích đây là một sáng kiến phục vụ thương mại và phát triển, với mục đích chiến lược của nó là cải thiện quan hệ của Trung Cộng với các nước láng giềng châu Á. Theo nhiều nhà nhận định về “Con Đường Tơ Lụa “ của Tàu Cộng là âm mưu thâm hiểm để mở rộng ảnh hưởng của đồng tiền Trung cộng trong sự giao dịch và đầu tư với các nước châu Á. Sâu xa hơn là mục tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế với các nước đối tác. Đồng thời dùng quyền lợi kinh tế mua chuộc các nước để hợp thức hóa sự xuất hiện của Trung Cộng như là một cường quốc biển, trong đó có cả việc hợp thức hóa hành vi chiếm đóng của Trung Công ngoài Biển Đông. Và cuối cùng là mục tiêu đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Điều quan trọng nữa là Trung Quốc đã giành được ảnh hưởng lớn hơn với tư cách là một chủ nợ trong khu vực, với một số quốc đảo nhỏ và các quốc gia không giáp biển đang phát triển. Khoản nợ của Trung Quốc tăng mạnh, trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường . Trong số các quốc gia mà Trung Quốc là chủ nợ có Campuchia, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Pakistan, Samoa, Tajikistan, Tonga và Va/nu/a/tu. Dự án tuyến đường sắt nối Trung Quốc với các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam có thể sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho cả Việt Nam và Trung Cộng, nhưng đồng thời sẽ khiến Hà Nội rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh nếu khoản vay quá lớn, Kế hoạch “Một Vành Đai Một Con đường Tơ Lụa” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường, đã được sư đồng ý chung trong các cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào cuối tháng 8/2024, cũng như tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Hà Nội vào giữa tháng 10/2024. Việt Nam dầu có thấy rõ sự bành trướng thế lực cả quân sự lẫn kinh tế của Tàu Cộng nhưng vẫn cúi đầu không dám hó hé vì đảng trưởng Hô Chí Minh đã chấp thuận “Núi liền núi, sông liền sông” với Tàu rồi và với chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình người ta thấy, trẻ em Việt Nam dùng lá cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao để vẫy chào ông. Liệu có phải là một cách thừa nhận Trung Cộng vừa có thêm một dân tộc mới gia nhập? Và nếu đúng, đó là dân tộc nào? Quốc kỳ chính thức của Tàu Cộngchỉ có 5 ngôi sao, gồm 1 ngôi sao lớn và 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 5 sắc tộc chính ở Trung Quốc là Hán, Mãn, Hồi, Mông, và Tạng. Vậy ngôi sao thứ 6 có phải là Việt Nam chăng? Cách đây không lâu, đài truyền hình nhà nước Việt Nam đã chiếu hình ảnh lá cờ Trung Cộng có 6 ngôi sao khi đưa tin về chuyến thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh, trùng hợp với những tin trong dư luận từ nhiều năm trước, rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Cộng đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Tàu Cộng. Rõ ràng cái gọi là “Con Đường Tơ Lụa”hay còn gọi “Một Vành Đai Một Con Đường của Tàu Cộng thực chất là “Một Con Đường Xâm Lược”
Thu Nga.