Bình Luận: Cái Giá Phải Trả
Tuổi trẻ của dân tộc nào cũng là tinh hoa đồng thời là rường cột của đất nước. Đó là thành phần được ưu đãi nhất tuy nhiên giới này ở trong thời kỳ trong trắng, dễ ảnh hưởng bởi môi trường và sinh hoạt của cuộc sống chung quanh nên ngoài sự giáo dục của gia đình, sự giáo dục học đường là phương tiện chính để hướng dẫn và dạy dỗ các em trở nên người biết trọng lễ nghĩa, đạo đức và hữu dụng cho đất nước mai sau. Và không có hình ảnh nào đẹp và dễ thương bằng hình ảnh ngoan ngoãn thời áo trắng của nam, nữ sinh.
Thế nhưng ngày nay, toàn cõi đất nước bị nhuộm đỏ bởi Cộng Sản, hình ảnh ngoan hiền kính trọng thầy giáo, thương yêu, nhượng nhìn bạn bè đã biến mất, thay vào đó là cảnh thầy giáo và học trò đánh nhau, nữ hoc sinh rach mặt bạn, hoặc bắt ép bạn uống nước bùn, nam sinh cỡi trần đánh nữ sinh. Mới nhất là cả nam sinh lẫn nữ sinh đánh một nữ sinh trong lớp và liệng ghế tới tấp vào đầu nạn nhân, trong khi các học sinh khác đứng quay phim để đăng lên mạng xã hội…
Xem những clip và những tin tức này ai cũng phải lắc đầu ngao ngán và vô cùng tiếc nuối nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa. Một nền giáo dục Nhân bản, đạo đức, đầy tràn tình dân tộc, mà lại có tính cách cưỡng bách và miễn phí. Mặc dù nền giáo dục học đường của miền Nam chỉ kéo dài 20 năm, từ 1955 đến 1975, trong hoàn cảnh eo hẹp bởi chiến tranh do Cộng Sản miền Bắc mang lại, nhưng nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đã đào tạo được một lớp người có học vấn vững chắc về tất cả các môn:công dân giáo dục, đức dục, thể dục, địa lý, sử ký, văn chương, ngoại ngữ, nữ công gia chánh, văn phạm, chánh tả, ngữ vựng và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng đất nước.
Về chính sách cưỡng bách giáo dục hầu như được tất cả các nước trên thế giới áp dụng để mở mang dân trí, cho tài năng phát triển. Chỉ có những nước nghèo đói dưới chế độ Cộng Sản như Tàu và Việt Nam mới có chính sách ngu dân để cai trị. Ngay khi mới chiếm được miền nam chúng dùng ngay thủ đoạn trả thù, với tuổi thơ chúng cũng không tha. Con của quân nhân miền Nam không được tới trường, có cố gắng thoát qua bao nhiêu cửa ải khó khan, tới khi tốt nghiệp trung học, đại học cũng không tìm ra được việc làm vì có lý lịch “ngụy quân, ngụy quyền”. Nay thì trả thù con em nằm trong lai lịch chống lại nhà nước.
Mới đây, Nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh đuổi 155 em thiếu nhi Công Giáo, tuổi từ 4 cho đến 15, thuộc giáo xứ Đông Yên, tỉnh Hà Tỉnh, từ cấp mẫu giáo, Tiểu học và Trung học. Nhà trường giải thích vì “danh sách của các em đã chuyển đến chỗ tái định cư”. Lý do là chúng mới ăn cướp 840 căn nhà, gọi là “giải phóng mặt bằng” nhưng vì không đền bù đúng mức nên dân không chịu ký giấy. Giáo xứ này đã được xây dựng hơn 100 năm. Còn khu gọi là “tái định cư” lại không có những điều kiện tối thiểu như y tế, trường học, công ăn việc làm, nơi thờ phượng.
Mỉa mai là trong khi Hiến Pháp Việt Nam ghi rõ” Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân “. Và Bộ luật ngành giáo dục thì, nào là “lo cho mầm non của đất nước không phân biệt giàu nghèo, trai gái, tôn giáo v..v…”. Còn hiệu trưởng tuyên bố “Đây là lệnh của cấp trên nên bắt buộc nhà trường phải thi hành”.
Sau năm 1975, hệ thống giáo dục học đường tụt dốc thê thảm, ngay cả văn phạm, chánh tả cô thầy giáo cũng không có kiến thức căn bản, những môn có giá trị đạo đức không còn nên con em trở nên hư hỏng, độc ác, hoặc thụ động. Sách học tập cho mẫu giáo thì sai lạc. Đã có bốn tập sách dành cho các em mầm non, có in cờ Trung Cộng. Khi bị chất vấn, giám đốc Bùi Thị Hương nói “bản quyền sách của nước ngoài không được thay đổi điều gì hết” và nói thêm “Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Bà ta còn cho là “ nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề"!
Tuổi thơ Việt Nam hiện giờ nằm trong 3 loại: loại bị bị kỳ thị như 155 em học sinh của Giáo Xứ Đông Yên, loại giai cấp quá nghèo, không được đi học, số còn lại được nhà trường tẩy não, uốn nắn để chỉ biết yêu đảng Cộng Sản với những bài ca tuyên truyền nhồi sọ . Sau 40 năm gọi là “giải phóng”, thiêu nhi vẫn bắt lải nhải “Đêm qua em mơ thấy bác Hồ” và mầm non tin tưởng tuyệt đối khi hát bài “ Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, song liền song… Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông…” Cũng như trước kia nhồi sọ để con đấu tố mẹ cha, nhồi sọ cán binh thanh thiếu niên “sinh bắc tử nam” để họ lăn xả vào việc phải giải phóng miền Nam.
Kết quả của cái gọi là giải phóng đã thui chột cả vài thế hệ mầm mon như cố TT Reagand đã nhận xét: “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”
- Login to post comments
- Printer-friendly version